Cái tôi quá lớn trong tình yêu là gì? Có ảnh hưởng gì?

Chắc hẳn, bạn đã nghe rất nhiều về “ cái tôi”, nhưng bạn không thực sự hiểu hết về nó và không biết nó có ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu. Hàng trăm câu hỏi cứ liên tục xuất hiện và thôi thúc bạn phải tìm hiểu ngay về nó. Vậy hãy cùng Shinny đi sâu vào khám phá cái tôi quá lớn trong tình yêu.

Biểu hiện cái tôi quá lớn trong tình yêu

Trong tình yêu luôn tồn tại những cảm xúc cá nhân và vượt trên nó là “ cái tôi”. Nhưng cái tôi nó là cái gì, nó thể hiện điều gì và nó bắt nguồn từ đâu. Bạn thắc mắc rằng mình có cái tôi như thế nào và đang tìm kiếm lời giải đáp. Thế thì hãy dành ba phút của cuộc đời để đọc bài viết này và thu thập thêm cho mình những kiến thức thú vị nhé.

Cái tôi chung

Thái độ ứng xử

Cái tôi ở đây là tập hợp những quan điểm, suy nghĩ, cách nhìn nhận, đặc tính mà bạn tự gán cho mình. Cái tôi là những quy tắc mà bạn đặt ra để ứng dụng vào những tình huống thực tế. Nó được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cái tôi dần kiểm soát cư xử sao cho xã hội chấp nhận được những ham muốn vô thức ít ai nghĩ đến. Trong triết học, trung tâm tinh thần phản ánh cái riêng có một con người được gọi là cái tôi. Được hiểu là ý thức. là suy nghĩ hay đơn giản chỉ là là tôi, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác. Nó mang tính chất cá nhân, vì vậy mỗi con người là một thế giới. Cái tôi cũng có hai mặt giống như một tờ tiền, con người sống với nhau theo khuynh hướng thể hiện hai mặt trái và phải. Nên chúng ta phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành vi của mình, không phải là chuyện ngẫu nhiên mà có, tất cả mọi việc đều xuất hiện có chủ đích. Cái tôi có vai trò là vị luật sư hòa giải giữa phạm nhân là những ham muốn vô thức và quan tòa là những tiêu chuẩn nhân cách, xã hội. Cái tôi giống như một câu bé mới lớn thích sống tự do, bản năng và bất quy luật trật tự. Vì vậy con người luôn phải canh chừng cái tôi, để điều chỉnh,để kiểm soát, định hướng và dẫn lối nó khỏi đi chệch đường, xây dựng và phát triển một nhân cách trưởng thành.

Cái tôi tình yêu

Cũng y hệt như cái tôi ở trên nhưng đây là về phạm trù tình yêu. Nó được hiểu là những suy nghĩ, quan điểm về tình yêu, được hình thành và phát triển nhờ quá trình tiếp xúc với thế giới bên ngoài của một cá thể. Cái tôi này phản ánh bản chất mỗi con người trong tình yêu. Luôn mang khuynh hướng bản năng, bất trật tự đối với cái tôi nói chung và cái tôi tình yêu nói riêng. Vậy cái tôi trong tình yêu quá lớn được thể hiện như thế nào?

Qua suy nghĩ

Suy nghĩ cá nhân

Tưởng tượng cái tôi này giống như là một bàn tay bịt lấy mắt bạn. Nó khiến cho bạn chỉ có thể nhìn thấy một góc của khung hình, phần còn lại tất nhiên sẽ nằm trong suy diễn của bạn. Chẳng hạn, bạn gái trả lời tin nhắn chậm một chút, bạn đã nghĩ ngay đến việc cô ấy đang trả lời tin nhắn người khác. Bạn trai nói đùa một tí, bạn kết luận là anh ta đang nói bóng gió, có ý mỉa mai, khinh thường mình. Đó là một ví dụ hết sức dễ hiểu và cũng khá quen thuộc với nhiều người. Bạn có thể nhầm tưởng với tính cách đa nghi của con người. Nhưng điểm khác biệt ở đây là suy nghi ngờ dễ bị xóa bỏ bởi những sự thật. Còn với cái tôi quá lớn thì dù bạn có tận mắt nhìn thấy chứng cứ thì vẫn có thể nghĩ đó là giả. Suy nghĩ của bạn đã làm lệch lạc đi những vấn đề trong tình yêu. Cái tôi cố chấp giống như sự đa nghi ở mức siêu cấp vậy. Không gì có thể thay đổi cái mà bạn cho là đúng. Với cái tôi quá lớn, bạn không thể nào nhìn sự việc một cách đúng đắn và khách quan được, mà lúc nào sự việc ấy cũng trở nên méo mó qua cách bạn tự suy diễn để bảo vệ bản thân mình.

Qua hành động

Hành động gây khó khó chịu

Mỗi tình huống sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Cách này có thể giải quyết được với việc này nhưng chưa hẳn có thể áp dụng với việc kia. Giống như giải một bài toán, bài này có thể giải bằng nhiều cách nhưng bài kia chỉ có duy nhất một cách giải. Trong tình yêu cũng vậy, nếu bạn cứ khăng khăng hành động của mình là đúng sẽ giống như bài kiểm tra toán của bạn bị điểm kém vậy. Không phải lúc nào, việc bạn làm đều đúng. Có thể nó đúng trong suy nghĩ của bạn, nhưng xét về khía cạnh thực tế thì ngược lại hoàn toàn. Với cái tôi quá mạnh mẽ qua cách hành xử sẽ khiến tình yêu của bạn chỉ có thể nhận được con điểm C+ hoặc kém hơn mà thôi.

Qua lời nói

Lời nói khó nghe

Đầu nghĩ thế nào thì miệng nói thế đấy là điều hiển nhiên. Trong suy nghĩ của mình, bạn luôn có những quy tắc riêng để áp dụng cho cuộc sống cũng như trong tình yêu. Đôi khi bạn sẽ có những cách nhìn nhận riêng của mình về các mối quan hệ và điều đó khiến bạn có thể học hỏi được nhiều điều nhưng lắm lúc nó sẽ khiến bạn bị giới hạn tầm nhìn. Bởi bạn luôn nghĩ cách nhìn của mình là đúng đắn và khi phát ngôn có thể sẽ gây ra tranh cãi không đáng có. Một ví dụ đơn giản, trong một cuộc tranh luận của hai bạn, bạn gái bảo rằng bạn không nên nhắc đến chuyện quá khứ của nhau. Nhưng đối với bạn đó là điều hết sức bình thường và không có gì là sai trái cả. Thế là bạn vẫn luôn mồm nhắc đi nhắc lại những câu chuyện cũ và làm bạn gái hết sức tức giận. Cái tôi quá lớn lắm lúc sẽ khiến bạn phát ngôn không đúng và dễ làm cho tình cảm đôi bên sứt mẻ.

Hệ lụy của cái tôi quá lớn

Dễ xảy ra mâu thuẫn

Mâu thuẫn đôi bên

Cái tôi quá lớn làm cho con người ta không muốn phải phục tùng, làm đảo lộn trật tự cuộc sống cho chính mình và với mọi người. Lòng tự trọng bị lấn át bởi tự ái, còn sự tôn trọng biến thành sự ngông cuồng, phản kháng và chống đối.Yếu tố quan trọng hàng đầu để có có một mối quan hệ tình tình cảm tốt đẹp là phải hạ bệ cái tôi của mình xuống thì mới có thể hòa hợp được với người khác, mới có thể lắng nghe và chấp nhận người khác. Nếu để cái tôi làm chủ tình yêu, sẽ dễ sinh ra thái độ cợt nhả, chỉ trích, cướp lời, lý sự,quá đề cao mình, chê bai, trách cứ, bắt bẻ… đối phương. Đó là những điều tối kỵ trong mối quan hệ tình cảm nam nữ. Khi cái Tôi làm chủ sẽ làm đối phương cảm thấy bất mãn, lâu dần hình thành bức tường chắn ngang lối đi chung của hai người. Nếu hạ bệ được cái tôi vĩ đại này, đừng tự xem mình như cái rốn của vũ trụ thì chuyện tình yêu sẽ có những bước tiến mới.

Tạo ra rào cản và làm lung lay mối quan hệ

Rào cản trong mối quan hệ

Một người luôn nói về mình, đề cao mình, coi thường người khác, chắc chắn người đó sẽ không được lòng người yêu. Vì chẳng ai dám góp ý cho người đã thấy mình đã thật sự hoàn hảo. Cái tôi trong tình yêu rất phức tạp, nó ao ước rất nhiều thứ. Ao ước được đối phương khen ngợi, được đề cao, được tôn thờ. Họ ước muốn những gì dễ dàng, thoải mái, và không muốn ai động chạm đến những cái của riêng họ, dù là vật chất hay tinh thần. Cái tôi luôn tìm tìm cách chê bai người hơn, coi thường người kém cỏi. Cái tôi luôn mong muốn được nghe tiếng khen, tìm cách để người ấy được khen, nhưng rất sợ hãi và nổi khùng lên vì tiếng chê. Chính những tiếng khen hay tiếng chê sẽ làm cho người ta nhận ngay ra được cái tôi của một người ở mức độ nào. Một hành động, một cử chỉ tình ái, đơn giản là một bữa ăn nhà hàng, nhưng cái tôi có thể thổi lớn lên thành cái to lớn, vĩ đại, điều tuyệt vời nhất trong tình yêu mà không ai cũng làm được. Và ảo tưởng này đeo bám vào cái tôi suốt đời, nếu không biết cách tu dưỡng. Cái tôi không dám tự nhận hoặc không nhìn ra bộ mặt thật của mình mà mang một bộ mặt giả dối, bởi vì con người thật của họ đầy rẫy yếu kém, nết xấu, không muốn cho ai biết. Do đó mà họ khoe bộ mặt con người ảo chứ không phải con người thật của mình. Để che dấu đi sự thật , sợ cái tôi bị bóc trần, nhiều lúc quá bỉ ổi đến hèn nhát, người ta tạo nên những cái tôi giả dối, ảo tưởng, ngây thơ và đáng kính: tôi không như người đó, tôi không làm thế này, tôi không thế nọ, tôi đã làm được cái này cái kia… thật là tuyệt vời, là tài năng hơn người. Cái tôi tìm cách đổ lỗi cho đối phương, cho hoàn cảnh, cho xui xẻo chứ không chịu lỗi nơi mình. Những hành động như vậy tuyệt nhiên rất mất điểm trong mắt người yêu. Trong tình yêu hay trong cuộc sống, bạn gây ra sai lầm thì bạn nên nhận lỗi mà cố gắng xin lỗi đối phương. Nhưng với người sở hữu cái tôi quá lớn thì việc nhận lỗi đối với họ giống như là một nỗi nhục. Bạn có thể được người yêu bỏ qua cho một vài lần nhưng ai cũng có giới hạn của riêng mình. Và bạn nên nhớ không ai có trách nhiệm bắt buộc phải làm theo những điều bạn muốn, hay phụng sự theo yêu cầu của bạn. Nói cho cùng thì bạn cũng chỉ là người yêu của người ta, hai bạn chưa hẳn sẽ cùng nhau đi đến cuối con đường. Ở bên cạnh luôn xem mình là trung tâm của vũ trụ thì mình sẽ phải chịu đựng nhiều đau khổ. Bây giờ là thời đại mới, không có gì có thể ràng buộc người ta nữa. Không ở bên người này thì có thể đi tìm người khác. Vợ chồng lấy nhau rồi còn có thể bỏ huống chi là yêu đương tuổi mới lớn. Bạn là người có cái tôi hay người yêu bạn là người có cái tôi đều sẽ làm người khác tổn thương. Đôi khi đừng để cái đầu lấn át, nên nhớ trái tim cũng cần được lên tiếng.

Làm gì để giảm bớt cái tôi trong tình yêu

Điều chỉnh cái tôi cho phù hợp với hoàn hoàn cảnh

Kìm hãm cái tôi

Nếu nghĩ theo hướng tích cực thì cái tôi tình yêu không có gì là xấu, nếu chúng ta biết điều chỉnh nó cho phù hợp với hoàn cảnh. Cái tôi còn là bước đệm giúp ta tìm hiểu và cống hiến hết mình vì tình yêu. Khi cái tôi bị phóng đại quá mức, những mặt tốt đẹp của nó sẽ bị giẫm nát bởi những hậu quả mà nó mang lại. Nếu biết cách kìm hãm những bước đi của cái tôi lại sẽ giúp chúng ta phát triển và hàn gắn mối quan hệ. Bạn có thể cải thiện mối quan hệ yêu đương bằng cách tìm hiểu các phương pháp để kiểm soát cái tôi của mình. Ví dụ như cách nhìn nhận của bạn về một chàng trai là anh này rất xứng đáng để gửi gắm, nhưng đám bạn thân của bạn lại không nghĩ vậy. Ở trong trường hợp này, người trong cuộc mới là người biết rõ nhất, vậy thì cách cảm nhận cá nhân có thể lý giải cho quyết định của bạn là đúng nhất.

Nhìn sự việc với góc nhìn khác

Góc nhìn toàn toàn cảnh

Cái tôi có ảnh hưởng xấu nó không tự nhiên xuất hiện và biến mất. Bạn cần phải biết cách nhìn nhận sự việc với góc nhìn đa chiều. Biết cách đặt mình vào vị trí của đối phương để cảm thông và chia sẻ cùng họ. Cũng như phải học cách lắng nghe người ấy và trái tim mình hơn. Trong cuộc sống hay trong tình yêu thì đều cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa con tim và lý trí thì mới toàn vẹn được. Hãy thật sự kiên nhẫn, chú ý đến từng lời nói, suy nghĩ, hành động của mình nhiều hơn. Nếu cảm nhận được mình đang có tâm lý muốn chứng tỏ một điều gì đó với nửa kia, bạn hãy điều chỉnh bản thân nên biết dừng lại. Nếu suy nghĩ rằng trong sự việc này, mình hoàn toàn đúng và người ấy đã làm sai thì bạn nên thật sự nhìn nhận mọi chuyện ở góc độ khác. Nếu như bạn muốn người ấy phải phục tùng mình thì hãy nghĩ xem lý do là gì, tại sao đối phương phải làm như vậy? Nếu họ làm như vậy thì vì điều gì, có phải bạn đã quá cứng đầu trong mối quan hệ này? Hãy suy nghĩ cho người khác một chút, hoặc hãy thử yêu một người có cái tôi lớn hơn bạn, liệu bạn có thể chịu đựng được bao lâu?

Nếu muốn có một tình yêu đúng nghĩa, chúng ta phải học cách hạ cái tôi của mình xuống. Đối xử với mọi người bằng tấm chân thành và bao dung, chúng ta sẽ đón nhận được hạnh phúc.

Ngày đăng: 23/08/2021 15:20:00

Rate this post

Viết một bình luận