Cách chế biến cải thảo và loại cải nào thì không nên ăn
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh hiệu nghiệm từ rau cải thảo
Cải thảo không chỉ là loại rau quen thuộc được nhiều người ưa chuộng, mà nó còn có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Cùng Massageishealthy tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé.
Cải thảo là thứ rau theo mùa thường thấy nhất trên bàn ăn của mỗi gia đình, cải thảo có rất nhiều cách chế biến như: xào, trộn, hầm, cả cây cải thảo đều có thể thế biến thành thức ăn. Người xưa thường nói: Ăn cá sinh nóng, thịt sinh đờm, bắp cải, đậu phụ vẫn là lựa chọn an toàn nhất.
Giá trị dinh dưỡng của cải thảo
Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin A, B, C, E.
Cải thảo không chỉ là loại rau quen thuộc nó còn có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, làm nước canh cơ bản trong bữa ăn; cũng có thể nấu canh với jambông, gà, vịt, xương lợn.
Cũng có thể lấy lõi bắp cuộn lại ở phía trong màu trắng và mềm dùng ăn sống, dầm muối thành nguyên liệu chủ yếu của món nộm dùng ăn cơm, ăn cháo; hoặc trộn dầu giấm như rau xà lách. Cải thảo nấu lẩu hoặc xào ăn đều ngọt cả.
Cải thảo không chỉ là loại rau quen thuộc được nhiều người ưa chuộng, mà nó còn có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Cải thảo dùng chữa sốt
Bà bầu bị bệnh trường nhiệt, bệnh sốt rét và các bệnh có sốt lâu, thường thường khi sốt không muốn ăn uống, dùng Cải thảo nấu canh cho người bệnh ăn. Có thể tuỳ ý thêm giá đậu xanh hoặc giá đậu nành, cà, rau dừa, rau cần, nấu chung, canh ăn bổ lại hạ sốt.
Cải thảo lợi tiểu tiện
Bà bầu bị bệnh viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không bình thường, đau buốt; có thể dùng rau Cải thảo hoặc Rau cần hai vị nấu canh hoặc nấu chín lấy nước uống liền vài ngày.
Ngăn ngừa ung thư
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy họ cải như bông cải xanh, bông cải, bắp cải… có thể giúp ngăn ngừa các chứng ung thư buồng trứng, thận, tụy tạng nhờ vào chất glucosinolat, a xít sinapic, flavonoid, thành phần kháng ô xy hóa phenolic và carotenoid.
Cải thảo có ăn sống được không?
Có một số loại rau có thể ăn sống rất tốt, giúp phái huy hết những lợi ích của nó. Tuy nhiên, có những loại nếu chúng ta ăn sẽ ” gặp họa”.
Rau cải xanh có chứa một lượng độc tố nhất định nếu bạn không nấu chín, hay sử dụng rau cải xanh để muối dưa mà ăn dưa khi đang còn sống, chưa chín vàng thì nguy cơ ngộ độc là rất cao. Một số người cũng thường có thói quen ăn sống loại cải xanh mầm để ăn sống, điều này cũng vô cùng nguy hiểm.
Những người không nên ăn rau sống?
Ngoài những loại rau không nên ăn sống đã nêu ở trên thì có một số loại ăn sống lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được rau sống. Do đó, khi muốn ăn rau sống bạn hãy xem mình có nằm trong số những trường hợp không nên ăn rau sống dưới đây không nhé:
Người dễ bị ngộ độc thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm với các loại rau sống là rất thấp, rất dễ bị ngộ độc nếu bạn sơ chế không cẩn thận. Do đó, những người dễ bị ngộ độc thực phẩm hay đã có tiền sử ngộ độc thực phẩm thì không nên ăn.
Phụ nữ mang thai
Thai phụ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu ăn rau sống. Vì lượng vi khuẩn, ký sinh trùng ở các loại rau sống này có thể làm bạn bị ngộ độc hay nhiễm ký sinh trung.
Người bị viêm đại tràng, đau dạ dày
Bạn có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột khi ăn rau sống. Điều này không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bạn mà nó còn ảnh hưởng tới bệnh viêm đại tràng, dạ dày khiến bệnh nặng hơn hay có thể bị nhiễm các ký sinh trùng, vi khuẩn kháng thuốc chứa viêm đại tràng, đau dạ dày.
Người dễ bị cảm cúm
Sức đề kháng yếu cùng với sự tiếp xúc “sống” với món ăn này có thể khiến bạn dễ bị bệnh.
Cách chế biến cải thảo và loại cải nào thì không nên ăn
Cải thảo chín để qua đêm, cải thảo muối chưa kĩ đều không nên ăn, bởi trong chúng có chứa khá nhiều Natri nitrit, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cải thảo tính hàn lạnh, những người bị tiêu chảy, dạ dày bị lạnh thì không nên ăn.
Cải thảo có thể đem cắt thành sợi, chần qua nước rồi trộn cùng dấm, đậu phụ kho. Nếu muốn ăn mặn một chút thì có thể om với tôm, hoặc cũng có thể ăn kết hợp với thịt bò, thịt dê kho để thức ăn vừa có tính hàn, vừa có tính nóng.
5
/
5
(
2
bình chọn
)