Cây Ngô Đồng không chỉ xem là cây chỉ để làm cảnh mà nó còn được coi là một dược liệu để chữa bệnh rất hiệu quả, rất tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra nhiều người còn trang trí trong nhà bởi những ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà nó mang lại.
Hình dáng cây ngô đồng
Cây Ngô Đồng là cây gì?
- Tên gọi khác: Cây bo rừng, bo xanh, trôm đơn, tơ đồng…
- Tên khoa học: Firmiana simplex
- Họ khoa học: Trôm (Sterculiaceae)
- Thuộc họ: Cẩm quỳ
- Bộ phận sử dụng: Lá và vỏ thân cây
Đặc điểm cây Ngô Đồng
Cây Ngô Đồng là cây thân gỗ cao khoảng 1m, ở phần phía dưới gốc phình to, mập và hình dáng rất xù xì.
Lá cây có màu xanh bóng, có cuống ngắn chỉ khoảng 10 – 20cm. Phiến lá to, phiến lá được chia ra thành 3 – 5 thùy thỉnh thoảng có chen vào số phiến lá nhỏ. Nếu chú ý quan sát kỹ thì mặt lá dưới thường nhạt hơn phía trên.
Hoa có màu sắc đỏ tươi, mọc thành chùm với nhau, có kích thước rộng 25cm. Nếu nhìn ban đầu thì hoa loài cây rất giống san hô đỏ. Cuống có chiều dài khoảng 20cm, thẳng và có màu xanh xám. Trong một cụm hoa, cả hoa đực và hoa cái đều có 5 cánh khoảng 7mm. Phần nhụy cây có màu xanh, còn các vòi nhụy có kích thước ngắn. Hoa đực thường có lớp phấn vàng tươi bao phủ bên ngoài, còn hoa cái có nhụy màu trắng. Thời điểm ra hoa rơi vào tháng 5 và tháng 7
Về quả Ngô Đồng thì có hình bầu dục,chia làm 3 hạt, khi còn non sẽ có màu xanh và về già quả sẽ chuyển sang màu vàng. Điều đặc biệt ở loài cây này là nổ mạnh, phát tán rất dễ, nếu gặp điều kiện sinh sống thuận lợi chúng có thể nảy mầm cây mới.
Hình dáng quả ngô đồng
Mô tả về cây ngô đồng
Nơi phân bố cây ngô đồng
[affegg id=67]
Cây Ngô Đồng có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ. Ở Việt Nam, đây được xem là loài cây phổ biến được trồng rải rác từ miền Bắc vào Nam. Đơn giản vì người dân thích màu đỏ của nó vì nó mang nhiều sức sống khi nhìn vào.
Thu hái và sơ chế
Vì cây luôn tươi tốt quanh năm, nên vào thời điểm nào thì cây cũng có thể thu hoạch được.
Cây chỉ sử dụng thân và lá cây. Nên việc đầu tiên sau khi thu hoạch là đem rửa sạch, phơi khô và sử dụng dần.
Bộ phận cây ngô đồng sử dụng làm dược liệu
Trong đông y, cây Ngô Đồng thường dùng làm thuốc để chữa bệnh. Trong đó, thành phần chủ yếu sử dụng đó là lá và vỏ thân cây và cũng có thể là nhựa cây để làm ra những bài thuốc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
Để bảo quản thuốc thì nên chọn những nơi khô ráo, tránh nhiệt độ ẩm thấp và tránh ánh nắng mặt trời.
Lưu ý : Quả và hạt cây ngô đồng có chứa độc tố nên không được dùng, có thể gây ngộ độc ảnh hưởng đến gan và hệ tiêu hóa.
Thành phần hóa học cây ngô đồng
Đến thời điểm hiện tại thì chưa có nghiên cứu về thành phần hóa học của loài cây này. Tuy nhiên thì bên trong quả của cây Ngô Đồng có chứa chất độc có tên là curin và hạt chứa 40% lượng dầu.
Các loại cây ngô đồng
Hiện nay thì có 2 loại cây Ngô Đồng đó là:
- Cây Ngô Đồng cảnh: cây thường mọc thành cụm, phiến lá to có màu xanh bóng và chuyển màu xanh đậm khi về già, hoa có màu đỏ tươi.
- Cây Ngô đồng thân gỗ: hoa mọc rất nhiều có màu vàng kim, lá không có lông.
Hình dáng cây ngô đồng
Công dụng của cây ngô Đồng
[affegg id=68]
1. Chữa mụn nhọt
Khi có tình trạng bị mụn nhọt mới sưng lên, thì bạn có thể sử dụng thành phần lá cây ngô đồng cắt ra lấy phần nhựa của nó và bôi lên vùng da bị mụn nhọt. Với phương pháp này bạn hãy thực hiện đều đặn mỗi ngày để nhựa cây khô lại, đây là cách giảm tình trạng bị mưng mủ, giảm sưng viêm một cách hiệu quả.
Cây ngô đồng có thể chữa được mụn nhọt
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá tươi ngô đồng giã cùng chút muối rồi đắp lên trong vòng 1 – 2h và đều đặn trong vòng 4 ngày.
2. Chữa ho gà, ho ra máu
Đây là một triệu chứng vô cùng nguy hiểm. Vì thế nếu đang ở tình trạng nhẹ thì bạn sử dụng thân và cuống lá đem đi rửa sạch. Sau đó đem đi sắc nước và lấy nước uống. Đây là phương pháp giúp cho ai bị ho ra máu, ho gà hiệu quả.
3. Trị ghẻ lở
Với những ai bị ngứa ngáy lâu ngày, làn da bị ghẻ do trước đó khiến bạn khó chịu thì lá cây ngô đồng là một liều thuốc vô cùng hiệu quả. Sử dụng bằng cách đem lá đi rửa sạch và sau đó chà lên chỗ vùng da bị ghẻ lở. Thực hiện đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy nó hiệu quả ra sao.
Cây ngô đồng còn có thể chữa được ghẻ lở gây ngứa ngáy tây chân
4. Cải thiện sinh lí cho nam giới
Đây là liều thuốc bổ cho nam giới ít ai biết đến. Dùng thân cây rửa sạch sau đó thái lát mỏng, đem đi phơi khô. Tiếp đến công đoạn này là bạn cho nguyên liệu trước đó lên bếp rang vàng. Cuối cùng sử dụng chúng đi ngâm rượu với các loại thuốc bổ để uống. Giúp tăng cường những ai có sinh lực yếu, cải thiện tinh trùng tốt hơn.
5. Chữa bệnh phong thấp
Hiện nay bệnh phong thấp rất phổ biến ở nhiều người. Vì thế mà người bệnh này có thể sử dụng rễ của cây ngô đồng để đem đi sắc nước uống mỗi ngày. Đây là liều thuốc chữa cho những ai bị ra mồ hôi tay nhiều, đau nhức mình mình mẩy hiệu quả.
6. Ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương
Với những ai không may bị trầy xước tay chân thì có thể dùng trực tiếp lá cây ngô đồng để đắp trực tiếp lên. Lưu ý giữ vết thương khô thoáng không được dính nước để tranh nhiễm trùng. Đây là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả cho vết thương mau lành.
7. Chữa hạch bị sưng đau
Tình trạng ai bị mọc hạch ở tay, chân hay cổ thì có thể sử dụng nguyên liệu có từ cây ngô đồng để chữa bệnh này nhé. Đầu tiên dùng một con dao rạch ở giữa thân cây và lấy nhựa của nó. Sau đó dùng một miếng vải để thấm nhựa cây bôi vào nơi bị sưng. Áp dụng cho đến khi tình trạng đau sưng này kết thúc nhé.
8. Nhuộm tóc
Ít có người biết cây ngô đồng có thể dùng làm thuốc nhuộm đen tóc hiệu quả. Đem cây đi chặt từng khúc nhỏ sau đó đốt thành tro rồi trộn với dầu gội để sử dụng sẽ làm đen tóc hiệu quả.
9. Một số công dụng khác
Ngoài những công dụng được đề cập ở trên ra thì cây còn nhiều các công dụng khác nhau như chữa bệnh trĩ, hậu môn, thấp khớp, hay các bệnh lao phổi…
Ý nghĩa phong thủy cây ngô đồng
Đây là loài cây thân gỗ lớn vô cùng cao, vững chãi, mọc theo hướng thẳng đứng có ý chí vươn lên. Cây có màu xanh rất tươi tốt thể hiện sự tao nhã, thanh tịnh.
Trong cổ điển của Trung Quốc và cả Việt Nam thì cây ngô đồng được gắn kết chặt chẽ với chim phượng hoàng. Vì thế đây là loài cây mang một giá trị về mặt thiêng liêng rất cao.
Hình dáng cây ngô đồng vô cùng lạ
Trồng cây ngô đồng trong nhà sẽ đem lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ vì người xưa có câu “Trồng cây ngô đồng, phượng hoàng sẽ bay đến”. Ngoài ra, cây có tác dụng xua đuổi khí xấu và tà ma.
>> Thao khảo thêm: TOP 99+ cây phong thủy Trong nhà Hợp mệnh Hợp tuổi
Cách trồng cây ngô đồng
Có hai phương pháp để trồng loại cây này đó là gieo hạt hoặc chiết cành.Tuy nhiên thì phương pháp gieo hạt vẫn là lựa chọn nhiều nhất. Ngoài ra, cần lưu ý các yếu tố dưới đây:
1. Hạt giống
Nên lựa chọn những hạt giống khỏe, trưởng thành và không có các bệnh bên ngoài. Hoặc có thể lấy hạt từ quả để trực tiếp trồng.
2. Đất trồng
Chọn những loại đất tơi xốp như đất mùn là loại đất có khả năng thoát nước tốt chống ngập úng dẫn đến tình trạng cây bị thối chết hoặc có thể trộn với xơ, trấu… và những đất có chất dinh dưỡng màu mỡ tốt.
3. Phân bón
Chỉ đất trồng thôi là không đủ, nên chọn phân NPK pha với đất để bón cho cây định kỳ 1 tháng/ lần.
4. Ánh sáng và nhiệt độ
Là loài có các tán lá cây to và rộng nên cây rất ưa ánh sáng để phát triển. Vì thế nếu trồng cảnh trong nhà nên chọn những nơi có điều kiện ánh sáng chiếu vào tốt để cây được quang hợp cho lá cây luôn xanh tươi. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt là 20 – 25 độ C.
5. Nước tưới
Cây ngô đồng không cần quá nhiều nước chỉ cần giữ cho cây có độ ẩm là được. Nên tưới sát gốc và thời điểm mùa hè có thể tăng mức độ tưới cho cây lên.
Cây ngô đồng có nhiều tác dụng chữa bệnh
Cây Ngô Đồng có độc không?
Tuy cây có nhiều thành phần để chế tạo thành được liệu tốt cho sức khỏe nhưng chỉ sử dụng được rễ, vỏ thân cây và lá thôi. Còn hoa và quả của cây ngô đồng có chứa độc tố nguy hại đến con người.
Hoa và quả của nó có chứa độc tố là curin vô cùng nguy hiểm đến con người, nếu như không may ăn phải chúng sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, rối loạn thần kinh trung ương, bỏng rát ở họng hoặc có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Do đó nếu trồng cây Ngô Đồng trong nhà thì lưu ý tránh bàn tay trẻ em nhỏ hoặc vật nuôi.
Qua bài viết này Xanh Bonsai mong rằng đã chia sẻ một số thông tin về cây ngô đồng này đến cho mọi người. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!
Các câu hỏi thường gặp:
Cây có công dụng chữa các bệnh gì?
Trong đông y, cây có công dụng chữa các bệnh như bị mụn nhọt, ho gà, ho ra máu, kể cá chữa yếu sinh lý cho nam giới… Xem thêm
Các bộ phận của cây có thể sử dụng?
Các bộ phận chỉ có thể sử dụng cho việc làm thuốc đó là Lá, Rễ và Vỏ thân cây.
Cây ngô đồng có độc không?
Hoa và quả của nó có chứa độc tố là curin vô cùng nguy hiểm đến con người, nếu như không may ăn phải chúng sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, rối loạn thần kinh trung ương, bỏng rát ở họng hoặc có thể dẫn đến tình trạng tử vong.
Có 20 năm kinh nghiệm làm việc tại viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam Chuyên gia lai tạo, cấy ghép các giống cây trồng mới Hiện đang cộng tác tại Xanh Bonsai