Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (P1)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Điều nào dưới đây nên tránh trong tình yêu nam nữ?

  • A. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
  • B. Có tình cảm trong sang, lành mạnh.
  • C. Có hiểu biết về giới tính.
  • D. Có sự thông cảm sâu sắc cho nhau.

Câu 2: Việc nào dưới đây cần tránh trong quan hệ tình yêu giữa hai người?

  • A. Yêu nhau vì lợi ích.
  • B. Tôn trọng người yêu.
  • C. Tặng quà cho người yêu.
  • D. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây nên tránh trong tình yêu nam nữ?

  • A. Yêu đương quá sớm.
  • B. Có tình cảm trong sáng, lành mạnh.
  • C. Có sự chân thành, tin cậy.
  • D. Có sự thông cảm sâu sắc cho nhau.

Câu 4: Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có

  • A. quan niệm đúng đắn về tình yêu.
  • B. Quan niệm thức thời về tình yêu.
  • C. Quan điểm rõ ràng về tình yêu.
  • D. Cách phòng ngừa trong tình yêu.

Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính?

  • A. Có tình cảm chân thực, quyến luyến.
  • B. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân.
  • C. Quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi.
  • D. Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.

Câu 6: Tình yêu không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ phẩm chất

  • A. Đạo đức cá nhân.
  • B. Đạo đức xã hội.
  • C. Cá tính con người.
  • D. Nhân cách con người.

Câu 7: Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của mỗi cá nhân nhưng không hoàn toàn là việc

  • A. Riêng của cá nhân.
  • B. Tự nguyện của cá nhân.
  • C. Bắt buộc của cá nhân.
  • D. Phải làm của cá nhân.

Câu 8: Trong các chức năng của gia đình, chức năng nào là quan trọng nhất

  • A. Chức năng kinh tế.
  • B. Chức năng duy trì nòi giống.
  • C. Chức năng tổ chức đời sống gia đình.
  • D. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

Câu 9: Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của

  • A. Những người yêu nhau.
  • B. Gia đình.
  • C. Xã hội.
  • D. Cộng đồng.

Câu 10: Trong tình bạn khác giới, cần chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

  • A. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng.
  • B. Thân mật và gần gũi.
  • C. Quan tâm và chăm sóc.
  • D. Lấp lửng trong cách ứng xử.

Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính?

  • A. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân.
  • B. Có sự chân thanh, tin cậy từ hai phía.
  • C. Quan tâm sâu sắc không vụ lợi.
  • D. Có tình cảm chân thực, quyến luyến.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không thể hiện hôn nhân tự nguyện và tiến bộ?

  • A. Quyền tự do li hôn.
  • B. Đăng kí kết hôn theo luật.
  • C. Nam nữ tự do kết hôn theo luật định.
  • D. Tự do sống chung với nhau, không cần sự can thiệp của gia đình và pháp luật.

Câu 13: Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là

  • A. Tình yêu.
  • B. Tình bạn.
  • C. Tình đồng đội.
  • D. Tình đồng hương.

Câu 14: Anh M bàn bạc với vợ về kế hoạch bán mảnh đất tích lũy của hai vợ chồng để kinh doanh là thực hiện nguyên tắc nào dưới đây trong hôn nhân?

  • A. Thỏa thuận.
  • B. Hòa nhập.
  • C. Bình đẳng.
  • D. Hợp tác

Câu 15: Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Ghen tuông, giận hờn vô cớ.
  • B. Trung thực, chân thành từ hai phía.
  • C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.
  • D. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.

Câu 16: T là một cô gái xinh đẹp. Theo cô, yêu là phải chọn người lắm tiền, đẹp trai. Quan niệm của T vi phạm vào điều cần tránh nào dưới đây trong tình yêu?

  • A. Yêu đương quá sớm.
  • B. Yêu vì mục đích vụ lợi.
  • C. Ngộ nhận trong tình yêu.
  • D. Quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Câu 17: Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân được gọi là

  • A. tình yêu.
  • B. thời kì hòa giải.
  • C. thời kì hôn nhân.
  • D. thời kì li thân.

Câu 18: Anh Q và chị P tự ý sống chung với nhau. Sau một thời gian giữa họ có một đứa con và một căn nhà. Về mặt pháp lí hiện nay quan hệ giữa Q và P là quan hệ gì?

  • A. Quan hệ vợ chồng
  • B. Không có quan hệ gì

  • C. Quan hệ nhân thân
  • D. Quan hệ tài sản

Câu 19: Anh D cho rằng mình là người trụ cột trong gia đình và có quyền quyết định mọi việc lớn mà không phải hỏi ý kiến của vợ. Theo em, anh A đã vi phạm nguyên tắc nào của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay?

  • A. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
  • B. Một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng
  • C. Vợ chồng chung thủy, tôn trọng lẫn nhau
  • D. Các thành viên trong gia đình phải tôn trọng, yêu thương nhau

Câu 20: N và M chơi thân với nhau từ nhỏ và đã yêu nhau khi lên đại học cùng giúp đỡ nhau trong học tập và ra trường họ đã lấy nhau. Em nhận xét gì về tình yêu trên?

  • A. Đó là tình yêu chân chính.
  • B. Đó là sự ngộ nhận về tình cảm bạn bè.
  • C. Đó chỉ là sự vụ lợi tronh tình yêu.
  • D. Đó là sự thương hại nhau trong cuộc sống.

Câu 21: Trong lớp 11A có bạn S và V yêu nhau nên học kì I vừa rồi sa sút việc học hành. Trong trường hợp này hai bạn đã vi phạm điều cần tránh nào trong tình yêu?

  • A. Không nên yêu sớm.
  • B. Không nên yêu nhiều người cùng một lúc.
  • C. Không nên yêu vì vụ lợi.
  • D. Không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Câu 22: Cha mẹ N do làm ăn thua lỗ nợ nhà H nhiêu tiền. Bồ mẹ N phải cưới con gái cho H để H trả hết khoản nợ. N phải nghe theo lời ba mẹ lấy H dù không yêu. Hôn nhân trong tình huống trên được gọi là hôn nhân:

  • A. tự nguyện.
  • B. tiến bộ.
  • C. vụ lợi.
  • D. chân thành.

Rate this post

Viết một bình luận