Cần chuẩn bị gì khi ở kí túc xá – Không ít sinh viên băn khoăn liệu có nên chuyển vào ký túc xá hay không. Ở ký túc xá bên cạnh những bất tiện nhưng cũng không ít lợi ích. Những gợi ý sau có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin cần thiết để bạn biết được thuận lợi và khó khăn khi ở ký túc xá và cần chuẩn bị những gì để cuộc sống sinh viên được thoải mái hơn.
Nên mang theo những gì cho cuộc sống mới ở ký túc xá
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, kinh nghiệm thể hiện ở việc bạn chuẩn bị chu đáo thế nào, đối mặt với những thử thách ra sao khi sống xa gia đình, sinh hoạt tập thể, với cả trăm sinh viên khác. Hầu như chắc chắn bạn sẽ phải sống trong một không gian khá khiêm tốn (khả năng còn phải chia phòng, tìm người ở ghép), nơi bạn sẽ dành hầu hết thời gian làm mọi thứ, từ ăn ngủ, học hành đến chơi games. Sẽ chẳng còn phòng riêng xa xỉ cho từng mục đích khác nhau như ở nhà, tất cả mọi thứ sẽ chỉ diễn ra trong không gian nhỏ hẹp đó. Vì vậy, ta cần chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như chuẩn bị tư trang lên đường.
Mang theo những gì? Vì nơi đó sẽ là chỗ ẩn náu của bạn trong tương lai nên cách bạn trang bị mọi thứ cho nó chứng tỏ kinh nghiệm của bạn. Sư thật là có rất nhiều thứ mà bạn quên mang theo khi hối hả đóng gói đồ đạc và chuẩn bị lên đường. Dưới đây là những vật dụng hay bị quên nhất mà bạn nên chú ý:
1) Vật dụng trang trí
Trang trí căn phòng của bạn là chiếc chìa khóa. Điều đầu tiên nên làm khi nhận phòng ký túc xá là trang trí nó thật sống động và thân quen – nơi ở, nơi trú ẩn an toàn,cho bạn trong 1-4 năm tới. Đó phải là nơi mà bạn cảm thấy thoải mái. Bí quyết cho không gian hạn hẹp này là xem xét, bố trí nó theo chiều dọc và tận dụng những vị trí lặt vặt. Bạn sẽ chỉ có một diện tích hạn chế để sử dụng, vậy nên dùng giá treo gắn vào bàn học, tường, tủ để đưng và trang trí được nhiều thứ hơn. Gầm giường là nơi lý tưởng cho va-li, hòm quần áo, đồ lau dọn và các vật dụng khác ít sử dụng.
Mang màu sắc đến căn phòng của bạn cũng rất quan trọng như treo thêm ảnh, poster, ga trải giường, thảm màu, đèn hay một số đồ lưu niệm gợi nhớ về gia đình, bạn bè, người thân của bạn. Sống ở nơi mà ta cảm thấy dễ chịu như ở nhà là rất quan trọng khi xa gia đình. Trang trí cũng không hẳn chỉ cho con gái. Căn phòng sẽ là nơi bạn tìm cách giải quyết nào là các mâu thuẫn, homework hại não đến những ngày kiệt sức. Nơi đó có thể nạp lại năng lượng cho bạn trong những ngày tệ hại như thế.
2) Ổ cắm dây nhiều cổng
Ổ cắm dây là thứ bị xem thường nhất khi bạn chuyển đến phòng mới. Nhưng bạn chỉ nhận ra tầm quan trọng khi mà 1 hay 2 ổ cắm trên tường không đủ cho các thiết bị điện, đèn hay bạn phải ngồi ở cửa ra vào vừa sạc vừa dùng điện thoại thay vì có thể nằm ngay trên giường nếu có ổ dây. Những lúc như vậy thì chỉ ước mình mang theo ít phải 2 cái.
3) Ăn uống
Đa số các trường đều có nhà ăn, quán café trong dorm hay xung quanh khuôn viên trường. Tuy nhiên, đừng quên dự trữ một ít đồ ăn sáng trong phòng khi mà bạn không có lớp học sáng, khi không muốn chạy ra ngoài ăn hay những hôm muộn học. Và quan trọng hơn, mua snack ưa thích để ở phòng khi bạn “cú đêm” và việc học trở nên dễ chịu hơn rất nhiều.
4) Đồng hồ báo thức
Trong khi điện thoại là thứ hằng ngày đánh thức bạn, thì đồng hồ báo thức có thể là một sự thay thế phòng khi điện thoại hết pin hay bạn không tìm thấy sạc.
5) Thuốc
Trạm xá là nơi tuyệt vời khi bạn dính cảm và được thoát khỏi lớp học nhưng sẽ làm sao nếu bạn đau bụng hay chuột rút giữa đêm? Vì thế cũng nên tự dự trự thuốc cho những bệnh bạn hay gặp phải.
6) Móc quần áo
Có thể bạn thích gấp gọn quần áo hơn, nhưng sẽ không thừa chuẩn bị thêm móc treo, nhất là những hôm cần 1 bộ trang trọng, lịch sự và bạn muốn ủi phẳng từ tối hôm trước.
7) Dĩa, thìa và hộp đựng
Căng tin chỉ cho bạn mượn thìa dĩa và sẽ phải trả lại sau khi ăn xong. Vì vậy nên tự chuẩn bị một bộ đĩa, dĩa, thìa và hộp đựng khi bạn muốn ăn, nấu tại phòng.
8) Đồ lau dọn
Luôn giữ phòng sạch sẽ. Phòng ở bẩn thỉu không chỉ nhiều côn trùng, bọ mà còn làm bẩn, làm hôi quần áo và đồ dùng, thậm chí biến bạn thành kẻ bị xa lánh trong dorm. Đồ lau dọn có thể bao gồm chổi khô (để quét và lau nhà), giẻ lau (để lau bàn, lau cửa), nước thơm (dùng cho cả lau sàn và lau cửa), bột giặt, nước làm mềm vải và rổ để đựng các đồ nói trên.
Những điều cần lưu ý khi sống ở kí túc xá
1. Có một loại quan hệ mang tên: Chưa từng trở mặt, cũng chưa từng thật lòng.
2. Khi người khác ngủ, giữ trật tự chính là văn hóa cơ bản nhất. Nhờ bạn mua đồ ăn hộ thì đừng có than nó khó ăn. Đừng có đánh giá về gia cảnh nhà người khác. Nhờ người khác mua đồ hộ thì nhớ phải trả tiền, cho dù chỉ là mấy nghìn lẻ, nhà người ta có giàu hay không đó là chuyện của người ta, bạn có trả hay không nó thể hiện đạo đức con người bạn.
3. Đừng cho rằng mình chẳng có tật xấu nào cả.
4. Đừng có phàn nàn với bạn cùng phòng rằng đứa còn lại không tốt thế này thế kia. Có thể mối quan hệ của hai đứa nó còn tốt hơn bạn nghĩ đấy.
5. KTX đại học rất đặc biệt, khi ở trường thì thân thiết như người nhà, khi học xong là giống như người lạ.
6. Tôi có đứa bạn cùng phòng, tính tình rất cổ quái, bình thường chẳng thèm nói chuyện với chúng tôi, cái gì cũng chê đắt. Kì trước giúp nó nâng cấp hệ thống, ngay cả một câu cảm ơn cũng không có. Không ngờ ngày hôm sau khi tan học về nhà, tôi thấy trên bàn có một lốc Yakult. Nó bảo, thấy mọi khi tôi hay uống nên nó mua cho tôi. Dạo nọ nó bị ốm, ho lụ khụ, sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng tôi, nên nó bê ghế ra ngoài hành lang ngồi, cho đến khi chúng tôi ngủ say rồi mới vào. Đại học, bỏ đi vài thói quen để có thể sống cùng nhau là điều không dễ dàng.
7. Bạn cùng phòng đại học mãi mãi không thể trở thành bạn tốt nhất của bạn.
8. Đừng quá thân, đừng tính toán.
9. Dù là xem phim hay nghe nhạc, xin hãy nhớ đeo tai nghe.
10. Vì một người, ghét cả thành phố.
11. Đừng có phỉ báng idol của người khác, cho dù bạn có không thích đi chăng nữa.
12. Giữa mấy thằng con trai cùng phòng vốn không có tình bạn thật sự. Ngoài mặt thì luôn tươi cười là anh em tốt, nhưng thực chất trong lòng chỉ muốn làm bố đứa kia.
13. Thực ra thì bạn cùng phòng kí túc xá vốn không có nhiều suy tính như vậy. Hãy để chính mình thật thoải mái, còn để mấy người vô vị đi suy tính thiệt hơn đi.
14. Giấy vệ sinh của tôi hết rồi, chúng nó cũng 1 tuần không thèm đi vệ sinh luôn.
15. Người nào thích sạch sẽ gọn gàng thường sẽ thành bảo mẫu miễn phí cho cả phòng đến tận khi tốt nghiệp luôn.
16. Đừng có thường xuyên lấy đồ của người khác để dùng, dù là nhỏ cũng phải nhớ trả, đừng có cho rằng dùng hộ là bình thường.
17. Đừng có không mặc đồ đầy đủ là cứ đi lại lung tung trong phòng, con cùng phòng mà thù bạn, thì đảm bảo bạn nổi tiếng luôn.
18. Nhìn thấy hết nhưng đừng nói hết, chúng ta vẫn là bạn tốt. Khi ra ngoài nhớ mang theo chìa khóa phòng. Luôn chú ý volume, dù là miệng bạn hay là điện thoại.
19. Đừng chọn cái giường gần cửa ra vào.
20. Ăn cơm đừng há miệng, đừng để phát ra tiếng. Dậy sớm đừng làm ồn. Xấu thì bớt làm trò. Kể chuyện nên giữ ý. Đừng sống thực dụng ích kỉ.
21. Đừng dẫn người yêu về ngủ.
22. Khi người khác buồn thì nên giữ ý, đừng có cười nói hô hố kiểu “mày buồn liên quan đếu gì đến tao”.
23. Đừng để giấy tờ linh tinh trên bàn.
24. Đừng có một mình đưa ra ý kiến trốn học, nếu không cả phòng cũng sẽ trốn học đấy.
Hy vọng qua những thông tin ở trên sẽ mang lại cho các bạn những kinh nghiệm và cái nhìn mới hơn, bổ ích hơn để chuẩn bị cho cuộc sống sinh viên của mình tại ký túc xá đỡ phải vất vả tìm cho thue phong gia re, những dãy nhà trọ vừa tốn chi phí, lại có thể có những bất cập khiến bạn khó chịu và mệt mỏi hơn.
(Theo Easyuni.vn)
Cập nhật thông tin mới nhất về thông tin bất động sản tại Muonnha.com.vn
Muôn Nhà (Muonnha.com.vn) – Chuyên trang mua bán và cho thuê nhà đất, bất động sản , căn hộ chung cư, dự án – được ra mắt năm 2018. Với hàng trăm nghìn lượt truy cập xem trang và hàng nghìn tin đăng phân bố khắp các tỉnh thành trong cả nước, Muôn Nhà hướng tới là một trang mua bán, cho thuê bất động sản hiệu quả, dễ sử dụng, đa dạng lựa chọn cho người dùng.