Câu 4: Những loài nào sau đây thuộc lớp Bò sát có sự trở lại môi trường nước? A. Cá sấu, rắn, thằn lằn bóng. B. Rùa biển, kì đà, trăn.

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Câu 4: Những loài nào sau đây thuộc lớp Bò sát có sự trở lại môi trường nước?

A. Cá sấu, rắn, thằn lằn bóng.

B. Rùa biển, kì đà, trăn.

C. Ba ba, rùa biển, cá sấu, rắn biển .

D. Rùa vàng, vích, đồi mồi, kì đà.

Câu 5: Những loài nào sau đây thuộc lớp Chim có sự trở lại môi trường nước?

A. Chim cánh cụt, đà điểu, vịt trời.

B. Chim cánh cụt, đà điểu, vịt nuôi

C. Vẹt, chim ưng, cò, vạc.

D. Chim cánh cụt, cò, vịt nuôi.

Câu 8: Câu phát biểu Sai là:

A. Mắt thỏ không tinh lắm.

B. Mắt thỏ rất tinh.

C. Mắt thỏ có lông mi.

D. Mi mắt thỏ cử động được.

Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của Dơi thích nghi với đời sống bay là

A. chi trước biến đổi thành cánh có màng da.

B. chi biến đổi thành bơi chèo.

C. chi sau có màng da, khoẻ

D. có cấu tạo như cánh chim.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không có ở bộ ăn sâu bọ?

A. Mõm dài, răng nhọn

B. Chân ngắn, bàn tay rộng, ngón tay khoẻ

C. Mắt không tinh, khứu giác phát triển

D. Ngón chân có vuốt sắc, có nệm thịt dày.

Câu 13: Da của thằn lằn bóng đuôi dài có đặc điểm là

A. trần, ẩm ướt.

B. khô, có vảy sừng.

C. lông mao bao phủ.

D. lông vũ bao phủ.

Câu 18: Dãy những động vật nào dưới đây được xếp vào bộ móng guốc?

A. Hổ, khỉ, vượn, gà, bò

B. Trâu, bò, lợn, ngựa, tê giác.

C. Vịt, hổ, trâu, voi, gà.

D. Voi, khỉ, vượn, ngựa, vịt.

Câu 21: Trong những động vật sau, động vật nào thuộc lớp cá xương?

A.Cá chép, cá trắm, lươn, trạch.

B. Trạch, cá đuối, cá trích.

C. Cá mập, cá voi, cá heo.

D. Cá chép, cá rô phi, cá tầm.

Câu 22: Vì sao ếch thường sống những nơi ẩm ướt?

A.Ếch sợ ánh sáng.

B. Ếch hô hấp chủ yếu qua da.

C. Để dễ lẩn trốn kẻ thù.

D. Mắt ếch rất tinh.

Câu 23: Cùng đẻ trứng và thụ tinh ngoài nhờ nước như cá chép nhưng tại sao tỷ lệ trứng được thụ tinh và nở thành con của ếch lại cao hơn cá chép?

A.Vì cá chép đẻ ít trứng hơn ếch.

B. Vì ếch có tập tính ấp trứng.

C. Vì trứng của ếch tập trung thành từng đám chất nhày không rời rạc như cá chép.

D. Vì ếch có tập tính nuôi con.

Câu 24: Lớp lưỡng cư được phân làm:

A.3 bộ.

B. 4 bộ.

C.5 bộ.

D. 6 bộ.

Câu 25: Vì sao thằn lằn bóng đuôi dài lại thích phơi nắng?

A.Vì hô hấp qua da.

B. Vì mắt có mi mắt cử động.

C. Vì di chuyển chậm chạp.

D. Vì da khô, có vảy sừng bao bọc.

Câu 26 : Khi bị kẻ thù tấn công, thằn lằn bóng đuôi dài tự vệ bằng cách :

A.Tiết nọc độc.

B. Chiến đấu đến cùng.

C. Có khả năng tự đứt đuôi.

D. Độn thổ.

Câu 27 : Trong các bộ của lớp bò sát, bộ nào không có ở Việt Nam?

A.Bộ rùa.

B. Bộ đầu mỏ.

C. Bộ cá sấu.

D. Bộ có vảy.

Câu 28: Đặc điểm sinh sản nào sau đây của lớp Bò sát tiến hóa hơn lớp Cá và lớp Lưỡng cư?

A.Đẻ con, nuôi con bằng sữa.

B. Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.

C. Thụ tinh trong, đẻ con.

D. Thụ tinh trong, đẻ trứng.

Câu 29: Chim bồ câu có kiểu bay:

A.Bay vỗ cánh.

B. Bay lượn.

C. Không biết bay.

D. Không các định đường bay.

Câu 30: Lớp chim được chia làm mấy bộ?

A.2 bộ.

B. 3 bộ.

C. 4 bộ.

D. 6 bộ.

Câu 31: Vì sao dơi thường sống treo nược mình trên cây?

A.Vì cơ thể quá nặng.

B. Vì dơi thuộc lớp chim.

C. Vì mắt dơi không tinh.

D.Vì chi sau dơi nhỏ, yếu.

Câu 32: Vì sao cá voi lại được xếp vào lớp thú mà không phải lớp cá?

A.Cá voi là động vật biến nhiệt.

B. Vì cá voi đẻ trứng.

C. Vì cá voi đẻ con và nuôi con bằng sữa.

D. Vì cá voi có kích thước lớn.

Câu 33: Khi có giao tranh, đuôi của kanguru dùng để:

A.Quật đánh kẻ thù.

B. Không có tác dụng gì.

C. Quấn chặt lấy kẻ thù.

D. Giữ thăng bằng cho 2 chi sau đá kẻ thù.

Câu 34: Vì sao thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú?

A.Vì cơ thể có lông mao, có tuyến sữa.

B. Vì nó đẻ con, nuôi còn bằng sữa.

C. Vì nó là động vật biến nhiệt.

D. Vì nó di chuyển nhanh nhẹn được cả dưới nước lẫn trên cạn.

Câu 35: Dựa vào những đặc điểm nào phân chia bộ thú ăn thịt?

A.Cấu tạo răng.

B. Cấu tạo chi.

C. Đặc điểm sinh sản.

D. Điều kiện sống.

Rate this post

Viết một bình luận