223
Views
Rate this post
Những cây cổ thụ đẹp và nổi tiếng vốn là những biểu tượng đặc trưng cho văn hóa ở mỗi khu vực. Chúng không chỉ là danh lam thắng cảnh mà còn chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử.
Bởi vậy loại cây này luôn là bảo vật của quốc gia và được bảo vệ, gìn giữ cực như di vật thiêng liêng. Không nói đâu xa, ở nước ta có rất nhiều cây nghìn năm tuổi được đang được bảo tồn.
Hãy cùng ghé tham quan 10 cây cổ thụ nổi tiếng và lâu đời nhất Việt Nam tính đến nay.
Cây Táu cổ thụ
Cây cổ thụ đẹp nhất ở Việt Nam phải kế đến là cây Táu 2104 tuổi ở tỉnh Phú Thọ. Cụ thụ tổ này được VACNE công nhận là di sản chính thức ở Việt Nam vào năm 2012.
Loài cây này mọc tại đền Thiên Cổ – một ngôi đền lâu đời ở thành phố Việt Trì thuộc thôn Hương Lan. Đây cũng chính là cây có sức sống bền bỉ nhất và mãnh liệt nhất tại nước ta hiện nay.
Ngay từ khi được vinh danh là di sản nó đã được đông đảo bà con cũng như chính quyền địa phương quan tâm chăm sóc.
Vẻ ngoài của cây cực kì đẹp, các nhánh uốn cong như các loài cây bonsai trong gia đình.. Nhìn tổng quan chủ yếu là cành và thân, cụ thụ tổ cực kì ít lá, phần lá chỉ tập trung ở đầu mỗi cảnh.
Thân cây nhờ được bảo vệ và chăm sóc tốt nên không có dấu hiệu mối mọt.
Theo chính quyền địa phương, họ đã vận động bà con tháo dỡ các khối đá chèn ép vào cây. Để giúp cụ thụ tổ có thể mở rộng không gian sinh sống của mình cũng như người dân dễ bón phân hơn.
Cây mọc nơi đền, nên những người tới thăm đền cũng thường chăm sóc cây. Họ quan niệm tâm linh đây là nơi các bậc hiền triết và Phật nương tựa, bảo vệ cho bà con nơi đây.
Cụ Táu còn thường được tỉa cành, loại bỏ nấm mốc, phần bị sâu bệnh. Để giúp cụ Táu có thể sống thọ và lâu nhất, trở thành biểu tượng của người dân tỉnh Phú Thọ.
Cây Dã Hương cổ thụ
Cây Dã Dương có tuổi đời khoảng 1000 tuổi nằm ở tỉnh Bắc Giang. Cụ Dã Hương được chính thức xếp vào hàng ngũ cây si sản từ khoảng 2013, tính đến nay khoảng 7 năm.
Tổng đường kính thân cây theo đo đạc được công bố là vào khoảng 2,59m và chiều cao của cụ là khoảng 30m. Được biết, đây là một loài thực vật cực kỳ quý hiếm bởi hầu hết các bộ phận của cây đều cho ra tinh dầu.
Theo nhiều nghiên cứu, rễ của cây Dã Hương còn có chứa hoạt chất tên là safrol. Đất là chất có giá trị kinh tế rất cao chủ yếu trong ngành dược mỹ phẩm.
Chúng được dùng để bào chế rất nhiều dược liệu như băng phiến, tinh dầu và cồn ngâm. Tuy nhiên, với cụ Dã Hương 1000 tuổi trên chắc chắn sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt.
Cây cũng cho hoa vào độ mùa xuân và thường hoa chỉ mọc ở phần đầu cành. Mỗi cành như vậy sẽ có rất nhiều cụm hóa nhỏ mọc chi chít nhau, màu vàng pha xanh.
Quả của cây thường có màu đen và cực kỳ mọc nước, mọc thành chùm giống quả nho.
Cây cổ thủ Rặng Duối
Rặng Duối là quần thể bao gồm 18 cây có tuổi thọ trung bình lên đến 1000 tuổi. Quần thể này sinh sống ở thôn Cam Lâm thuộc Sơn Tây/Hà Nội.
Tương truyền xưa kia, đây là nơi mà vua Ngô Quyền dừng chân nghỉ ngơi và buộc ngựa voi chiến. Sau khi ông cho voi và ngựa diễn tập ở trên sông Bạch Đằng và tạo nên chiến tích đánh bại quân Nam Hán.
Quần thể cây cổ thụ này như nhân chứng sống cho cột mốc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta. Quần thể Rặng Duối này được chính thức đưa vào nhóm cây di sản cần được bảo tồn vào 22/04/2011.
Rặng Duối thuộc họ cây Mộc có chiều cao trung bình khoản từ 4-8m, có cây cao hơn 10m. Tán lá cực kì rậm rạp và xuất hiện cành đan xen với nhau, sống theo kiểu quần thể thay vì đơn lẻ.
Điều này giúp cây dễ dàng chống lại các yếu tố bất lợi chủ yếu xuất phát từ ngoại cảnh.
Hiện cây đang được bà con và chính quyền địa phương cực kì quan tâm, chăm sóc thường xuyên. Xung quanh khu vực Sơn Tây, Rặng Duối là loại cây di sản có ý nghĩa lịch sử nhất của nhân dân Việt Nam.
Cây Sanh cổ thụ
Cây thuộc di sản của làng Suối Cốc tỉnh Hòa Bình với hơn 804 tuổi. Đây là cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời nhất ở tỉnh này với hơn 50 gốc kết lại. Chúng trải rộng trên bề mặt diện tích của phần gốc lên đến khoảng vài trăm mét.
Cây sanh trong đời sống thường được dùng tiểu cảnh thành những chậu Bonsai. Tuy nhiên, cây Sanh ở trên lại được chăm sóc cẩn thận hơn và không có tác động vật lý từ bên ngoài.
Đây cũng chính là loài có tuổi thọ hàng đầu nước ta tính đến 2020.
Cây Gạo cổ thụ
Cây Gạo cổ thụ có thọ 736 tuổi sinh sống ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Là loài cây do chính tây Quỳnh Trân Công Chúa trồng nên, chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử.
Theo đo đạc, kích thước thân của cụ Gạo có đường kính dao động hơn 2m và chiều cao là 30m. Một số cành phụ của cây có kích thước khoảng 0,49m (đường kính).
Cụ Gạo đã được VACNE xếp vào hàng di sản vào 2011 tại ngày lễ hội của Đền Mỗ.
Cây Đa cổ thụ
Hình cây Đa hay giếng nước, sân đình vốn không xa lạ gì với bà con nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, hiếm có cây Đa nào lại có đến 13 gốc và có tuổi đời lên đến 304 tuổi.
Cụ Đa này được trồng ở miếu thờ của đức Thổ Vượng, tương truyền có công với làng nước. Thuở ấy, ông là người khai phá đất đai, giữ làng, giữ đất nên được lập miếu thờ riêng.
Cây Đa cũng từ đó mà được trồng theo và trở thành thần trấn giữ nơi đây. Mặc dù là địa điểm tâm linh (con số 13 cũng nói lên tất cả) nhưng nó vẫn thu hút khách thập phương. Hiện cây đang được chính quyền địa phương bảo tồn và chăm sóc.
Cây Sấu cổ thụ
Cây Sấu với tuổi đời thọ lên đến 304 tuổi, là di sản thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Cụ mọc cách khoảng 7m là đến cột mốc 651 giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ước tính, đường kính thân cây lên đến 3,13m và chiều cao của cây di sản này là 38m. Được công nhận di sản quốc gia vào ngày 3/9/2012.
Hiện cây đang được chăm sóc cực kì cẩn thận và bảo vệ nghiêm ngặt tại Cao Bằng.