Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì? Trả lời câu hỏi 3 trang 15 sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi 3 trang 15 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều với yêu cầu: Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì? nằm trong nội dung bài Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng (Cánh Diều)
Câu hỏi
Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?
Trả lời câu hỏi 3 trang 15 sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng
– Lần 1: Ông lão nghe lời mụ vợ ra biển xin cá vàng một cái máng cho lợn ăn → biển gợn sóng êm ả.
– Lần 2: Ông lão ra biển xin cá vàng một tào nhà đẹp theo lời của mụ vợ → Biển đã gợn sóng
– Lần 3: Khi ông lão xin cá vàng cho mụ vợ làm nhất phẩm phu nhân → Biển nổi sóng dữ dội
– Lần 4: Ông lão xin cá vàng để mụ vợ làm nữ hoàng → biển đã nổi sóng mù mịt.
– Lần 5: Lần này, ông lão ra biển xin cá vàng để mụ vợ làm long vương → Biển nổi sóng ầm ầm
Ý nghĩa của sự thay đổi
Biển cũng biết tức giận trước lòng tham vô đáy và sự bội bạc của mụ vợ. Biển không chỉ là thiên nhiên mà còn tham gia vào diễn biến của toàn bộ câu chuyện. Thái độ của biển cũng chính là thái độ của nhân dân khi chứng kiến sự thay đổi của mụ vợ. Ban đầu, khi những yêu cầu còn chính đáng thì nhẹ nhàng, đến cuối thì trở nên giận dữ.
~/~
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi 3 trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2 bộ Cánh Diều, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 6 Cánh Diều!