Cầm kỳ thi hoạ là gì ? Xuất phát từ một câu thành ngữ gốc Hán – Cầm kỳ thư hoạ (琴棋书画 – Qín qí shū huà), được người Việt xưa thay chữ “thư” (书 shū) thành chữ “thi” (诗 shī) để phù hợp và nhấn mạnh hơn văn hoá của Việt Nam, Cầm kỳ thi hoạ đã trở thành một câu tục ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ này, các bạn hãy đọc tiếp bài viết để xem câu tục ngữ này có gì thú vị nhé.
Cầm kỳ thi họa (琴棋詩畫 – Qín qí shī huà ) là gì?
Cầm kì thi họa: ( tinh thông mọi thứ) được hiểu đơn giản là người chơi đàn, chơi cờ, viết chữ làm thơ và vẽ tranh đều thông thạo. Người xưa thường căn cứ vào sự tinh thông “cầm kì thi họa” của một người để phân biệt người có tài hay không, “hiền nhân hay quân tử” , “phàm phu hay bất tài”.
– Cầm kì thi họa (琴棋詩畫) ghép từ các chữ:
Cầm (琴) nghĩa là giỏi đánh đàn.
Kì (棋) là đánh cờ giỏi.
Thi (詩) là biết làm thơ.
Họa (畫) là vẽ.
1. Cầm (琴) – ý nghĩa của cầm
“Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca
Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc…”
Âm nhạc giúp tâm hồn thư thái, sống lạc quan yêu đời và để làm được điều đó cần phải được người nghệ sĩ tài ba hay những mỹ nữ thời xưa đánh lên những tiếng đàn, khúc nhạc đi vào lòng người.
Ở thời cổ đại có một khúc nhạc tên ”Hoa tư dẫn” rất nổi tiếng. Khúc nhạc này bắt nguồn từ khi một vị hoàng đế trị vì đến năm thứ 15, ông vô cùng lo lắng cho thiên hạ không an bình nên buồn bã không thôi, một đêm trong giấc mộng ông thấy một nơi là Hoa Tư Quốc nhân dân nơi đây sống an nhàn, thoải mái không chạy theo những dục vọng của con người, không có thiện và ác, không đấu đá tranh giành. Khi tỉnh dậy ông ngộ ra được đạo trị quốc theo phương thức như trong Hoa Tư Quốc, từ đó thiên hạ thay đổi. “Hoa Tư Dẫn” chính là muốn ca tụng thế giới hoà bình và những người dân không ham danh lợi.
Người dân ở Hoa Tư Quốc không tham lam và cũng không lưu luyến vào sinh mệnh, nên họ không có những dục vọng tranh đấu. Đó chính là cảnh giới của người tu đạo, cho nên văn hóa cổ cầm cũng là một loại tu luyện. Các nhà nho thích chơi đàn, cầm được coi là quân tử, nho gia cho rằng cổ cầm có thể đem đến đạo, giống như đức, có thể minh sáng trí huệ, tĩnh tâm thiền định. Đạo gia yêu đàn vì đàn là thứ có thể giúp tu họ tâm dưỡng tính.
2. Kì (棋) – Nhân sinh bách tính giống như bàn cờ
Trong một trận đấu cờ, não ta sẽ được đặt trong tình trạng làm việc, tư duy thường xuyên để đưa ra những nước cờ sắc sảo, thú vị, qua đó kích thích sự hưng phấn, chống lại sự trì trệ, chậm chạp, tăng cường khả năng tập trung và tư duy logic. Quy tắc chơi cờ vây mặc tuy đơn giản nhưng biến hóa vô cùng, bàn cờ tượng trưng cho vũ trụ, điểm ở giữa biểu hiện cho trung tâm vũ trụ, ba trăm sáu mươi điểm tượng trưng cho ba trăm sáu mươi ngày lịch cũ, quân cờ trắng đen đại diện cho sự thay đổi của đêm và ngày, bốn góc bàn cờ biểu thị bốn mùa trong năm. Từ một bàn cờ nhỏ nhỏ đã tượng trưng cho một thiên thể vũ trụ, 19 đường văn cờ giăng khắp nơi, phân biệt rõ ràng, bao la vạn tượng. Từ trong bàn cờ có thể tiến vào không gian vô hạn. Có nhiều vị thánh hiền trong lịch sử có thể nhìn thấy những biến hóa của thiên tượng, thế gian vạn vật từ trong ván cờ. Ví dụ như Gia Cát Lượng thời Tam Quốc viết trong “Vây Cờ Ca”: “Bầu trời giống như một cái vòng tròn, lục địa tựa như một ván cờ”.
Bên cạnh đó, thời gian chơi cờ tướng cũng là khoảng thời gian mà trí não con người được đặt trong tình trạng thanh thản, không bị các mối lo âu thường ngày chi phối.
Chính vì vậy, người chơi cờ giỏi sẽ có cách suy nghĩ thông minh, chuẩn xác hơn trong công việc và giúp họ thư thái , bình tĩnh hơn trong mọi việc trong cuộc sống
3. Thi (詩), Họa (畫) – Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi (Trong thơ có họa, trong họa có thơ)
Thi (詩) có nghĩa là thơ. Bất kể một thời đại nào, quốc gia nào, tinh hoa nghệ thuật luôn phải nằm trong sự tổng hòa giữa “hình thế và tinh thần” của nó, nếu như hữu hình vô thần thì nghệ thuật sẽ mất đi linh khí cùng tinh thần của nó; có thần vô hình thì nghệ thuật mất đi vật tải thể, mất đi “đồ chứa đựng” của nó.
Thời cổ đại khi Thương Hiệt mới sáng tạo ra chữ viết, ông đã cho mọi người thấy được linh hồn của văn tự, sau đó trải qua bao nhiêu đời, mọi người mới phát minh ra cái gọi là nghệ thuật thư pháp, dành cho văn tự một hình dáng thực thể đẹp đẽ hơn. Một thư pháp tốt chú trọng ở “pháp độ”, nó đòi hỏi một thời gian dài rèn luyện, người viết thư pháp bên trong cần có nội hàm, tinh thần, tu dưỡng. Do đó người xưa mới có câu “Thấy chữ giống như thấy người”.
Họa (畫) có nghĩa là vẽ, nói cách khác, là ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội hoạ sử dụng kỹ thuật và phương pháp của người nghệ sĩ. Công cụ hội hoạ truyền thống gồm có bút lông, mực, thuốc màu, giấy lớn, v.v… Đề tài có thể chia thành người vật, phong cảnh, hoa chim các loại, kỹ thuật gồm có kỹ thuật sử dụng ngòi bút và kỹ thuật viết ý. Những bức họa xưa thường được vẽ đi kèm thư pháp, đường vẽ có thể là nét thẳng hoặc theo kiểu mềm mại, sắc nét hoặc thanh lịch nhẹ nhàng, cũng có thể biểu hiện qua những bất đồng về tư thái và ý vị khác nhau của mỗi nghệ sĩ.
Thi và Hoạ vốn có cùng một một mục đích, cả 2 đều chú trọng đến vẻ ngoài và tư chất đồng nhất. Một họa gia tốt có thể đem người và vật vẽ ra thần thái sống động nhất. Người xưa nếu tán thưởng một bức tranh thì thường có câu: ” Trong thơ có họa, trong Họa có thơ”. Thi hay họa cũng đều biểu lộ cho chúng ta thấy hơi thở của cuộc sống hàng ngày.
Trên đây là bài viết về câu tục ngữ Cầm kỳ thi hoạ, qua bài viết này chúng ta có thể thấy Cầm kỳ thi họa, tuyệt diệu tuyệt trần, xứng đáng là nghệ thuật kỳ diệu của người xưa để lại. Từ đó ta có thể hiểu Cầm kỳ thi hoạ là gì và lĩnh ngộ được văn hóa thần truyền với các ngụ ý sâu xa. Thật ra hết thảy những nghệ thuật chính thống đều chứa đựng chân lý sâu sắc của vũ trụ, truyền cảm hứng cho mọi người cảm ngộ cuộc sống và hoàn thiện tính cách lý tưởng đạo đức, khám phá thế giới.