Cây bằng lăng – Cách trồng và chăm sóc bằng lăng xanh tốt trong vườn

4.3

(85.81%)

31

vote[s]

Cây bằng lăng là một trong những biểu trưng cho mùa hè, mùa của tuổi học trò và mùa của kỷ niệm. Màu tím của hoa vào mùa hè nở rộ làm tím cả mọt vùng trời xao xuyến rất đẹp. Cây được trồng ở nhiều nơi, thường được trồng ở các dãy đường phố, trong trường học, trước cổng, trước ngõ…vv làm cây bóng mát và mang lại vẻ đẹp cho không gian.

Tên thông thường, tên khoa học và nguồn gốc xuất xứ của cây bằng lăng

  • Tên thường gọi: Cây bằng lăng

  • Tên gọi khác: bằng lăng nước.

  • Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa (L.) Pers

  • Họ thực vật: Lythaceae (Tử Vi )

  • Nguồn gốc: loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ đến Australia. Sau đó cây được du nhập và đưa về Việt Nam và các nước khác. Dần dần cây bằng lăng được trồng phổ biến trên nhiều nơi và nhiều khu vực khác.

cay-bang-lang-cach-trong-va-cham-soc-bang-lang-xanh-tot-trong-vuon_1

Xem thêm:

Ý nghĩa của cây bằng lăng

Hoa bằng lăng là tuổi thơ của tuổi học trò, hoa biểu tượng cho thời tuổi trẻ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hoa của cây bằng lăng nở báo hiệu mùa hè đến, mùa của thi cử, mùa của chia tay và sự luyến tiếc chia tay giảng đường.

Hoa bằng lăng là nguyên liệu cho nhiều nhà văn, nhà thơ và nhà nhiếp ảnh. Nói đến hoa có nhiều bài văn hay, bài thơ cuốn hút, nhiều tác phẩm đã mang đến tiếng tăm nổi tiếng.

Đặc điểm của cây bằng lăng

Đặc điểm thực vật học cây bằng lăng

  • Thân: bằng lăng thuộc loại thân gỗ, có chiều cao khoảng 2 đến 14m, có cây trồng ở những nơi tốt có chiều cao hơn. Thân cây cứng, bề ngoài vỏ sần sùi không được mịn, có màu nâu đen. Thân cây thẳng, và có nhiều cành tỉa ra tạo tán rộng.

  • Lá: lá cây bằng lăng có màu xanh, lá cây dạng hình bầu dục, đầu lá nhọn, mép lá nguyên, các gân lá nổi rõ nhìn tựa như lá ổi. Lá đơn mọc đối, với kích thước lá dài khoảng 16cm, bề ngang lá dài khoảng 4 đến 6cm. Chu kỳ rụng lá khoảng vào tháng của mùa thu.

  • Hoa: Hoa bằng lăng mọc thành từng cành, mọc trên đầu mỗi nhánh. Chùm hoa của cây bằng lăng có màu tím, có chiều dài khoảng 25-35cm. Các cánh hoa mỏng, nhụy hoa màu vàng, khi nở các cảnh bung nở để lộ nhị hoa vàng ở giữa khá bắt mắt. Mỗi một hoa có 6 cánh hoa, các cánh hoa có đường nét bên ngoài uốn lượn. Vào các tháng của tiết trời mùa hè, hoa bằng lăng bắt đầu rực nở sắc hoa.

  • Khi kết thúc quá trình ra hoa, quả của cây được hình thành. Quả của cây mọc thành từng chùm quả đơn, hình tròn. Cuống quả dài khoảng 2 đến 3cm. Quả của cây bằng lăng khi còn non có màu xanh, sau đó già có màu nâu và quả có vỏ cứng.

cay-bang-lang-cach-trong-va-cham-soc-bang-lang-xanh-tot-trong-vuon_12

Đặc điểm sinh thái của cây bằng lăng

  • Bằng lăng thuộc dạng ưa sáng, cây phù hợp thích nghi với nhiều môi trường khác nhau, cây có bộ rễ cắm sâu, có khả năng chịu hạn khá tốt.

  • Cây bằng lăng ít sâu bệnh hại và không yêu cầu quá cao về công chăm sóc.

  • Thích hợp với điều kiện đất thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng.

Công dụng của cây bằng lăng

Cây bằng lăng làm cây cảnh, cây trang trí

Với dáng cây thẳng, cây không quá cao và sở hữu màu sắc hoa tím mộng mơ nhẹ nhàng. Hoa bằng lăng được nhiều người yêu thích và trồng ở nhiều nơi. Trồng ở sân vườn của căn nhà, biệt thự, cho đến ngoài đường phố, khuân viên của trường học, bệnh viện, công ty, công viên….vv. Cây bằng lăng mang đến vẻ đẹp thiên nhiên điểm tô cho căn nhà, cho không gian sống, ngoài ra cây tạo bóng mát để những ngày hè oi bức được bớt đi phần nắng.

cay-bang-lang-cach-trong-va-cham-soc-bang-lang-xanh-tot-trong-vuon_14

Cây bằng lăng cho gỗ mang giá trị kinh tế cao

Bằng lăng nếu trồng lấy gỗ cũng là mộ ưu thế trong ngành đồ gỗ. Gỗ cây bằng lăng đẹp, bền, mịn và dẻo nên được sử dụng làm đồ gỗ nội thất rất nhiều. Mang đến giá trị kinh tế cao cho người dân.

Cây bằng lăng là cây thuốc quý

Bằng lăng được các chuyên gia cho rằng có khả năng chữa được nhiều bệnh. Trong đó có ứng dụng chữa bệnh tiểu đường, đau bụng, làm giảm lượng mỡ thích hợp cho người thừa cân.

Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc liên quan đến cây bằng lăng chúng ta nên tham hảo ý kiến của các bác sỹ để chữa bệnh.

Cách trồng và chăm sóc cây bằng lăng

Bằng lăng có nhiều cách nhân giống như gieo hạt, chiết cành.Trong đó hình thức phương pháp gieo hạt đang phổ biến.

cay-bang-lang-cach-trong-va-cham-soc-bang-lang-xanh-tot-trong-vuon_16

Cách trồng cây bằng lăng

  • Việc trồng cây ra ngoài sử dụng làm cây công trình, cây trồng ngoại cảnh thì nên chọn cây cao tầm hơn 2m để trồng. Với bầu cây chắc và độ tuổi trong vườn ươm khoảng từ 2 năm trở lên. Như vậy cây bằng lăng mới đảm bảo được độ an toàn và tỷ lệ sống khi ra ngoài.

  • Đào hố và bón phân hữu cơ, phân chuồng, hoai mục, rắc vôi xung quanh, để tầm 15 ngày sau đó mới trồng. Đào hố nên có chiều dài, rộng to gấp đôi bầu.

  • Đặt bầu xuống chúng ta tháo hết túi niong bao quanh bầu, tránh làm ảnh hưởng hoặc vỡ bầu.

  • cây bằng lăng cho thẳng.

    Lấp đất xung quanh và nén, giữcho thẳng.

  • Dùng các cây chống xung quanh để cây không bị nghiêng ngả sau trồng.

  • Tưới nước ngay sau khi trồng để đảm bảo độ ẩm cho cây hồi xanh.

Chăm sóc cây bằng lăng sau trồng

  • Nước tưới: Sau khi trồng, chúng ta tưới nước và cung cấp độ ẩm cho cây để cây nhận được nước cho quá trình hồi xanh. Dùng nước sạch tưới cho cây để tránh làm nguồn bệnh lây đến cây. Khi cây bằng lăng ra hoa là thời điểm cây cần nhiều nước nhất, nên chúng ta nên quan tâm hơn vào thời điểm đó.

  • Phân bón: Dùng phân vi lượng, phân hữu cơ, phân hoai mục 4 tháng đầu/1 lần với khối lượng 0,1 đến 1,2kg/1 gốc. Bổ sung 6 tháng bón 1 lần phân NPK(15:15:15) 100g/1 gốc.

  • Cắt tỉa cành lá bớt để tạo dáng đẹp và độ thoáng cho cây.

  • Thực hiện vun gốc, xới xáo xung quanh 1 năm 1 đến 2 lần. Thực hiện ở các năm đầu trong vòng 3 năm đầu quay lại.

  • Sâu bệnh hại: cây bằng lăng có các trường hợp bệnh xảy như bệnh đục thân, sâu cánh cứng, sâu ăn lá ..vv Đối với sâu đục thân chúng ta có thể sử dụng quét vôi nước phía gốc, đó là biện pháp IPM hiệu quả nhất và an toàn cho cây. Đối với các loại sâu chúng ta có thể ra các quán thuốc bảo vệ thực vật để mua thuốc điều trị hợp lý nhất.

Cây bằng lăng mang nét riêng của cây, với màu hoa tím nhạt mọng mơ và lưu luyến cây mang đến sự hiền hòa của thiên nhiên vào trong cuộc sống vì thế mà cây được nhiều người yêu thích và trồng ở nhiều nơi. Là cây cảnh mang lại vẻ đẹp bóng mát và điều hòa không khí trong lành, cây bằng lăng luôn giành được nhiều điểm thu hút của mọi người.

Rate this post

Viết một bình luận