Cây Càng Cua – Hoa Tiểu Quỳnh – HOA CÂY CẢNH SEELIFE

Cây Càng Cua

Tên khác: Cây Càng Cua được gọi với cái tên Tiểu Quỳnh hay Xương rồng Giáng sinh

Tên khoa học: Zygocactus truncatus

Họ thực vật: Cactaceae (họ Xương Rồng)

Xuất xứ: vùng núi ven biển Đông Nam Brazil

cây càng cua để bàn

 

Đặc điểm hình thái và sinh lý cây:

Cây Càng Cua cắm cành thường có chiều cao khoảng 20cm đến 60cm. Cây thường được ghép từng chùm vào thân giống xương rồng khác rất đẹp. Cây có những đốt lá riêng biệt và mỗi đốt giống như hình càng cua xanh mướt và mọng nước.

Hoa cây Càng Cua mọc ra ở đầu ngọn có nhiều màu như trắng, hồng, đỏ, cam, vàng thường nở rất dày nên trông chúng rất sặc sỡ. Nếu chăm sóc tốt hoa thường ra 2 đợt trong một năm thường vào dịp Giáng sinh và dịp tết âm lịch.

Cây Càng Cua thích ánh sáng tán xạ hoặc trong môi trường hoàn toàn bóng râm. Cây lấy nước chủ yếu từ những đợt mưa vì thân có nước nên nhu cầu nước rất thấp. Nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng không cần nhiều.

Tác dụng của cây

Cây Càng Cua chủ yếu dùng để trang trí cảnh quan nội thất trong nhà hoặc những ban công ít nắng hoặc không có nắng.

Ý nghĩa cây Càng Cua:

Cây Càng Cua hay còn được gọi là cây Xương rồng Giáng sinh vì chúng nở đúng vào dịp Giáng sinh nên cây được coi là mang tới điềm lành.

Một số vị trí để cây thích hợp:

Cây Càng Cua nên đặt ở một vài vị trí như cửa sổ ít nắng hoặc không có nắng. Để bàn trong nhà thì phải cho cây phơi sáng thường xuyên. Treo ở ban công ít nắng cũng giúp cây phát triển tốt hoặc treo ở dưới tán cây lớn.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Cách trồng

Đất: có thể dùng đất tơi xốp dễ thoát nước vì cây không chịu được ngập úng.

Cách trồng: nên đảm bảo là chậu cây có khả năng thoát nước tốt. Có thể lót một lượng phân hữu cơ nhỏ dưới đáy chậu đặt cây xuống và phủ đất lên không để cây ngập trong đất quá sâu. Với việc giâm cành có thể tiến hành vào 3 mùa trong năm trừ mùa đông và thích hợp nhất vào mùa Thu.

Cách chăm sóc

Tưới nước: thường thì cây chỉ cần lượng nước mưa sẵn có là đủ nhưng trong trường hợp để trong nhà hoặc trong khu vực mà mưa không tới thì có thể bổ sung thêm nước cho cây khi thấy đất khô chỉ tưới một lượng vừa phải.

Phân bón: có thể dùng phân bón với hàm lượng Phốt pho cao để bón thúc một chút cho cây vào thời điểm gần tới mùa ra hoa. Còn bình thường rất ít khi phải bón cho cây.

Sâu bệnh thường gặp:

Bệnh thối gốc là bệnh dễ gặp nhất ở cây Càng Cua: bệnh xuất hiện khi cây bị ngập úng trong nước nhiều ngày, hoặc do thời tiết nồm ẩm dễ phát sinh các loại nấm có thể sử dụng thuốc Ridomil để phun cho cây ngay sau khi có hiện tượng hoặc phun ngay sau những hôm mưa dài ngày.

Trong môi trường quá thiếu ánh sáng cây cũng có hiện tượng lá bị vàng hoặc bị rụng lá cần di chuyển tới khu vực có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.

Một số chú ý:

Có thể để cây Càng Cua khô một chút chứ tuyệt đối không được để cây bị ẩm ướt thường xuyên.

Không đặt cây dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.

Nếu mùa đông quá khắc nghiệt nên di chuyển cây tới vị trí ấm áp hơn.

 

 

 

 

 

 

Rate this post

Viết một bình luận