Câu đơn là gì? Câu ghép là gì? Cách đặt câu đơn trong tiếng Việt

Câu đơn là 1 trong những loại câu thường gặp trong giao tiếp thường ngày, câu đơn cũng là 1 trong những chuyên đề mà học sinh phải học trong chương trình ngữ văn lớp 4, 5, 6. Và để hiểu rõ câu đơn là gì, phân loại và cách đặt câu đơn như thế nào, hãy tham khảo bài viết dưới đây của maytaoamcongnghiep.com nhé!

Câu đơn là gì lớp 4, lớp 5, lớp 6?

câu đơn là gì

Kiểu câu đơn là gì? – Theo định nghĩa trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5: Câu đơn là loại câu do 1 cụm chủ ngữ và vị ngữ tạo thành. Đây là câu có ý nghĩa hoàn chỉnh và được cấu tạo bởi 1 tập hợp từ ngữ. Một câu cần phải diễn đạt được 1 ý tương đối trọn vẹn và cần có mục đích nói hoặc đối tượng nói đến.

Câu đơn là gì trong tiếng Anh?

Câu đơn là gì tiếng Anh? – Câu đơn trong tiếng Anh là câu chỉ có 1 mệnh đề chính, nghĩa là có 1 chủ ngữ và 1 động từ. Có thể chủ ngữ là 2 danh từ nối bằng “and”, hoặc cũng có thể là 2 động từ nối bằng “and” nhưng vẫn là 1 câu đơn.

Cấu tạo câu đơn là gì lấy ví dụ?

cấu tạo câu đơn

Cấu tạo câu đơn là gì ví dụ? – Xét về mặt cấu tạo, câu đơn chỉ bao gồm 1 nòng cốt câu, nghĩa là câu đơn chỉ bao gồm 2 thành phần chính trong câu là 1 chủ ngữ – 1 vị ngữ. Cuối câu đơn lúc nào cũng kết thúc bằng 1 dấu chấm câu như chấm than, hỏi chấm hoặc dấu chấm.

Ví dụ về câu đơn: 

– “Mùa hè sắp đến” Trong câu này, “mùa hè” là chủ ngữ và “sắp đến” là vị ngữ.

– “Bông hoa lan này rất đẹp”, Trong câu này “ bông hoa lan này” là chủ ngữ, và “rất đẹp” là vị ngữ.

Câu đơn có mấy loại?

Trong tiếng Việt, câu đơn được chia thành 3 loại câu chính là: câu bình thường, câu đặc biệt và câu rút gọn. Cụ thể:

phân loại câu đơn

Câu đơn bình thường

Câu đơn bình thường là loại câu đơn có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt cho câu. 

VD: Anh tôi đang học lớp 12 (Anh tôi là chủ ngữ và đang học lớp 12 là vị ngữ).

Câu đơn rút gọn

Cấu đơn rút gọn là loại câu đơn, nhưng nó không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính chủ ngữ, vị ngữ làm nòng cốt cho câu. Có thể là 1 bộ phận hoặc đôi khi là cả 2 bộ phận của câu sẽ bị lược bỏ khi giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, khi cần thiết thì ta vẫn có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ 1 cách dễ dàng.

VD: 

– Mai ơi, bao giờ phải nộp bài cho thầy vậy?

– Chiều mai. 

Trong đoạn hội thoại trên, nòng cốt trong câu “chiều mai” đã bị lược bỏ. Nếu câu đầy đủ sẽ phải là “Chiều mai lớp mình nộp bài cho thầy nhé!” 

Câu đơn đặc biệt

câu đơn đặc biệt là gì

Câu đơn đặc biệt là dạng câu mà chỉ có 1 bộ phận duy nhất làm nhiệm vụ nòng cốt cho câu và chúng ta không thể xác định được đó là bộ phận nào. Không giống như câu rút gọn, người ta không thể xác định được chính xác bộ phận làm nòng cốt câu đặc biệt là chủ hay vị ngữ.

Loại câu đặc biệt này chỉ có thể hiểu được trong 1 bối cảnh giao tiếp cụ thể. Nếu tách ra khỏi bối cảnh thì sẽ không còn tư cách của 1 câu nữa. Thông thường câu đặc biệt sẽ được sử dụng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu lên 1 nhận xét về 1 hiện tượng hay sự vật nào đó.

Ví dụ về câu đơn đặc biệt:

– Lan! Lan ơi! (Kêu hoặc gọi 1 ai đó).

– Ôi trời! Mình vui quá! (Dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ với 1 sự việc, sự vật nào đó).

– Mưa! (Dùng để xác địnhc ảnh tượng đang diễn ra).

– Thành phố Nha Trang (Dùng để xác định nơi chốn, địa điểm).

– Tiếng vỗ tay, tiếng reo hò (Liệt kê 1 loạt hiện tượng, sự vật).

Lưu ý, bạn cần phân biệt được rõ ràng câu đặc biệt với câu đảo chủ ngữ, vị ngữ để tránh hiện tượng nhầm lẫn khi đặt câu. Cụ thể, câu đơn đặc biệt thường được sử dụng để chỉ sự xuất hiện, tồn tại. Còn các câu đảo chủ vị thường là những câu miêu tả với dụng ý nghệ thuật, đảo câu nhằm nhấn mạnh nội dung của câu. Dạng câu đơn đặc biệt và câu rút gọn không được đưa vào chương trình tiểu học. 

Ví dụ:

– Trên trời, có đám mây xanh (Đây là câu đơn đặc biệt)

–  Đẹp vô cùng tổ quốc ta (Đây là câu đảo chủ ngữ vị ngữ)

Hướng dẫn cách đặt câu đơn trong tiếng Việt

Dựa vào giải thích khái niệm của 3 loại câu đơn này chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt trong cấu tạo cũng như chức năng của chúng. Vì vậy, việc đặt câu cũng cần hết sức lưu ý.

  • Trước khi đặt câu, cần xác định chính xác được bộ phận chủ, vị ngữ của câu nếu bạn muốn đặt 1 câu đơn bình thường.

  • Với câu đơn rút gọn, khi cần thiết phải khôi phục được bộ phận nòng cốt câu.

  • Với câu đặc biệt thì khó hơn, loại câu này không thể xác định được bộ phận nòng cốt câu, tuy nhiên câu này phải có nghĩa trong 1 ngữ cảnh nhất định.

Câu đơn là gì câu ghép là gì?

câu đơn là gì câu ghép là gì

Khái niệm câu ghép: Câu ghép là 1 câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau. Mỗi vế câu trong 1 câu ghép thường có cấu tạo giống 1 câu đơn (có cụm chủ – vị). Giữa các vế của câu ghép luôn có mối quan hệ nhất định/

Ví dụ: Hễ con chó mà đi chậm, con khi đi lại cấu 2 tai con chó giật giật. Còn con chó mà chạy sải, thì con khỉ sẽ gò lưng như người phi ngựa.

Cách để nối các vế trong 1 câu ghép

Để nối các vế trong 1 câu ghép thì chúng ta có thể nối bằng các cách sau:

  • Nối bằng từ ngữ nối

  • Nối trực tiếp mà không sử dụng từ ngữ nối

    . Trong trường hợp này thì giữa các vế câu phải sử dụng dấu chấm phẩy, dấu phẩy hoặc dấu hai chấm. VD: Cảnh tượng xung quanh tôi giống như đang có sự thay đổi lớn, hôm nay tôi bắt đầu học đại học.

  • Nối các vế câu bằng quan hệ từ

    : Giữa các vế trong câu ghép có rất nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị các quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối các vế câu với nhau. Ví dụ như và, nhưng, thì, hoặc, hay,… hoặc cặp quan hệ từ như vì – nên, tại – nên, do – nên, chẳng những – mà còn, nếu – thì, mặc dù – nhưng, để – thì,….

Mối quan hệ giữa các vế trong 1 câu ghép

mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép

Quan hệ nguyên nhân & kết quả: Để thể hiện mối quan hệ này giữa 2 vế chúng ta có thể sử dụng quan hệ từ vì, do, nên, bởi vì,… Hoặc cặp quan hệ từ vì – nên, bởi vì – cho nên,…

VD: Do hôm nay trời mưa to nên lớp ta hoãn lao động.

Quan hệ giả thiết & kết quả hoặc điều kiện & kết quả: Để thể hiện mối quan hệ này, giữa 2 vế câu ghép ta có thể sử dụng quan hệ từ giá, nếu, thì,… hoặc cặp quan hệ từ nếu – thì; giá – thì; hễ – thì; hễ mà – thì;….

VD: Nếu bạn Lan chăm học tập, thì bạn ấy sẽ có khả năng đạt học sinh giỏi.

Quan hệ tương phản: Quan hệ từ thường được sử dụng như dù, mặc dù, tuy, nhưng;… hoặc cặp quan hệ từ dù – nhưng, tuy – nhưng, mặc dù – nhưng,…

VD: Tuy bị gãy chân, nhưng Long vẫn đi học đều đặn.

Quan hệ tăng tiến: Quan hệ từ thường được sử dụng trong quan hệ tăng tiến là không những – mà còn; không chỉ – mà còn,….

VD: Không những bạn Lan học giỏi, mà bạn ấy còn hát rất hay.

Quan hệ mục đích: Thường dùng các cặp quan hệ từ để, thì, để – thì,…

VD: Chúng em luôn cố gắng học tập thật tốt để có tương lai tốt hơn. 

Qua bài viết trên, maytaoamcongnghiep.com hy vọng sẽ giúp em bạn học sinh hiểu rõ hơn câu đơn là gì? Câu đơn có mấy loại, cách đặt câu đơn như thế nào? Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và đừng quên ghé thăm website thường xuyên để tìm hiểu những bài viết hữu ích phục vụ cho quá trình thi cử và học tập nhé!

 

Rate this post

Viết một bình luận