Bưởi, có nơi gọi là Bòng ( mặc dù cây bòng thì khác với cây bưởi ), có danh pháp khoa học hai phần : Citrus maxima (Merr., Burm. f.), hay Citrus grandis L., là một loại quả thuộc chi Cam chanh, thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi chín, có múi dày, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại. Bưởi có nhiều kích thước tùy giống, chẳng hạn bưởi Đoan Hùng chỉ có đường kính độ 15 cm, trong khi bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều (Biên Hòa), bưởi da xanh (Bến Tre) và nhiều loại bưởi khác thường gặp ở Việt Nam, Thái Lan có đường kính khoảng 18–20 cm.
Bưởi tiếng Anh gọi là Pomelo, tuy nhiên nhiều từ điển ở Việt Nam dịch bưởi ra thành grapefruit, thực ra grapefruit là tên gọi bằng tiếng Anh của bưởi chùm (Citrus paradisi) – loại cây lai giữa bưởi và cam, có quả nhỏ hơn, vỏ giống cam, mùi bưởi, ruột màu hồng, vị chua hơi đắng. Sai lầm dẫn này đến lỗi tiếng Anh của nhiều người khác.
Quả bưởi
Quả bưởi và bòng là 2 loại quả khác nhau. So với quả bưởi, bòng nhỏ và tròn hơn. Nếu đường kính trái bưởi là 18–20 cm thì trái bòng có kích thước trung bình nhỏ hơn khoảng 13–15 cm. Hạt quả bòng nhỏ hơn nhưng lại dày hơn của trái bưởi, tép cũng nhỏ hơn. Về mùi vị, trái bưởi có mùi thơm nhẹ nhàng, ngọt ngào hơn. Ngoài ra, so với trái bưởi, bòng chua hơn nhiều và so với vị thanh và ngọt của trái bưởi.
Quả bưởi
Bưởi là loài cây to, cao trung bình khoảng 3–4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Cây thân gỗ. Cành có gai dài, nhọn. Lá có gan hình mang,lá hình trứng, dài 11–12 cm, rộng 4,5-5,5 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to. Hoa thuộc loại hoa kép, đếu, mọc thành chùm 6-10 bông. Quả hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống.
Cây bưởi trồng vào chậu để bán làm cây cảnh dịp Tết
Cây bòng thường nhỏ hơn, lá xanh hơn cây bưởi, tuy nhiên chiều cao của cây bòng lại cao hơn trung bình cây bưởi tới 1m.
Trước đây, ở nhiều vùng quê Việt Nam, cây bòng là khá phổ biến tuy nhiên tính chất vượt trội hơn là trái ngon hơn và thời gian ra quả sớm nên dân ta dần chuyển đổi sang trồng bưởi. Ngoài ra, do tình lai tạo cấy ghép nên, những đặc điểm sơ khai trở nên khó phân biệt hơn và nhiều người chỉ nhận thấy sự xuất hiện của trái bưởi trên thị trường.
Về đặc tính địa lí, ở Việt Nam, cây bòng chủ yếu được trồng ở miền Bắc và bưởi chủ yếu được trồng ở miền Nam.
Cây bưởi
Công dụng phụ :
– Lá bưởi thường được dùng nấu với các lá thơm khác để xông chữa cảm cúm, nhức đầu.
– Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, hoặc để nấu chè bưởi.
– Vỏ hạt bưởi có thể trích lấy pectin làm thuốc cầm máu và dùng như gôm chải tóc.
– Dịch ép múi bưởi làm thuốc chữa tiêu khát, thiếu vitamin C.
– Bột than hạt bưởi có thể dùng chữa chốc đầu ở trẻ em.
Sâu bệnh :
Ở Việt Nam, loài Citripestis sagittiferella là sâu gây đục ruột và vỏ, trong khi loài Prays endocarpa chỉ đục vỏ bưởi.
Hoa bưởi
Hoa bưởi trong thơ ca :
“Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương
Em lại nhớ ngày xưa anh ra trận
Cũng giữa mùa hoa bưởi ngát hương
…
Chân anh đi khắp rừng khắp núi
Mỗi nẻo đường, mỗi xóm làng xa
Hẳn đâu cũng thơm mùi hoa bưởi
Hương vị non sông, hương vị quê nhà”
(Trích Mùa Hoa Bưởi của Tô Hùng)
“Khung cửa sổ hai nhà cuối phố
Chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ
Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa
Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Bên ấy có người ngày mai đi xa…”
(Trích Hương Thầm của Phan Thị Thanh Nhàn)
Hoa bưởi
Hoa bưởi
Bưởi hồ lô :
Bưởi hồ lô là loại bưởi mà quả bưởi được định hình lại thành hình hồ lô khi phát triển, có thể dùng khuôn mẫu để bao bọc lấy quả bưởi khi nó đang phát triển từ khi quả bưởi còn non ở trên cây.
Xem thêm: Bầu hồ lô
Bưởi hồ lô
Bên cạnh đó, người ta còn tạo ra thêm các chữ mang ý nghĩa tốt đẹp lên quả bưởi, để tăng thêm giá trị và thẩm mỹ, cũng như ý nghĩa của Bưởi hồ lô. Các chữ như : Phúc, Lộc, Thọ, Tài, …
Bưởi hồ lô
Bưởi hồ lô mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt là trong dịp Tết nguyên đán : Tài lộc, trường thọ.
Bưởi hồ lô
Bưởi hồ lô
Bưởi hồ lô