Cầu may đầu năm, nhất định phải ghé những ngôi chùa/đền LINH THIÊNG nổi tiếng này Bắc Giang sẽ đại cát, đại lộc

Chùa Bổ Đà

Chùa Bổ Đà hay còn được gọi là chùa Bổ, nằm ở phía Bắc dòng sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Không gian thanh vắng và yên bình của ngôi chùa- ảnh Vietlandmark.com

Không gian thanh vắng và yên bình của ngôi chùa- ảnh Vietlandmark.com

Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất Kinh Bắc. Chùa có kiến trúc độc đáo đó là lối kiến trúc “nội thông ngoại bế” tạo vẻ u tịch, thanh vắng và huyền thoại, xung quanh là đồi núi.

“Nét cổ của ngôi chùa được thể hiện qua bộ kinh Phật khắc trên gỗ thị cổ nhất Việt Nam, được xếp trên 8 chiếc giá, mỗi giá có 4 tập sách kinh bằng 240 tấm ván gỗ hợp thành, tất cả có khoảng 2000 tấm.

Vườn tháp chùa Bổ Đà - Ảnh báo Bắc Giang

Vườn tháp chùa Bổ Đà – Ảnh báo Bắc Giang

Hằng năm, vào ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch Lễ hội Bổ Đà được tổ chức với sự tham dự của nhiều du khách gần xa để cầu mong sức khoẻ, an bình và hạnh phúc”- Theo phapluatplus.vn

Ảnh baodautu.vn

Ảnh baodautu.vn

Chùa La (chùa Vĩnh Nghiêm)

Tọa lạc tại làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. Đây là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam.

Ảnh Phatgiao.org.vn

Ảnh Phatgiao.org.vn

Theo Cinet.vn: “Chùa này nằm ở chỗ hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương. Khu vực này năm xưa còn gọi là khu vực ngã ba Phượng Nhãn. Chùa nhìn ra ngã ba sông và nhìn về phía Lục Đầu Giang – Kiếp Bạc.

Phía sau chùa là thôn Đức La xa hơn nữa là vùng Cẩm Lý cửa ngõ ra vào vùng núi Yên Tử. Bao quanh chùa có một số núi lớn tiêu biểu là núi Cô Tiên. Ra vào chùa có thể đi theo sông Thương, sông Lục Nam và con đường quốc lộ 31 đi Trí Yên (Yên Dũng). Do thuận tiện giao thông như vậy nên khách thập phương đến hội không có trở ngại.”

Ngay từ ngày mùng 1 hàng năm, khách thập phương khắp nơi đã đổ về lễ chùa, cầu may mắn bình an.

Ảnh Anninhthudo.vn

Ảnh Anninhthudo.vn

Trong ngày hội (14/2), các tăng ni ở chùa thắp hương tụng kinh, niệm phật ở tam bảo, nhà tổ đệ nhất và nhà tổ đệ nhị. đồng thời cũng thỉnh chuông hoăng dương phật pháp vào lúc sớm, tối trong ngày.

Ngoài là ngôi chùa linh thiêng, nơi đây còn chứa đựng ý nghĩa văn hóa lớn lao. Theo báo Lao Động, ngày 7.20.2012, đã tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận của UNESCO cho mộc bản kinh Phật của chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản ký ức thế giới.

Ảnh laodong.vn

Ảnh laodong.vn

Chùa Kim Tràng

Ngoài hai ngôi chùa nổi tiếng Đức La và chùa Bổ Đà thì một ngôi chùa linh thiêng khác là chùa Kim Tràng hay còn gọi là chùa Tràng. Người dân Bắc Giang nhiều đời truyền tai nhau câu ca: “Thứ nhất là chùa Đức La,Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng”.

Ảnh Tanyen.bacgiang.gov.vn

Ảnh Tanyen.bacgiang.gov.vn

Chùa Kim Tràng là cái tên gọi theo tên làng sở tại. Trước đây chùa thuộc xã Kim Tràng, tổng Tuy Lộc Sơn, huyện Yên Thế, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc. Sau này chùa thuộc thôn Kim Tràng, xã Việt Lập, huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang. Chùa toạ lạc ở khu đất rộng, bằng phẳng, cao ráo ở đầu làng và quay về hướng Tây – Nam, nhìn ra sông Cầu Đông. Con đường bộ 34A chạy từ thị xã Bắc Giang lên Tân Yên, Yên Thế đi qua ngay trước đất chùa bởi thế việc đi lại giao lưu giữa chùa với các vùng lân cận rất thuận tiện- theo tanyen.bacgiang.gov.vn

Chùa Thổ Hà

Theo Báo Vườn Hoa Phật Giáo: “Chùa Thổ Hà có tên là Đoan Minh Tự, được nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa 1996. Niên biểu chính thức của chùa chưa tìm thấy. Căn cứ dòng chữ ghi trên đôi rồng đá ở cửa chùa thì năm Giáp Thân 1580 đời nhà Mạc mua rồng đá, năm Canh Thân 1610 tu sửa lại. Đúng lý chùa phải làm trước khi mua rồng đá.”

 Ảnh Báo Vườn Hoa Phật Giáo

Ảnh Báo Vườn Hoa Phật Giáo

Chùa xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, có quy mô lớn, bao gồm cổng tam quan, gác chuông và tiền đường. Tam quan chùa nằm sát sau đình. Qua Tam quan một quãng xa mới tới gác chuông (nay đã cháy), phía trước cửa chùa có hai sấu đá, bên phải là bia chùa hình vuông khắc chữ cả bốn mặt.

Gác chuông và tiền đường được chạm trổ lộng lẫy với các đề tài rồng mây, hoa lá. Thời gian kháng chiến quả chuông to trong gác chuông được lấy để đúc vũ khí. Trong chùa có tượng Phật tổ Như Lai to lớn, tượng Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen.

Chùa Phúc Quang

Nằm cách trung tâm TP Bắc Giang 20km về phía Đông Bắc, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Ngôi chùa này được biết đến với lời nguyền “ngôi chùa không sư” nhưng không kém phần linh thiêng.

Ảnh vanhien.vn

Ảnh vanhien.vn

Theo Pháp Luật Việt Nam: “nhiều vị sư đã từng đến thăm chùa thấy cảnh trí đẹp cũng muốn ở lại, nhưng sau khi thắp hương khấn vái xin phép đều lẳng lặng ra đi, không bao giờ trở lại.

Dù không lý giải được vì sao chùa không sư nhưng người dân đều tin tưởng vào sự linh thiêng của chùa. Bằng chứng là suốt những năm tháng chiến tranh, mặc dù khu vực xung quanh bị bom đạn oanh tạc đến xơ xác, riêng chùa Phúc Quang và xã Tiên Lục vẫn được bảo vệ an toàn. Họ cho rằng chính ngôi chùa hơn 300 năm tuổi đã trấn giữ vùng đất này, giúp dân an cư lạc nghiệp.”

Ảnh Vanhien.vn

Ảnh Vanhien.vn

Rate this post

Viết một bình luận