Cây hoa quỳnh là gì? Hoa quỳnh có tác dụng gì?

Cập nhật: 24/11/2020 15:21
|

Người đăng:

Lường Toán

Hoa quỳnh là cây gì? Hoa quỳnh có tác dụng gì? Những câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn đọc. Được mệnh danh là “nữ hoàng bóng đêm”, cây hoa quỳnh không chỉ có vẻ đẹp kỳ bí mà còn mang lại tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Cây hoa quỳnh là gì?

Cây hoa quỳnh thuộc giống của xương rồng, thường được trồng để làm cảnh. thân cây có dạng dẹt, màu xanh lục chủ đạo và hơi tía ở phần mép thân với những chiếc gai lẫn với những lông tơ trắng nhỏ. Tại sao hoa quỳnh được mệnh danh là “ nữ hoàng bóng đêm” Đó là bởi loài hoa này thường nở về đêm đồng thời tỏa hương thơm ngào ngạt. Các cánh hoa bên trong thường có máu trắng hoặc tím hay đỏ. Tuy nhiên những cánh hoa ngoài thường có màu cam nhạt hay màu nâu … Hoa quỳnh thường có nhị và nhụy hoa khá dài. Chúng chỉ nở trong khoảng vài tiếng và sáng hôm sau sẽ héo lại.


Hoa quỳnh chỉ nở vào ban đêm

Hiện nay, tại Việt Nam phổ biến với loài hoa quỳnh dưới đây:

  • Hoa quỳnh trắng

    : phổ biến nhất ở Việt Nam với những bông hoa nở rất lớn với cuống dài màu nâu đất hay màu đỏ cảm. Hoa cây này thường nở vào tháng 6 – 7, chúng chỉ nở một lần duy nhất, và cụp lại trong vòng 2 tiếng sau khi nở đồng thời sẽ tàn vào sáng hôm sau. Hoa quỳnh tỏa ra hương thơm nhẹ nhàng với những cánh hoa mỏng, mềm mại và có bề mặt như phủ sáp bên trong. Cho đến khi hoa nở, thì các cánh cũng sẽ từ từ hé mở cho đến khi đạt đến kích thước tối đa khoảng 20cm. Sau đó chúng sẽ cụp lại từ từ rồi tàn đi nhanh chóng.

  • Hoa quỳnh đỏ:

    Cây hoa quỳnh đỏ có kích thước nhỏ hơn cây quỳnh trắng, vời loài hoa màu đỏ hay đỏ pha da cam đồng thời hoa cũng không to như quỳnh trắng.

  • Hoa nhật quỳnh:

    Hoa Nhật Quỳnh với nhiều người khá xa lạ. Thực ra cây này được nghệ nhân Mười Lới (Đà Lạt) lai ghép thành công giữa cây hoa quỳnh với cây thanh long. Chúng có sắc đẹp với nhiều màu sắc, thường nở vào ban ngày.

>>Tham khảo thêm: Cây bồ công anh có tác dụng gì? Trường hợp nào không nên sử dụng

Hoa quỳnh có tác dụng gì?

Trong Đông y, cả thân cây và hoa quỳnh thường được sử dụng để làm thuốc. Nếu sử dụng hoa quỳnh làm thuốc thì chúng được thu hoạch khi vừa nở, loài cây này thường được thu hái quanh năm. Chúng có thể được dùng tươi, phơi khô hay có thể ngâm rượu đều tốt cho sức khỏe.

Hoa quỳnh thường có vị ngọt, tính bình, thường được sử dụng để hóa đàm (làm loãng và tan đàm), thanh phế (mát phổi), chỉ khái (chống ho), tiêu viêm (sưng đỏ đau), thậm chí là cầm máu. Trong đó thì phổ biến nhất cây hoa quỳnh được xem là một vị thuốc điều trị chủ yếu một số bệnh về phổi hay về đường hệ hô hấp.

Thân cây quỳnh có tính mát với vị chua, hơi mặn. Do vậy chúng có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, tiêu viêm rất tốt.

Bạn có thể sử dụng hoa quỳnh để điều trị nhiều bệnh lý. Trong đó khi chế biến món ăn hoa quỳnh với thịt lợn sẽ có tác dụng rất tốt điều trị một số bệnh như: lao hạch, viêm phế quản, lao phổi… Không chỉ vậy, loài hoa này còn có tác dụng để chữa một số bệnh như: sỏi thận, sỏi bàng quang, hay với sỏi đường tiết niệu.

Còn trong y học dân gian của Việt Nam, các dược sĩ thường sử dụng rượu hoa quỳnh với mục đích để chữa những bệnh như đau bụng, bôi vào các vết bầm tím có tác dụng cực kỳ tốt. Cụ thể bạn có thể lấy hoa khô hoặc hoa tươi để ngâm với rượu gạo đồng thời để càng lâu sẽ càng tốt, bạn có thể để được đến vài năm. Tuy nhiên nếu sử dụng thông thường thì sau khi ngâm khoảng 10 – 15 ngày là được.

Hoặc bạn có thể sử dụng rượu hoa quỳnh để xoa bóp vùng đau trên cơ thể đều rất tốt. 

Tác dụng chữa bệnh thần kì của hoa quỳnh 

Vẻ đẹp thuần khiết của hoa quỳnh được nhiều người yêu thích cùng với hương thơm ngào ngạt khiến ai cũng muốn ngắm nhìn. Bởi những đặc tính hết sức đặc biệt trên có thể thấy hoa quỳnh mang lại công dụng chữa bệnh rất tốt cho cơ thể, như sau:

Hoa quỳnh có tác dụng chữa ho và cảm lạnh

Hoa quỳnh thường có vị ngọt nhẹ nhàng với tính bình, thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y có tác dụng chữa trị một số chứng ho do cảm lạnh, ho long đờm đồng thời để chữa trị cảm sốt thông thường.

Để hoa quỳnh phát huy được công dụng chữa trị ho và cảm thì trước tiên bạn hãy chuẩn bị từ 2-3 bông hoa quỳnh vừa mới nở. Sau đó bạn hãy đem rửa sạch, thái nhỏ đồng thời mang đi hấp cách thủy với trứng gà và mật ong sau đó ăn luôn trong ngày. Hãy duy trì bài thuốc này cho đến khi các triệu chứng bệnh biến mất hoàn toàn.

Hoa quỳnh có tác dụng đánh tan sỏi thận

Để hoa quỳnh phát huy được tác dụng đánh tan sỏi thận thì trước tiên bạn hãy chuẩn bị khoảng 20-30g hoa quỳnh sau đó mang đi rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng. Bạn hãy lấy bông qua quỳnh khô để hãm trà hoặc sắc kết hợp với khoảng 200ml nước còn 50ml thì chắt nước ra bát sẽ giúp đánh tan sỏi thận nếu bạn sử dụng hàng ngày

Hoa quỳnh có tác dụng chữa trị chứng đau dạ dày


Hoa quỳnh còn được xem là vị thuốc tuyệt vời trong Đông Y

Hoa quỳnh có tác dụng gì? Ngoài những công dụng kể trên thì hoa quỳnh còn được biết đến với các công dụng sau. Trước tiên bạn hãy ngâm 10 bông hoa quỳnh mới hái trong nước muối, sau đó hãy rửa sạch rồi để ráo nước. Dùng dao để thái hoa quỳnh thành các đoạn vừa ăn. Tiếp theo bạn hãy cho hoa quỳnh vào chảo dầu để phi thơm cùng với gừng, tỏi. nêm nếm thêm gia vị vừa miệng, thường thức rất thơm ngon. Do vậy nếu bạn đang băn khoăn hoa quỳnh có ăn được không thì sẽ không phải lo lắng nữa nhé.

Các món ăn được chế biến từ hoa quỳnh có thể ăn kèm với cơm hoặc ăn không. Chúng mang lại hương vị thơm ngon, lạ miệng đồng thời mang lại tác dụng rất lớn trong việc điều trị chứng đau dạ dày một cách hiệu quả.

Một số bài thuốc từ hoa quỳnh rất tốt cho sức khỏe

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, công dụng tuyệt vời từ hoa quỳnh chắc hẳn các bạn đã nắm được sơ qua thông qua những chia sẻ bên trên. Không chỉ vậy, hoa quỳnh còn được biết đến với nhiều bài thuốc chữa bệnh mang lại hiệu quả rất tuyệt vời. Các bạn hãy cùng tham khảo dưới đây nhé:

  • Bài thuốc hoa quỳnh chữa ho có đờm, hen:

    Hoa quỳnh tươi thường được thái nhỏ, sau đó hãy chưng cất thủy với một chút mật ong. Ngoài ra bạn có thể dùng để nấu với trứng gà.

  • Bài thuốc hoa quỳnh chữa viêm phế quản:

    Lấy một lượng hoa quỳnh khoảng 10 – 30 gram sau đó mang đi nấu với một chút thịt nạc rồi có thể dùng như món ăn hàng ngày.

  • Bài thuốc hoa quỳnh để chữa xuất huyết tử cung, rối loạn kinh nguyệt:

    Lấy khoảng 2 – 3 hoa quỳnh tươi nấu với 400 gram thịt lợn nạc ăn hàng ngày.

  • Bài thuốc hoa quỳnh chữa ho thông thường, viêm họng:

    Bạn hãy lấy khoảng 30 gram hoa quỳnh, cùng với 10gam lá xương rồng sau đó mang đi rửa sạch, rồi thái nhỏ. Bạn có thể thêm 10 ml mật ong sau đó mang đi cách thủy trong vòng từ 15 – 30 phút. Sau đó hãy dùng bình thường mỗi ngày 2 lần, cho đến khi bệnh dứt hẳn.

  • Bài thuốc hoa quỳnh chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể:

    Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm 50gram đỗ trọng, 30 gram hoa quỳnh, 30 gram hoa kim tước, 30 gram hà thủ ô đem đi sắc nước uống hàng ngày cho đến khi phát huy tác dụng. 

  • Bài thuốc hoa quỳnh điều trị đau tức ngực, khó thở:

    Lấy khoảng 2 – 3 bông hoa quỳnh rồi có thể nấu với khoảng 400 gram phổi lợn đồng thời có thể sử dụng bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình.

  • Bài thuốc hoa quỳnh chữa bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang,…: Bạn có thể lấy

    hoa quỳnh tươi hoặc khô, sau đó thái nhỏ rồi tẩm mật và được sao vàng. Bạn có thể hãm trà hoặc mang đi sắc nước uống dùng hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Bài thuốc hoa quỳnh chữa đau bụng, vết thương bị sưng, đau:

    Lấy bông hoa quỳnh tươi ngâm với rượu vừa đủ trong vòng 10 – 15 ngày. Mỗi ngày uống 1 – 2 ml/ lần cho đến khi thuyên giảm.

  • Bài thuốc hoa quỳnh chữa

    bệnh đái tháo đường:

    Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 10 gram rễ cỏ tranh, 20 gram rau diếp cá, 20 gram kim tiền thảo để sắc thành nước uống. Hoặc bạn có thể chia thành 3 lần uống mỗi ngày.

  • Bài thuốc hoa quỳnh bổ phổi:

    Kết hợp nguyên liệu hoa quỳnh và hoa bách hợp mỗi loại 30 gram sau đó đem nấu lấy nước uống dùng hàng ngày.

Có thể thấy hoa quỳnh mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Các bạn hãy sử dụng một cách hợp lý để phát huy tác dụng tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe!

Rate this post

Viết một bình luận