Bưởi là loại cây trồng phổ biến đã được trồng tại Việt Nam từ rất lâu đời với tác dụng chính là cây ăn trái. Nhiều nơi cũng trồng cây bưởi trước nhà để làm cảnh và lấy bóng mát. Hầu hết chúng ta đều được hưởng lợi ích từ cây bưởi và các sản phẩm từ nó. Tuy nhiên không phải ai cũng có được những kiến thức đúng đắn và chính xác về loại cây này. Các thông tin về cây bưởi như đặc điểm, cách trồng và chăm sóc sẽ được đề cập một cách chi tiết qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu chung về cây bưởi
Cây bưởi là cây thuộc chi cam chanh có tên khoa học Citrus maxima. Cây thuộc thực vật thân gỗ có kích thước trung bình. Bưởi có nguồn gốc từ các vùng thuộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều loại cây bưởi khác nhau với kích thước, hình dáng và đặc điểm đa dạng.
Tại các vùng quê Việt Nam, bưởi là loại cây cảnh và cây ăn quả cực kỳ phổ biến. Cây thường trồng tại các vị trí trước nhà hoặc sân vườn của nhiều hộ gia đình. Đây là giống cây dễ trồng và chăm sóc lại phù hợp với khí hậu Việt Nam nên đã sớm được biết đến rộng rãi và đi vào văn hóa của người dân nước ta.
Đặc điểm cây bưởi
Cây bưởi là loài thân gỗ lâu năm có đường kính khá lớn. Khi trưởng thành, bưởi cao từ 3-4m và có vỏ màu vàng nhạt. Trên thân cây bưởi có những kẽ nứt dọc, một số kẽ lớn có chảy nhựa cây.
Bưởi có khá nhiều cành mọc hướng ra xung quanh, trên cành có gai dài và nhọn có thể đâm bị thương người khi tiếp xúc. Lá cây hình trứng dài, gan có hình mang với kích thước bằng khoảng nửa bàn tay. Lá bưởi khá dai và dày, đầu tù không nhọn, cuống lá có rìa cánh to.
Cây bưởi là cây có hoa mọc thành chùm ở nách lá. Hoa bưởi có hương khá thơm, mỗi chùm có khoảng 7-10 bông. Thông thường hoa bưởi có 4 cánh hoa màu trắng tỏa ra xung quanh. Ở giữa là nhụy hoa có màu vàng mọc thẳng nhìn khá đẹp. Nếu bạn không biết cây bưởi ra hoa vào mùa nào thì cây thường ra hoa vào mùa xuân. Đây là thời điểm cây có sức sống cao và chờ khi hoa rụng thì mùa bưởi chín sẽ là mùa hè.
Quả bưởi có dạng hình cầu, kích thước thay đổi tùy theo các giống bưởi khác nhau. Đường kính của quả trung bình sẽ giao động từ 15-30cm to nhỏ rất đa dạng. Khi còn non, quả bưởi có màu xanh lục nhạt và dần chuyển vàng khi chín. Vỏ bưởi dày, hơi sần sùi bao bọc các múi và có tinh dầu. Múi bưởi dài, bên trong có các tép bưởi và hạt to. Tép bưởi tùy theo chủng loại mà có vị chua hoặc ngọt.
Có một loại trái cây hay bị nhầm với trái bưởi là trái bòng. Cây bòng và cây bưởi cho quả khá giống nhau nhưng quả bưởi có vị ngon và thời gian ra quả sớm nên cây bưởi được trồng rộng rãi hơn cây bòng.
Tác dụng của cây bưởi
Cây bưởi có rất nhiều tác dụng hữu ích đối với con người. Bưởi là cây thực vật thân gỗ khá lớn với cành lá che mát tốt. Vì vậy cây được trồng tại sân vườn và trước nhà để làm cảnh và lấy bóng mát. Cây bưởi không quá lớn, tán cây to đẹp lại có mùi hương thoang thoảng nên được nhiều người yêu cây ưa chuộng.
Quả bưởi là loại quả được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Và không chỉ làm thực phẩm mà nó còn đi sâu vào văn hóa và phong tục người dân nước ta. Đây là một trong những thứ quả nhất định phải có trong mâm cúng ngày Tết và ngày Rằm Trung Thu.
Trong quả bưởi có chứa chất vitamin B, C, kali, magie,… Chỉ cần ăn một múi bưởi, người dùng đã nạp vào cơ thể khá đầy đủ lượng vi chất cần có trong ngày. Đây là loại quả bổ dưỡng nên có trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Đặc biệt lượng vitamin C trong bưởi rất cao mà những người có sức đề kháng kém hay bị nóng trong người nên sử dụng. Hàm lượng vitamin C trong một múi bưởi cung cấp gấp 5-6 lần lượng cần thiết mỗi ngày của người trưởng thành. Vì vậy ăn bưởi thường xuyên giúp nâng cao hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh cảm cúm, nhiễm trùng và một số bệnh thông thường khá hiệu quả.
Bưởi có hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động. Những quả bưởi chua có tác dụng kích thích vị giác và tạo cảm giác thèm ăn. Bởi thế đây cũng là loại quả rất tốt cho người có vấn đề về tiêu hóa. Đồng thời không ít người sử dụng bưởi như một thứ thực phẩm làm đẹp da và giúp giảm cân tự nhiên khá hiệu quả.
Từ lâu phụ nữ Việt đã sử dụng vỏ quả bưởi đun với bồ kết như một loại nước gội đầu. Tinh dầu trong vỏ bưởi rửa sạch và làm thơm tóc một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, vỏ bưởi cũng được dùng như một vị thuốc chữa chứng ăn không tiêu hoặc làm nguyên liệu để nấu chè bưởi.
Quả bưởi có nhiều ứng dụng như vậy thì lá bưởi có tác dụng gì? Công dụng của lá bưởi bưởi khi nấu kỹ trong nước sôi là dùng để xông chữa các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và đau đầu. Giống như vỏ bưởi, lá bưởi có thể được dùng để đun nước gội đầu và nước tắm.
Các loại bưởi phổ biến
Có rất nhiều loại bưởi khác nhau phân bố tại các vùng miền trên cả nước. Dưới đây là một số loại bưởi phổ biến được biết đến nhiều.
Cây bưởi da xanh
Bưởi da xanh là loại cây có nguồn gốc từ tỉnh Bến Tre. Quả bưởi da xanh không có hạt, té bưởi mọng nước với vị thanh ngọt rất dễ ăn. Vị của bưởi da xanh khá đặc trưng và thơm ngon nên đây là loại cây ăn quả nổi tiếng.
Cây bưởi da xanh cao từ 3-4m và mang hầu hết các đặc điểm chung của cây bưởi. tuy nhiên khi quả bưởi chín sẽ có màu xanh hoặc xanh hơi vàng khác với các loại bưởi còn lại. Tép bưởi màu hồng, vị ngọt và có nhiều dinh dưỡng.
Giá cây giống bưởi da xanh khá rẻ, khoảng 25.000 đồng một cây con. Bệnh trên cây bưởi da xanh xuất hiện ít và dễ phòng tránh. Kỹ thuật trồng cây bưởi da xanh cũng không phức tạp nên cây được trồng tại nhiều nơi.
Cây bưởi diễn
So với các loại bưởi khác, quả bưởi diễn khá bé với đường kính chỉ khoảng 15cm. Cùi và vỏ của loại bưởi này rất mỏng chứ không dày như bưởi thông thường. Tép bưởi diễn có màu vàng óng, ăn rất ngọt và đậm đà hương vị. Vì thế đây là một trong những loại bưởi được ưa thích và tìm mua nhiều nhất.
Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng lại có số lượng ít. Cách trồng và chăm sóc cây bưởi diễn tuy không quá khó nhưng để quả có chất lượng cao lại cần điều kiện đất đai đặc biệt chỉ một số khu vực mới có.
Cây bưởi bung
Cây bưởi bung là một loại bưởi được dùng nhiều trong y học. Tác dụng của cây bưởi bung là chữa ho, cảm cúm, hạ sốt, kháng viêm. Trong y học phương tây, đây là một loại nguyên liệu điều chế kháng sinh khá tốt. Tại nước ta, cây được trồng và mọc hoang dại ở nhiều nơi trên toàn quốc.
Rễ cây bưởi bung có vị ngọt hơi cay, tính bình sử dụng làm thuốc trị bệnh phong thấp và xương cốt hiệu quả. Rễ cây này cũng được làm nguyên liệu của các thang thuốc Đông y chữa đau lưng, mỏi gối ở người lớn tuổi.
Cây bưởi đỏ
Đúng như tên gọi của nó, quả bưởi đỏ có màu đỏ rất đặc trưng. Cả phần vỏ quả, cùi và thịt quả đều có màu đỏ bắt mắt. Tép bưởi đỏ có vị ngọt và chua nhè nhẹ rất ngon miệng và kích thích vị giác. Bởi màu đỏ là màu may mắn nên đây là loại quả được trưng bày rất nhiều trên bàn thờ của các hộ gia đình.
Cách trồng cây bưởi
Nhìn chung cách trồng các loại cây bưởi đều rất giống nhau. Dù là kỹ thuật trồng cây bưởi diễn, cách trồng cây bưởi da xanh hay các loại bưởi khác đều tương tự. Thời điểm trồng tốt là khoảng cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Trước khi trồng nên chọn cây bưởi giống khỏe mạnh và không sứt sẹo để cây con có tỉ lệ sống cao.
Đất trồng bưởi nên là loại đất thịt giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Vì cây bưởi khá to nên khu vực trồng cần bằng phẳng và không bị trũng để tránh úng rễ cây vào mùa mưa.
Đào hố tròn hoặc vuông sâu khoảng 30m tại vị trí muốn trồng. Tiến hành rải vôi bột để khử trùng và cân bằng độ PH cho đất. Trộn đất đã đào với phân ủ mục rồi tiến hành lấp đất kín rễ cây. Cố định cho cây đứng thẳng và nén đất để đảm bảo cây con không bị đổ.
Cách ghép cây bưởi
Giống như những loại cây ăn quả khác, cách chiết cây bưởi cũng được tiến hành khá nhiều để gia tăng năng suất. Kỹ thuật ghép cây bưởi hiện nay thường là ghép chồi con khá đơn giản và khả năng sống sót cao.
Bước 1: Người ghép lựa chọn chồi cần ghép và tiến hành cắt chồi non.
Bước 2: Cắt của gốc ghép một phần vỏ cây tương ứng với chồi ghép.
Bước 3: Chèn chồi ghép vào vị trí đã cắt của gốc ghép. Buộc cố định bằng nilon và băng keo chuyên dụng.
Bước 4: Sau 3-4 tuần, tháo vỏ bọc quanh chồi ghép và đem ra trồng.
Cách chăm sóc cây bưởi nhanh ra trái
Cây bưởi bình thường không cần quá nhiều công chăm sóc vẫn có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên để cây ra nhiều quả với chất lượng tốt thì người chăm sóc cần có những hiểu biết nhất định về cây.
Ánh sáng
Cây bưởi là cây thân gỗ cao lớn nên khá ưa sáng. Vì vậy để cây có đủ ánh sáng quang hợp, cần trồng cây tại vị trí thoáng đãng và có nắng. Tuy nhiên vào mùa hè, cường độ ánh sáng quá lớn có thể làm quả bưởi bị rám ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị. Để phòng tránh người trồng nên làm giàn che bớt ánh nắng hoặc sử dụng các biện pháp giảm bớt cường độ ánh sáng mặt trời chiếu vào cây.
Tưới nước
Cây bưởi có nhu cầu nước khá cao, đặc biệt trong quá trình ra hoa và kết quả. Nếu không được cung cấp đủ nước, cây bưởi sẽ cho quả khô và kém chất lượng. Đồng thời chú ý không tưới quá mức cần thiết để tránh rễ bưởi bị úng thối.
Đất trồng
Đất trồng bưởi nên là đất vườn có độ dày tối thiểu 0,6m. Độ ph của đất ở mức trung bình và được bón phân định kỳ hàng năm.
Sâu bệnh
Các bệnh thường gặp ở cây bưởi là thối rễ, bệnh vàng lá trên cây bưởi, nhiễm sâu vẽ bùa, rầy,…Khi phát hiện người trồng cần tiến hành cắt bỏ bộ phận nhiễm bệnh và sử dụng thuốc chuyên dụng cho cây mua tại các hiệu thuốc. Đối với các loại sâu bệnh gây hại, cần ưu tiên sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu nếu không cần thiết để đảm bảo chất lượng bưởi không bị ảnh hưởng.
Xem thêm: TOP 30 các loại cây ăn quả miền Bắc dễ trồng, có giá trị kinh tế cao