Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bằng Lăng

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BẰNG LĂNG

 

Cây bằng lăng có tên khoa học là Lagerstroemia, là cây thân gỗ lớn sống lâu năm. Cây bằng lăng có nhiều loài hoa mang màu sắc khác nhau như màu tím, đỏ, trắng, hồng…

Cây bằng lăng ưa sáng, sinh trưởng và phát triển nhanh, thích hợp trồng làm cây bóng mát, cây cảnh quan ở sân trường, cơ quan, công viên, khu du lịch…

Cây bằng lăng có nhiều loại như: bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz), bằng lăng nước hay bằng lăng tím (Lagerstroemia Speciosa), bằng lăng sẻ, bằng lăng lá xoăn.

 

cay bang lang (15)

 

Cách trồng cây bằng lăng:

Đất trồng phải có tầng đất mặt tơi xốp, dễ thoát nước, nếu đất có độ pH thấp, cần bón vôi thêm. Cây được trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5,6) và được trồng dặm trước tháng 9 hàng năm.

Mật độ trồng thích hợp từ 500 đến 834 cây/ha. Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m, hoặc cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m.

Sau khi trồng cần làm cỏ, xới đất kết hợp tủ gốc giữ ẩm cho cây 4-5 lần/năm. Trong 3 năm đầu khi cây chưa kép tán cần trồng thêm cây che bóng giữa các hàng để bảo vệ đất, nhằm tăng cường chất hữu cơ và giảm công làm cỏ.

 

cay bang lang bonsai (3)

 

Kỹ thuật nhân giống cây bằng lăng:

Xử lý hạt bằng nước ấm (40oC – 50oC), ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 10 – 12 giờ. Sau đó đợi hạt lép, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30oC – 40oC), đến khi hạt nứt nanh đem gieo vào khay cát hoặc túi bầu, cần lấp lớp đất dày 1cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ che bóng từ 60– 70%, sau vài ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm ra, tránh tổn hại cây con. Có thể gieo ươm ở các tháng thích hợp như tháng 2 – 3 dương lịch.

 

cay bang lang bonsai (2)

 

Kỹ thuật trồng cây bằng lăng:

Trước khi trồng cần tiến hành đào hố 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x 60cm. Tiến hành bón phân: phân chuồng hoai ( 5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày.

Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố.

Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố, đặt miếng bầy ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Tưới nước sau khi lấp xong đất. Lưu ý, nếu trồng bằng túi bầu nylon phải xé túi bầu trước khi trồng.

 

cay bang lang (13)

 

Cách chăm sóc cây bằng lăng:

Bằng lăng là loài cây mau lớn, dễ chăm sóc, thường xuyên nhổ cỏ quanh gốc cây. Định kỳ ta vun gốc và bón thêm phân hữu cơ hoai mục, hoặc NPK để cây xanh tốt và cho hoa đẹp.

Cây bằng lăng con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh được những sâu bệnh gây hại. Khi phát hiện nấm bệnh tưới dung dịch booc đo 1% hay COC 85 liều lượng 25gr / cho 1-2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá và phun định kỳ 1 lần/ tuần. Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Phòng bệnh thối cổ rễ cho cây bằng lăng con bằng dung dịch Boocđo 1% họăc thuốc Benlate (1g/1lít) phun đều trên mặt luống. Nếu bệnh xuất hiện pha nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 100 m2, tuần hai lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần.

 

cach trong va cham soc cay bang lang

 

Lượng phân bón trong 3 năm đầu như sau: phân chuồng 5-10kg, phân NPK 150g/gốc/năm. Các năm sau tăng dần lượng phân lên, nên bón phân vào lúc làm cỏ và vun gốc vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Luôn đảm bảo cho cây con đủ ấm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK: 30-30-30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần tưới lại nước lả, để không làm cháy lá cây.

 

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụngđịa điểm mua cây bằng lăng, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Sưu tầm và biên soạn.

Rate this post

Viết một bình luận