Cẩm nang cây lạc (đậu phộng – Peanut plant): Thông tin chung, sâu bệnh hại cây lạc (đậu phộng), cách trồng và chăm sóc cây lạc và các bài viết liên quan…
Tên tiếng anh/Tên khoa học:
Peanut
Danh pháp khoa học: Arachis hypogaea
Họ đậu: Fabaceae
Nguồn gốc: Cây lạc là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ.
Châu á đứng hàng đầu về diện tích trồng cây lạc (đậu phộng), Việt Nam có diện tích xếp thứ 5 trong tổng 25 nước châu á trồng lạc.
Mô tả sơ bộ về cây lạc (đậu phộng)
Đậu phộng (cây lạc) là cây thân thảo đứng, sống hằng niên.
– Thân cây lạc: Thân phân nhánh từ gốc, có các cành toả ra, cao 30-100 cm tùy theo giống và điều kiện trồng trọt.
Thân cây lạc (đậu phộng – Peanut)
– Rễ cây lạc: Rễ cọc, có nhiều rể phụ, rể cộng sinh với vi khuẩn tạo thành nốt sần.
Rễ và nốt sần cây lạc (đậu phộng – Peanut)
– Lá cây lạc: Lá kép mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 4-7 cm và rộng 1-3 cm. Lá kèm 2, làm thành bẹ bao quanh thân, hình dải nhọn.
– Hoa cây lạc: Cụm hoa chùm ở nách, gồm 2-4 hoa nhỏ, màu vàng. Dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm.
Hoa cây lạc (đậu phộng – Peanut)
– Quả (củ) lạc: Sau khi thụ phấn, cuống hoa dài ra, làm cho nó uốn cong cho đến khi quả chạm mặt đất, phát triển thành một dạng quả đậu (củ) trong đất dài 3-7 cm, mỗi quả chứa 1-4 hạt và thường có 2 hạt. Quả hình trụ thuôn, không chia đôi, thon lại giữa các hạt, có vân mạng.
Củ lạc (đậu phộng – Peanut)
Trong danh pháp khoa học của loài cây này thì phần tên chỉ tính chất loài có hypogaea nghĩa là “dưới đất” để chỉ đặc điểm quả được dấu dưới đất.
– Hạt lạc: Quả chứa từ 1 đến 4 hạt, thường là 2 hạt, hạt hình trứng, có rãnh dọc. Hạt chứa dầu lên đến 50
.
Hạt lạc (đậu phộng – Peanut)
Dinh dưỡng trong hạt lạc (đậu phộng)
– Chất béo trong lạc: Lạc có hàm lượng chất béo cao
Lượng chất béo nằm trong khoảng 44-56% và chất béo chủ yếu ở dạng đơn và đa chức, hầu hết trong đó là acid oleic (40-60%) và acid linoleic.
– Protein lạc: Lạc là một nguồn giàu protein.
– Protein chiếm khoảng 22-30% lượng calo, do đó lạc là một nguồn protein thực vật phong phú. Loại protein chiếm nhiều nhất trong lạc là arachin và conarachin, có thể gây dị ứng trầm trọng ở một số người, là nguyên nhân gây ra các phản ứng đe dọa tính mạng.
– Tinh bột: Lạc chứa ít tinh bột. Tinh bột chỉ chiếm 13-16% trong tổng lượng.
– Vitamin và chất khoáng:
Lạc là một nguồn có nhiều vitamin và khoáng chất phong phú, bao gồm: Biotin, đồng, niacin, folate, manga, vitamin E, thiamin, phospho và magie.
– Các thành phần khác
Lạc chứa nhiều loại hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học và các chất chống oxy hóa.
Hầu hết các chất chống oxy hóa tập trung trên lớp vỏ lụa lạc (đậu phộng) hiếm khi được ăn, trừ khi ăn lạc tươi.
Lạc chứa nhiều loại hợp chất thực vật, bao gồm các chất chống oxy hóa như acid coumaric và resveratrol, cũng như các chất phản dinh dưỡng như acid phytic.
Các sản phẩm từ hạt lạc (đậu phộng)
– Hạt lạc dùng làm thực phẩm trực tiếp: lạc luộc, lạc rang, muối lạc, muối lạc – vừng, chè lạc, xôi lạc.
– Dùng hạt lạc rang giã nhuyễn rắc vào món ăn: Nhiều loại thực phẩm như kem, bánh bò, bánh cuốn, bánh ít trần, chè trôi nước, nộm, gỏi và các món xào, nấu được tẩm hạt lạc rang đâm nhuyễn như món gia vị để tạo chất thơm và béo, gỏi rắc lạc.
– Dùng làm kẹo, bánh: Kẹo và nhân bánh đậu phộng.
– Các loại thực phẩm khác: bơ lạc, bột lạc, sữa lạc, dầu lạc dùng làm thực phẩm.
Xem bài: Thoát nghèo nhờ trồng đậu phộng trên cát
Ông Quảng Văn Năm (Năm Gai) ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy (TP Cần Thơ)
(Ảnh: nongnghiep.vn)
Admin tổng hợp từ: Wikiapedia, thucphamcongdong.vn, Ks Hồ Đình Hải