Câu trần thuật là gì? – Thư viện khoa học

Advertisement

Trong chương trình ngữ văn lớp 8, chúng ta được học và làm quen với nhiều dạng câu sử dụng cho văn viết như câu phủ định, câu cảm thán, câu cầu khiến… Một trong những loại câu hay được sử dụng để mô tả câu chuyện là câu trần thuật. 

Định nghĩa câu trần thuật 

Câu trần thuật là loại câu được sử dụng để kể lại một câu chuyện, mô tả, tường thuật, trình bày, khai báo, thông báo hay nhân định một việc, câu chuyện, hoạt động, trái thái và tính chất trong thực tế. Trong văn viết thì câu trần thuật nên viết theo đúng thực tế những thì mình nhìn thấy được, còn trong văn nói thì giọng điệu bình thường và kết thúc câu nên sử dụng dấu chấm. 

Xem thêm: Cách sử dụng tất cả các dấu câu trong tiếng Việt

Những đặc điểm chính câu trần thuật

Để sử dụng câu trần thuật đúng lúc, đúng hoàn cảnh chúng ta cần nắm vững những đặc điểm chính sau:

  • Nên sử dụng câu trần thuật để mô tả, tường thuật hay trình bày một sự việc, câu chuyện hay bản khai toàn bộ những sự việc mà mình đã chứng kiến qua trực tiếp. Không nên nghe từ nhiều nguồn khác nhau mà áp dụng vào câu trần thuật sẽ ảnh hưởng đến kết quả.

  • Câu trần thuật không có nhiều đặc điểm về hình thức như các loại câu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

  • Kết thúc câu trần thuật thường sử dụng dấu chấm, trong một số trường hợp để nhấn mạnh ý nghĩa câu nói có thể sử dụng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Những chức năng chính câu trần thuật 

Câu trần thuật có một số tính năng chính đặc trưng sau:

  • Câu trần thuật thường không có dấu hiệu giúp người dùng nhận biết, vì vậy nên đọc kỹ đoạn văn để phân tích và đưa ra kết luận. Dấu hiệu đơn giản nhất là cuối câu trần thuật thường dùng dấu chấm.

  • Là loại câu được sử dụng phổ biến nhất trong văn xuôi, văn viết, tiểu thuyết hay văn dài…

  • Chức năng chính của câu trần thuật là kể hay tường thuật lại câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ hoặc hiện tại. Câu chuyện này là có thật và được kể lại có thể khác nhau tùy vào người viết khi nhìn nhận vấn đề khác nhau.

  • Nó còn dùng để yêu cầu, bộc lộ cảm xúc của người viết về một sự việc.

Ví dụ sử dụng câu trần thuật trong văn học và thực tế

Trong văn học và giao tiếp câu trần thuật được sử dụng nhiều nhất trong các loại câu vì nó thực tế, dễ sử dụng và dễ nghe, dễ hiểu.

Ví dụ trong giao tiếp

Ví dụ 1: Hôm qua trời mưa nên con đường gần nhà em bị ngập nước.

Dễ dàng nhận thấy câu nói trên là tường thuật câu chuyện về thời tiết, mà cụ thể là hôm qua trời mưa nên con đường bị ngập nước. 

Ví dụ 2: Cha tôi là công nhân xây dựng

Người nói muốn mô tả cha của mình có nghề nghiệp là một công nhân xây dựng.

Ví dụ trong văn học

Ví dụ 1: “Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

Câu trần thuật này có ý nghĩa là mô tả và bảy tỏ lòng yêu nước và tự hào dân tộc và nhắc nhở thế hệ trẻ nên biết ơn các bậc anh hùng của dân tộc Việt.

Ví dụ 2: “Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta!”

Nhiều người hay nhầm câu trên là câu cảm thán nhưng thật ra nó là câu trần thuật có nghĩa là mô tả về tào khê.

Kết luận: Câu trần thuật là dạng câu quan trọng, được sử dụng nhiều trong soạn văn và viết văn nghị luận.

Advertisement

Rate this post

Viết một bình luận