[Cẩm nang] sử dụng THUỐC NHUẬN TRÀNG và Top 6 loại thuốc 2022!

Thuốc nhuận tràng có thể được chỉ định đối với những người mắc táo bón. Nó sẽ giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn. Bài viết sau sẽ giới thiệu 6 loại thuốc phổ biến nhất hiện nay, cách dùng cùng những lưu ý khi sử dụng. 

5/5 – (161 bình chọn)

1. Thuốc nhuận tràng là gì?

Thuốc nhuận tràng (thuốc làm mềm phân) là loại thuốc làm tăng khả năng đào thải phân, giúp phân mềm hơn. Nó thường được sử dụng để điều trị táo bón hoặc dùng để chuẩn bị cho một cuộc phẫu thuật, nội soi đại tràng.

Thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng

Xem thêmXem thêm Táo bón – Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

2. Các nhóm thuốc nhuận tràng

Theo Tiến sĩ Alan Carter, có thể phân thành 5 nhóm thuốc cơ bản:

Loại thuốc
Thành phần
Cơ chế tác động
Thời gian phát huy tác dụng
✅ Thuốc làm tăng khối lượng phân
Psyllium, Methylcellulose và Sterculia
Cung cấp chất xơ thực vật hoặc tăng chất nhầy trong phân
12 – 24 giờ

✅ Thuốc bôi trơn
Dầu khoáng
Phủ một lớp màng trên phân
6 – 8 giờ

✅ Thuốc nhuận tràng kích thích
Enna, Bisacodyl và Natri picosulphat
Tăng sự co bóp của nhu động ruột
6 – 12 giờ

✅ Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Lactulose, Sorbitol đơn thuần hoặc phối hợp với Galactose, Trimebutine, Ispaghule
Tăng hấp thụ nước vào trong lòng ruột
3 – 72 giờ

✅ Thuốc đặt vào trực tràng
Bisacodyl và Glycerol
Đây là thuốc xổ mạnh, kích thích phản xạ tống phân của đại tràng xích ma và trực tràng
15 – 30 phút

Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống, dung dịch uống, bột, viên đặt hậu môn hoặc dạng thụt tháo. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dạng sử dụng phù hợp.

3. Top 6 loại thuốc nhuận tràng phổ biến

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc nhuận tràng. Sau đây là 6 loại phổ biến nhất.

  • Công dụng: Gia tăng áp suất thẩm thấu nước ở ruột.
  • Được bào chế dưới dạng bột pha uống.
  • Cách sử dụng: Pha 1 gói vào 1 cốc nước, uống trước bữa ăn sáng. Người lớn 1 gói/ngày, trẻ em ½ liều so với người lớn.
  • Chống chỉ định: Người bị tắc mật, viêm đại tràng mạn tính, không dung nạp fructose.

Thuốc dễ đi cầu SorbitolThuốc dễ đi cầu Sorbitol

  • Công dụng: Kích thích nhu động ruột.
  • Được bào chế dưới dạng bột, có thành phần chính là macrogol 4000.
  • Cách sử dụng: Pha 1 gói vào 1 cốc nước, uống vào buổi sáng sau ăn. Ngày uống 1 – 2 gói.
  • Chống chỉ định: Người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bị viêm ruột nặng, phình đại tràng, đau bụng không rõ nguyên nhân.

Thuốc nhuận tràng Forlax Thuốc nhuận tràng Forlax

3.3. Thuốc nhuận tràng Takeda

  • Công dụng: Đây là thuốc làm mềm phân giúp tăng hấp thụ nước để phân mềm, kích thích nhu động ruột.
  • Takeda là thuốc nhuận tràng thảo dược. Có dạng viên nén.
  • Cách sử dụng: Uống với nước, 2 – 3 viên/ngày đối với người lớn.
  • Chống chỉ định: Người có cơ địa nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của Takeda

Thuốc xổ TakedaThuốc xổ Takeda

3.4. Thuốc Biofermin S

  • Công dụng: Thuốc làm mềm phân này chứa axit lactic, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.
  • Có dạng viên nén.
  • Cách sử dụng: 9 viên/lần và 3 lần/ngày đối với người lớn. Lưu ý không nhai thuốc hoặc nghiền nát thuốc để uống.

Thuốc nhuận tràng Biofermin SThuốc nhuận tràng Biofermin S

3.5. Thuốc làm mềm phân Bisacodyl

  • Công dụng: Tăng nhu động ruột, kích thích dịch đại tràng.
  • Có dạng viên bao hoặc viên đặt hậu môn 5mg hoặc 10mg.
  • Cách sử dụng:

Đối với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: uống 1 – 2 viên 5 mg với nước vào buổi tối hoặc đặt 1 viên đặt hậu môn 10 mg vào buổi sáng.

Đối với trẻ em dưới 10 tuổi: uống 1 viên 5 mg với nước vào buổi tối hoặc đặt 1 viên đặt hậu môn 5 mg vào buổi sáng.

  • Chống chỉ định: Người bị viêm ruột thừa, tắc ruột, chảy máu trực tràng, trẻ em dưới 6 tuổi.

Thuốc làm mềm phân BisacodylThuốc làm mềm phân Bisacodyl

  • Công dụng: kích thích nhu động ruột, tăng độ ẩm cho phân.
  • Được bào chế dưới dạng dung dịch, có chứa Lactulose. Khi đi vào cơ thể Lactulose sẽ kết hợp với lợi khuẩn trong đường ruột để chuyến hóa thành axit hữu cơ.
  • Cách sử dụng: uống trực tiếp dung dịch sau đó tráng miệng với nước lọc. Có thể pha dung dịch với nước lọc cho dễ uống.
  • Chống chỉ định: Người không dung nạp lactose, tắc nghẽn dạ dày – ruột, thủng cơ quan tiêu hóa.

Thuốc nhuận tràng DuphalacThuốc nhuận tràng Duphalac

*Lưu ý: Các loại thuốc trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ.

4. Cách sử dụng thuốc nhuận tràng

Mỗi loại thuốc có cách sử dụng khác nhau theo hướng dẫn của nhà sản xuất và chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên có những nguyên tắc chung khi sử dụng. Cụ thể là:

  • Chỉ dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.
  • Chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn. Ngay khi đi tiêu trở lại trạng thái bình thường cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa táo bón.
  • Không được lạm dụng thuốc vì sẽ ảnh hưởng xấu đến lớp màng nhầy của ruột, gây phụ thuộc vào thuốc, rối loạn điện giải, viêm ruột.
  • Dừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc táo bón kéo dài hơn 1 tuần dù đã dùng thuốc.
  • Uống nhiều nước để thuốc phát huy công dụng tốt nhất.

Triệu chứng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc nhuận tràngTriệu chứng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc nhuận tràng

5. Tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng

Thuốc làm mềm phần không hấp thu vào máu và thường được dung nạp tốt. Do đó loại thuốc này  thường ít gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề như: chướng bụng, ợ hơi, tiêu chảy, khát, buồn nôn…

Tuy nhiên, theo healthline.com, nếu bạn gặp phải bất kỳ phản tác dụng phụ nghiêm trọng nào dưới đây hãy tới gặp bác sĩ ngay:

  • Khó nuốt
  • Khó thở
  • Phát ban
  • Đau bụng dữ dội
  • Phân lẫn máu
  • Chóng mặt
  • Sốt

6. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc khi dùng chung với thuốc làm mềm phân có thể gây ảnh hưởng tới dược tính hoặc tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc chữa bệnh tim
  • Thuốc aspirin
  • Dầu khoáng

7. Đối tượng cần cẩn trọng

Một số đối tượng không nên sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc dùng thận trọng dưới sự theo dõi của bác sĩ. Cụ thể là:

  • Trẻ dưới 6 tuổi
  • Người già nằm liệt giường
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Người bị viêm ruột

Đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc nhuận tràngĐối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc nhuận tràng

8. Lưu ý sử dụng từ chuyên gia

Để sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng đưa ra một vài lưu ý cho người bệnh:

  • Thông báo về loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ lựa chọn thuốc dễ đi cầu phù hợp, tránh tương tác.
  • Sử dụng thuốc kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt… Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, không uống rượu bia.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả.
  • Tạo lập thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
  • Tránh căng thẳng.

Để được kê đúng đơn thuốc nhuận tràng, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Nếu cần thêm thông tin hỗ trợ, đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp với chuyên gia.

XEM THÊM:

Rate this post

Viết một bình luận