Nếu bạn là một người mới tham gia vào bộ môn câu cá, mong muốn tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích về bộ môn nghệ thuật này, thì chắc hẳn khái niệm câu đài là gì là khái niệm mà bạn không thể bỏ qua. Với những nội dung chi tiết sau, Vietnam-fishing.com sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về bộ môn này.
Câu đài là gì?
Căn cứ theo các tài liệu lưu hành phổ biến về bộ môn Câu cá, thì Câu Đài được hiểu nôm na là hình thức câu tay của người Đài Loan.
Với nhiều đặc điểm tương đồng về địa hình, khí hậu, do đó phương pháp câu này cũng ảnh hưởng đến giới cần thủ Trung Quốc và đã được du nhập vào cuối những năm thập niên 80.
Trải qua nhiều năm không ngừng cải tiến và đổi mới, bộ môn câu đài đã thực sự phát triển và mở rộng nhanh chóng, ngày nay Câu Đài còn được biết đến với tên gọi “kỹ thuật câu cạnh tranh” hay “Kỹ thuật câu thi”.
Sự hấp dẫn của phương pháp câu đài là gì?
Câu Đài không những là một bộ môn có tính nghệ thuật và triết lý sâu sắc mà nó còn là sự thư giãn, thoải mái và thi vị cho người đi câu.
Ở những điểm câu, khi mà mặt hồ còn phủ hơi sương, những tia nắng sớm mới bắt đầu ló dạng chiếu xuống tăm phao và đường câu, luôn đem lại cho con người ta cảm giác thư thái và chiêm nghiệm nhiều điều trong cuộc sống, dường như việc được hay mất con cá không còn là yếu tố tiên quyết nữa.
Câu đài đem lại cho cần thủ sự thoải mái, thong dong, cảm giác nhẹ nhàng, khác hẳn những không khí sôi nổi, căng thẳng ở các giải đấu.
Chính lúc này, các cần thủ chợt nhận ra rằng, việc sử dụng lưỡi không ngạnh sẽ tạo ra cuộc chơi 50:50 giữa cần thủ và con cá; nó sẽ có 50% cơ hội thoát khỏi lưỡi câu không ngạnh, đây cũng là một triết lý sâu sắc mà mỗi chúng ta có thể chiêm nghiệm được ở cuộc đời này: làm gì cũng nên chừa đường lui, cho người khác cơ hội cũng là cơ hội của chính mình.
Điểm khác biệt giữa phương pháp câu tay truyền thống và câu đài là gì?
Hình thức câu đài là gì? Câu đài có những điểm khác biệt nổi bật nào so với câu tay truyền thống?
Phụ kiện sử dụng
- So với phương pháp cây tay truyền thống, câu đài sử dụng những phụ kiện nhỏ như phao, lưỡi, chì, mồi, dây và cần câu ngắn từ 3.6m đến 4.5m, cực kỳ nhạy.
- Dây link ở phương pháp câu đài có chiều dài từ 8cm – 40cm và có thể điều chỉnh được; chì và lưỡi câu treo thẳng đứng, thanh quấn chì và hạt chặn chì có thể di chuyển lên xuống tùy ý.
- Có thể sử dụng để câu đáy, câu lửng ở nhiều mức độ nhạy và lụt khác nhau cùng phạm vi áp dụng rộng rãi.
- Khác với phương pháp câu tay truyền thống, phao sử dụng cho phương pháp câu đài rất nhạy, với đặc điểm dài, đọt và thân nhỏ, giúp phóng đại tín hiệu của cá khi ăn mồi
Yếu tố kỹ thuật
Đối với phương pháp câu đài, cần thủ cần thực hiện 2 lần sự cân bằng của bộ thẻo câu, rồi tìm đáy và xác lập lại trạng thái cân bằng mới bằng cách phối hợp và điều chỉnh phao ở hai lưỡi câu sao cho cá dễ ăn mồi nhất, khi có tín hiệu thì lập tức được truyền đến phao và báo cho cần thủ được biết.
Cách chỉnh phao cơ bản là chỉnh 4 câu 2, và nhiều cách chỉnh phao khác như là chỉnh nhạy và lụt, câu nhạy và lụt. Kỹ thuật chỉnh phao trong câu Đài rất phức tạp. Trong một bộ thẻo câu Đài, nếu lấy phao làm điểm mốc thì phần trên của phao gọi là dây gió, phần dưới gọi là dây nước.
Nếu lấy chì làm mốc thì đoạn dây trên gọi là dây chính (dây chủ, dây trục, dây mẫu), đoạn dưới gọi là dây link (dây con, dây nhánh, dây não).
Trong lúc câu, đọt cần câu và dây gió phải được nhấn chìm xuống nước, lấy phao làm trọng điểm, cùng với đoạn dây nước và dây link thẳng đứng, tạo nên một khu vực câu vô cùng nhạy cảm, khi lưỡi câu động đậy thì tín hiệu lập tức được truyền đến phao. Đây là đặc điểm nổi bật nhất trong câu Đài.
Cách treo chì trong phương pháp câu đài là gì? Là cách câu dính cá nhanh nhất và hiệu quả câu nhất cho cần thủ.
Mồi câu và các trang thiết bị khác
- Với phương pháp câu đài, cần thủ cần chuẩn bị mồi chuyên dụng có nhiều màu sắc và tính sương mù hóa giúp nâng cao khả năng thu hút cá hơn.
- Ngoài ra, cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị như thùng câu cá vợt cá, thau đựng mồi, dù che nắng,… theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp câu đài là gì?
Ưu điểm
So với các phương thức câu truyền thống, câu đài đem lại cho cần thủ nhiều ưu điểm nổi bật: giảm tính sát thương cho cá ở lưỡi câu, giúp phóng đại tín hiệu cá ăn mồi,tốc độ lên cá nhanh gấp 3-5 lần cách câu truyền thống.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì phương pháp câu đài vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
- Kỹ thuật Câu Đài được cải thiện chuyên dành để câu trong các ao hồ, đáy hồ bằng phẳng với độ sâu từ 1 – 1.5m, dùng để câu cá diếc và cá chép rất hiệu quả.
- Tuy nhiên, phương thức câu này lại không phù hợp trong thiên nhiên hay câu cá lớn, cũng không phù hợp cho các loại cá săn mồi hung dữ, hay áp dụng câu cá ở biển.
- Câu Đài không chịu được gió to, sóng lớn hay những nơi đáy hồ không có độ bằng phẳng, như thế làm mất đi tính nhạy cảm của phương thức này.
- Việc chỉnh Câu Đài rất phức tạp và mất nhiều thời gian, không phải ai cũng học và làm được, nhất là những người mới tiếp cận phương thức này.
- Phao câu đài có đặc điểm nhỏ và mảnh, do đó đối với người lớn tuổi hoặc mắt kém thì khó có thể quan sát được.
Kết luận
Với những thông tin chi tiết mà bài viết cung cấp, Vietnam-fishing.com tin chắc rằng, bạn đọc đã hiểu được Câu đài là gì? Cùng các đặc điểm nổi bật liên quan đến phương thức câu cá này.
So với kỹ thuật câu Quốc tế thì kỹ thuật câu đài của Trung Quốc vẫn còn non trẻ và nhiều điểm hạn chế và chưa xứng hợp: từ sử dụng cách câu chì treo lơ lửng, địa điểm tổ chức, dụng cụ câu, số lượng mồi câu đài và mồi xả,… đều được quy định rõ ràng. Do đó, người thắng cuộc là người chinh phục được tự nhiên bằng năng lực, phong thái của chính mình.
HÃY KẾT NỐI VỚI VIETNAM FISHING
ZALO 0943434326 | HOTLINE 0943434326