Cải thảo là loài thuộc họ Cải. Cũng như những loại rau thuộc họ này, cải thảo có giá trị dinh dưỡng cao. Và được sử dụng khá nhiều trong bữa ăn hàng ngày như nấu canh, trộn salad, kim chi…vừa thanh nhiệt vừa bổ dưỡng. Và không phải ai cũng biết, loại cải này còn là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Sau đây, caythuocdangian.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác dụng của loại rau này.
Cải thảo là gì
Còn có tên gọi khác là cải bao, cải cuốn, bắp cải tây,… Tên khoa học là Napa cabbage, thuộc họ Cải (Brasicaceae). Nó có họ hàng gần gũi với cây cải bắp.
Ngoài lầ một loại rau dinh dưỡng, cây cải thảo còn là một cây thuốc quý chữa bệnh. Là cây thảo, 1-2 năm, cao 30-40cm, không lông hoặc ít lông mặt dưới trên gân chính. Lá mọc chụm ở đất, xếp nhiều lớp, có hình bầu dục hoặc trứng rộng ngược. Đầu lá tròn, mép gợn sóng, có lá có răng, đầu giữa rộng màu trắng, gân bên thô và nhiều. Lá dài khoảng 30-60cm, rộng 15-30cm, cuống lá màu trắng, dẹp, rộng 2-8cm.
Lá ở phía trên thường có màu xanh, hình trái xoan đến ngọn giáo. Hoa màu trắng, dài 8mm. Quả dài 3-6cm, rộng 3mm. Hạt hình cầu hoặc hình trụ tròn 1-1,5cm, có màu nâu vàng.
Phân bố và thu hái cải thảo
Cải thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng nhiều ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… và một số nước ở Bắc Mỹ, châu Âu, chấu Úc, New Zeeland. Ở nước ta, trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc và Đà Lạt vào vụ đông. cảit heo là một cây trồng mới trong nên nông nghiệp nước ta. Tuy vậy, nó lại là loại thực phẩm yêu thích của nhiều người. Đặc biệt đây là nguyên liệu làm ra món ăn là sở thích của nhiều người đó là kim chi.
Cải thảo sau khi trồng khoảng 2-3 tháng sẽ thu hoạch. Dùng dao cắt sát phần gốc cây, nếu giữ lại phần gốc thì cây sẽ mọc tiếp lứa khác.
Thành phần hóa học của cải thảo
Trong 100g cải thảo tươi gồm có: 12kcal, lipid 0,2g, natri 11mg, kali 87mg, cacbohydate 2,2g, protein 1,1g, và các vitamin A, B, C, E. Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm có trong rau còn cao hơn cá, thịt. Cải thảo nấu chín chứa nhiều vitamin B2, B6, canxi, sắt, mangan, folate.
Theo đông y, cải thảo có vị ngọt, tính mát, có công dụng hạ khí, thanh nhiệt, làm giảm cảm giác rát ở cổ họng, đỡ ho, bổ ích trường vị.
Tác dụng của cải thảo
1. Giảm cân
Salad cải thảo trộn cùng với những loại rau quả khác sẽ là món ăn hoàn hảo cho những người ăn kiêng, do hàm lượng calo trong cải thảo rất thấp.
2. Giải rượu
Dùng cải thảo rửa sạch, thái nhỏ, thêm vào chút giấm và đường trắng, trộn đều ngâm 10 phút rồi lấy ra ăn, vừa có tác dụng giải rượu vừa có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo.
3. Lợi tiểu
Những ai bị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, đái buốt, có thể dùng rau cải thảo luộc lấy nước uống hoặc nấu canh ăn liên tục trong vài ngày.
4. Ngăn ngừa ung thư
Theo nghiên cứu, trong cải thảo có chứa 14 loại chất chống ung thư, trong đó có Glucosinolate, được biết đến là hợp chất có khả năng chống lại các chất gây ung thư hoặc chất thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. Trung bình 1g cải thảo có chứa 2,31mg Glucosinolate.
5. Duy trì sự trẻ trung
Nhờ hàm lượng chất xơ, khoáng chất như canxi, photpho, kali, sắt,… cao trong rau cùng các vitamin thiết yếu, không chỉ cải thảo mà các loại rau thuộc họ Cải đều có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa.
6. Cải thiện chứng giảm trí nhớ
Nhóm thực phẩm mang tính kiềm mạnh có thể ngăn ngừa chứng giảm trí nhớ, và cải thảo thuộc nhóm này. Vì vậy, bổ sung cải thảo rất tốt cho người lớn tuổi và những người mắc chứng hay quên.
Một số bài thuốc và món ăn chữa bệnh từ cải thảo
1. Chữa bệnh sởi
Bài thuốc 1: Dùng 40g rễ cải thảo, 40g đậu xanh và 25g cây rau tề (không bắt buộc) vào đun lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Dùng 40g rễ cây cải thảo, 25g đậu xanh và 50g rễ cây tranh, đun lấy nước uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc 3: Lấy 40g rễ cây cải thảo và 4g hoa hòe, sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.
2. Trị đau dây thần kinh tam thoa
Lấy 125g rễ cây cải thảo, 10g ngũ vị tử, 25g đan sâm và 20g hoa cúc, đem sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.
3. Chữa lỡ miệng
Cho 75g rễ cải thảo, 20g cọng tỏi và 10 quả táo ta, đun lấy nước uống 2 lần trong ngày.
4. Giải độc, trị đau dạ dày
Lấy 2 cái bắp cải thảo nhỏ, rửa sạch, ép lấy nước và thêm đường hòa tan, uống mỗi ngày 1 lần.
5. Chữa đau đầu
Dùng 2 rễ cải thảo và 100g củ cải trắng, đun lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.
6. Trị chóng mặt
Lấy 75g hoa cải thảo, 20g đậu xanh, 12,5g hạnh nhân, sắc lấy nước rồi thêm đường phèn vào hòa tan, uống mỗi ngày 2 lần.
7. Chữa bệnh trĩ
Dùng 75g cải thảo, 17,5g quả hòe và 30g sinh địa, cho vào nấu cùng lượng nước vừa đủ, ngày uống 2 lần.
8. Điều trị đục thủy tinh thể
Lấy 75g lá cải thảo, 40g mộc nhĩ trắng, 4g lá trà và 15g hoa cúc, sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
9. Chữa chảy máu chân răng
Dùng 125g cải thảo ép lấy nước và cho 25g đường trắng khuấy đều, uống 2 lần trong ngày.
10. Bị ngộ độc củ sắn (khoai mì)
Cho 100g cải thảo và 100g củ cải trắng ép lấy nước rồi thêm 25g đường đỏ hòa tan, uống 2 lần mỗi ngày.
11. Chữa bệnh quai bị
Lấy 4g cải thảo, 10g kim ngân hoa, 75g bồ công anh, 75g đậu xanh, sắc lấy nước uống và sau 4 tiếng, uống tiếp 1 thang như trên nữa.
12. Trị cảm sốt mùa hè
Lấy 5 rễ cây cải thảo, rửa sạch, thái miếng nấu cùng với 20g hoa cúc và cho thêm đường, khuấy đều và uống khi còn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi, tránh gió.
13. Chữa viêm họng, khàn tiếng
Lấy 30g cải thảo khô và 50g gạo tẻ nấu thành cháo, mỗi ngày ăn 2-3 lần.
14. Chữa viêm thận cấp tính, phù thũng, chứng tiểu ít
Lấy 650g cải thảo, thái sợi và 75g ý dĩ nấu thành cháo. Sau dó cháo chín, cho cải thảo vào, nấu đến khi cải thảo chín là được, mỗi ngày ăn 2 lần.
15. Phòng cảm mạo
Dùng 150g rễ cải thảo rửa sạch, thái nhỏ rồi cho 15g gừng tươi và 15g hành lá đun lấy nước uống 2 lần trong ngày, uống liên tục 3 ngày.
16. Giảm huyết áp, giải nhiệt tẩy ruột
Dùng cải thảo thái nhỏ, nấm hương ngâm mềm thái nhỏ. Cho gừng vào chảo phi thơm, tiếp đó nấm hương và cải thảo xào sơ, thêm tôm và 1 bát nước nấu canh, cải chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn.
17. Chữa ho khan, ho phế
Lấy 200g cải thảo, 2 tấm tàu hũ ky và 10 quả táo đỏ nấu thành canh, nêm gia vị vừa ăn.
18. Chữa bệnh viêm quanh khớp vai
Lấy 40g rễ cải thảo lớn, 20g ô sao xà. 25g kê huyết đằng và 2,5g gừng tươi, sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
19. Giúp cải thiện tình trạng chán ăn, bí đại tiểu tiện
Lấy cải thảo rửa sạch, thái nhỏ, mù tạt hòa với nước nóng, thêm đường, dấm, muối và rượu. Cho cải thảo vào thau sạch, rưới hỗn hợp nước lên và trộn đều rồi ăn.
20. Say rượu đến bất tỉnh
Dùng 1 lượng vừa đủ cải thảo khô, tán bột và hãm với nước sôi rồi uống.
Lưu ý khi dùng cải thảo
- Ngoài những công dụng trên, cải thảo còn được dùng làm nguyên liệu làm kim chi, một món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc và ngày nay cũng khá phổ biến ở nước ta.
- Nếu ăn phải cải thảo hư thối sau 15 phút sẽ dẫn đến ngộ độc, xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, hồi hộp thậm chí là hôn mê. Do vi khuẩn xâm nhập, nitrat trong rau biến thành nitrit có độc, làm oxy hóa hemoglobin bình thường trong máu thành hemoglobin sắt cao, từ đó mất đi khả năng vận chuyển oxy, làm cơ thể xuất hiện triệu chứng thiếu oxy.
- Đối với những trường hợp có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau họ Cải cũng nên lưu ý cải thảo.
- Cải thảo có tính hàn nên những người đau bụng, tiêu chảy do lạnh cũng nên hạn chế ăn rau này.
Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.