Cây hoa gạo – sắc màu khó quên – cây công trình

CÂY CÔNG TRÌNH – Danh sách các loại cây công trình ‎ > ‎

Cây hoa gạo – sắc màu khó quên

Cây Hoa Gạo khoe sắc

Không hiểu bắt nguồn từ đâu mà người ta có tên Gạo cho loài cây cho hoa đỏ chói này. Tất nhiên nó chẳng liên quan gì với hạt gạo từ cây lúa. Điều mà nhiều người Việt biết là trong kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt có thành ngữ “Thần cậy đa, ma cậy gạo, cú-cáo cậy đề”. Có lẽ do vậy mà cây Gạo mặc dù mọc khá phổ biến ở nhiều nơi, từ đồng bằng lên vùng trung du, miền núi, nhưng chỉ xuất hiện ở những điểm công cộng, ít khi được trồng trong vườn nhà.

Gạo là một loài cây gỗ phân bố khá rộng ở Đông Nam châu Á và vùng cận nhiệt
đới Trung Hoa. Có người cho rằng nguồn gốc của nó là ở Ấn Độ, sau đó phát tán
tỏa tròn đến Malaysia, Nam Trung Quốc và Việt Nam.

Ở Việt Nam, Gạo được các nhà thực vật học ghi nhận phân bố khắp nơi, nhiều
nhất là các vùng nông thôn kể cả ở đồng bằng lên tới miến núi. Do cho hoa đẹp,
đỏ sặc sỡ, cánh hoa lớn, hoa nở rộ khi cây trút lá trơ cành vào mùa khô, khiến
toàn cây nhuốm một màu đỏ chói, như một đóm lửa sưởi ấm cho cái rét lộc đầu mùa
xuân đây đó, gây ấn tượng mạnh cho người nhìn, nên nó đã được một số tỉnh thành
chọn làm cây cảnh quan đô thị.

Chúng tôi chuyên cung cấp, bán cây hoa gạo các loại trồng làm cây bóng mát cho công trình, biệt thự, khu sân vườn; Các cây gạo kích cỡ nhỏ có đường kính gốc từ 15 – 20 cm, cây gạo trung bình đường kính gốc từ 20 cm đến 40 cm, cây gạo lớn đường kính gốc trên 40 cm. Hãy liên hệ với chúng tôi để có thông tin chi tiết.

Gạo là một loài cây gỗ trung bình, cao 15 – 20 m, có cành mọc ngang, toàn thân
và cành đều có gai, mang những lá kép chân vịt 5 lá chét, rụng lá mùa khô, cây
Gạo được chọn trồng ở công viên, đền chùa và một vài thắng cảnh có công trình
văn hóa tâm linh. Ai yếu bóng vía lại thuộc nằm lòng câu thành ngữ đã nêu trên,
mà đi qua gốc Gạo vào đêm, đúng lúc những hoa Gạo lìa cành rơi đồm độp trên mái
tôn, mái ngói hay trên đám lá khô bên vệ đường, có lẽ không khỏi thót tim, cứ
tưởng mình đang bị ma trêu chọc.

Gạo còn có tên Gạo đỏ, Mộc miên, Hồng miên, Anh hùng thụ, Ban chi hoa; tên
tiếng Anh là Red silk cotton tree; tên khoa học hiện hành là Bombax ceiba,
cùng một loạt tên khoa học đồng danh là Bombax malabaricum, Gossampinus
malabarica
, Salmalia malabarica, thuộc họ Gạo – Bombacaceae (Cũng có
tác giả xếp vào họ Bông – Malvaceae). Ở Việt Nam, ngoài cây Gạo đỏ ra còn có
Gạo rừng, Gạo trắng (người dân Tây Nguyên gọi là cây Pơ-lăng).

Người Trung Quốc và Hồng Công biết cây Gạo rất sớm và chính họ đã sử dụng
cây này như một nguồn dược liệu điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhiều bộ
phận của cây, từ rễ, vỏ thân, đến hoa, lá đều được dùng để chữa nhiều bệnh về
đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, trĩ, bong gân, gãy xương, phù
nề, sưng tấy… Người Quảng Đông và Hồng Công còn chế biến Gạo thành một loại trà
giải cảm và trị bệnh, bày bán phổ biến ở nhiều siêu thị. Thành phố Nam Ninh,
Tỉnh Quảng Tây lấy hoa Gạo làm biểu tượng cho thành phố của mình. Họ đã thiết
kế hệ thống ra-đa theo mẫu hình và màu sắc hoa Gạo, gắn dọc sườn đồi trên trục
đường cao tốc Nam Ninh – Bắc Hải, nhìn từ xa trông rất bắt mắt.

Theo dược học cổ truyền, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có
công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, thường được dùng để chữa
các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, kiết lỵ, đau khớp cổ chân và khớp
gối, viêm loét ngoài da, chấn thương…

Vỏ thân cây gạo có chứa nhiều chất nhầy; hoa chứa 85,66% nước, 1,38%
chất đạm, 11,95% chất đường, 1,09% chất khoáng; hạt chứa 25% tinh dầu. Kết quả
nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: nước sắc hoa gạo có tác dụng ức chế trực khuẩn
lỵ mạnh hơn so với Chloromycetine và Berberine.

Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt lợi
thấp, giải độc chỉ huyết, thường dùng để trị tiết tả (đi lỏng), lỵ tật (kiết
lỵ), băng huyết, sang độc (viêm loét, nhọt độc), xuất huyết do chấn thương…

Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp,
thu liễm chỉ huyết (giải nhiệt và thấp trong cơ thể, cầm máu và thu sáp, băng
se vết thương), thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, xích lỵ (kiết lỵ
phân có máu), loa lịch (lao hạch), sản hậu nhũ thũng (sưng vú sau khi sinh
con)…

Trong các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu
nguyên, Sinh thảo dược tính bị yếu, Lĩnh Nam thái dược lục, Hồng nghĩa giác tư
y thư, Hải Thượng y tông tâm lĩnh…, các bộ phận của cây gạo đều được sử dụng
để làm thuốc với những kiến giải khá độc đáo.

Một số cách dùng cây hoa gạo chữa bệnh

Ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: Hoa gạo 15g, ngư tinh thảo
(rau diếp cá) 15g, tang bạch bì 10g, sắc uống.

Viêm loét dạ dày: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 15 – 30g sắc
uống, hoặc rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 30g, rễ cây lưỡng diện châm
(Zanthoxylum nitidum) 6g, sắc uống.

Lỵ trực khuẩn, đi lỏng, đại tiện ra máu: Hoa gạo 60g, sắc
kỹ, chế thêm một chút mật ong hoặc đường phèn, chia uống vài lần trong ngày,
hoặc hoa gạo 15g, kim ngân hoa 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, sắc uống
hoặc hoa gạo 15 – 30g sắc kỹ, chia uống 3 lần trong ngày.

Sưng đau vú sau khi sinh con: Rễ hoặc vỏ thân cây gạo 15 –
30g sắc uống.

Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ cây gạo 30
– 60g, sắc hoặc ngâm rượu uống, hoặc vỏ thân cây gạo 15g sắc kỹ, bỏ bã, chế
thêm một chút rượu vang, chia uống 2 lần trong ngày.

Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu
xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương, hoặc vỏ thân cây gạo 100g, củ
nghệ vàng (già) 100g, vỏ gạo cạo bỏ vỏ bẩn ở ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ
thái mỏng, dùng giấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết
thương khi còn nóng.

Đau răng: Vỏ thân cây gạo 20g sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày.

Đau răng: Vỏ thân cây gạo 20g sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày.

……………..
Xem thêm các loại cây lá màu khác tại: cây lá màu
Xem thêm các loại cây bóng mát thân gỗ khác tại: cây bóng mát
Cây lộc vừng, cây bưởi, cây bằng lăng, cây sấu; cây cau vua; cây mít; cây xoài; cây vú sữa.

Rate this post

Viết một bình luận