Vùng đồng bằng Nam Bộ tuy trù phú nhưng thường xuyên ngập vào mùa mưa, bị xâm thực mặn vào khô, rất khó để trồng các loại rau củ. Tuy nhiên có một loại cây có sức sinh trưởng mạnh mẽ, vẫn trưởng thành trên vùng đất này và trở thành một đặc sản nơi đây, đó là cây điên điển trong bài hát Bông điên điển mà bất cứ người con gái miền Tây nào cũng thuộc.
Cây bông điên điển là gì?
Cây điên điển hay còn có tên khác là điền thanh thân tía, điền thanh bụi, là cây thuộc họ đậu có tên khoa học là Sesbania sesban. Điên điển là một cây mọc hoang dại, dễ thích nghi với môi trường khắc nghiệt, có sức sống mãnh liệt chống lại các loài sâu bệnh và cỏ dại khác. Chúng mọc nhiều ở vùng đồng bằng Nam Bộ.
Chúng là loài cây ưa nước, mọc thành bụi, thường bắt gặp ở gần bờ ao, sông suối, đồng ruộng. Điên điển phát triển mạnh vào mùa nước nổi, chúng ra hoa nở vàng trải khắp ca đồng ruộng.
Cây điên điển là cây thân thảo, vì thuộc họ đậu nên chúng cũng có các nốt sần ở rễ, có các vi khuẩn cộng sinh cố định đạm giúp chúng có sức sống phát triển mãnh liệt hơn.
Cây điên điển trưởng thành có thể cao tới 4-5m, tán cây phát triển rộng 2-3m, rễ ăn sâu vào đất, giúp cây bám chặt và khó bị cuốn trôi bởi nước. Lá cây thuộc dạng lá kép, nhỏ và dẹt, hoa vàng, quả tròn dài.
Công dụng ít ai biết của vị thuốc quý bông điên điển
Cải tạo đất: Cây điên điển được người dân sử dụng nhiều trong việc cải tạo đất canh tác, nhờ có nốt sần ở rễ, mỗi vụ trồng điên điển thì mỗi ha có thể thu được khoảng 60 tấn chất hữu cơ và 100kg Nito từ trong không khí.
Nấu ăn: Cây điên điển cũng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn của người dân quanh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bông điên điển có thể chế biến nhiều món ăn như điên điển xào, canh rau điên điển, gỏi tép đồng, hoặc cũng có thể ăn như rau sống, nhúng lẩu, ăn kèm bún,… Vị chua thanh của điên điển được nhiều người sử dụng để nấu canh chua, hoặc làm dưa chua ăn hàng ngày.
Làm thuốc: Ngoài ra bông điên điển từ lâu đã được người dân truyền nhau về những bài thuốc đơn giản mà có thể chữa khỏi bệnh nhanh chóng.
Lá điên điển: Nước cốt lá điên điển có thể giúp tẩy giun, xổ giun, có tính tẩy mạnh. Dùng ngoài ra sẽ làm giảm viêm nhiễm, giảm đau, mụn nhọt.
Bông điên điển thường được cho thêm vào trà để uống, có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm sự thoái hóa của cơ thể.
Hạt điên điển có thể giã nát, rồi trộn với bột gạo đắp lên vùng da bị ngứa ngáy, viêm tấy lâu ngày không khỏi. Nước sắc từ hạt điên điển có thể uống chữa bệnh tiêu chảy, còn có tác dụng điều kinh, làm săn da.
Nhựa cây điên điển có màu trắng đục, được nhiều người sử dụng để trị bệnh giời leo. Theo bài thuốc dân gian, lấy nhựa non từ cành điên điển non, nên lấy buổi sáng để nhiều nhựa hơn, sau đó tra vào vết giời leo rồi để tự nhiên cho khô, khi đã khô lại tiếp tục tra nhựa lên, liên tiếp vài lần là khỏi.
Rễ cây điên điển dùng giã nát rồi đắp lên phần ra bị mụn nhọt, áp xe, bọ cạp cắn, có thể loại bỏ độc tố, giảm thiệt hại cho da.
Lưu ý khi sử dụng bông điên điển:
Lá cây điên điển có một công dụng khác là ngừa thai, hạt điên điển có khả năng giảm hoạt tính của tinh trùng, vì vậy cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Hạt điên điển có chứa độc tính, muốn sử dụng cần ngâm trong nước ít nhất 3 ngày rồi nấu chín trước khi dùng.
Cách trồng cây điên điển đúng cách
Hạt điên điển sau khi thu hoặc cần phải để nghỉ ngơi tối thiểu một tháng trước khi gieo trồng để đạt tỉ lệ nảy mầm tốt nhất. Lẫy rễ cây điên điển tươi đập dập bỏ vào nước ngâm hạt để vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần được cấy vào hạt giống, hạt ngâm trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh khoảng 1 ngày là có thể đem gieo trồng được.
Đất trồng phải được cày trục trước, bơm nước vào ruộng ngập luống cày. Mỗi ha gieo 40kg hạt giống, sau khi gieo thì tiến hành rút nước khỏi ruộng. Nửa tháng sau bón thêm 20kg phân urê trên mỗi ha, từ đó không bón thêm gì nữa.
Cải tạo đất với cây điên điển:
– Đất đã đủ mùn thì khoảng 45 ngày sau khi trồng là tiến hành cày dập luôn
– Đất cần thêm mùn thì để cây sinh trưởng trong 5 tháng rồi mới cày, bón thêm 500kg vôi bột giữ nước ngâm nửa tháng đến khi cây phân hủy hết mới trục lại để gieo trồng cây khác
Cây điên điển tuy là loài mọc hoang dại, nhưng lại mang đến những lợi ích to lớn cho người nông dân, đồng thời cũng là một vị thuốc chữa các bệnh ngoài da rất hữu hiệu. Vị chua thanh của bông điên điển đã tạo nên một nét đẹp ẩm thực cho người dân nơi đây, mà bất kì người con xa xứ khi nhắc đến đều không thể quên.
Xem thêm:
5/5 – (3 bình chọn)