Cây Nhân Trần: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả

Cây Nhân Trần: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả

Cây nhân trần là vị thuốc có tác dụng làm mát, giải nhiệt hiệu quả được dùng trong Đông Y. Để mọi người có thể hiểu hơn về loại thuốc này, dưới đây sẽ là những thông tin, đặc điểm, công dụng cũng như cách dùng chi tiết của loại dược liệu này.

Đặc điểm của nhân trần 

Một vài đặc điểm về loài cây này dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tên gọi, cách nhận diện cũng như phân bố.

1. Những tên gọi khác

Nhân trần là một loại thực vật có tên gọi khác là hoắc hương núi, chè nội, chè cát hay tuyến hương lam. 

Tên gọi quốc tế của loài cây này là Adenosma caeruleum, Adenosma glutinosum hay Adenosma grandiflorum. Theo một số tài liệu hiện nay, cây nhân trần được chia vào họ Mã Đề, một số tài liệu khác lại chia chúng vào họ Huyền sâm. 

2. Đặc điểm 

Đây là loại cây thân thảo, hay được coi là một loại cỏ sống lâu năm tại nước ta. Phần thân cây thường mọc thẳng đứng, khi cây lớn phần thân cây sẽ gỗ hóa dần. Một cây trưởng thành sẽ cao từ 0.5 đến 1 mét, tùy vào điều kiện sinh trưởng. Về phần lá của cây, ở dưới gốc lá thường mọc đối nhau, các phiến lá có hình trứng nhọn, hai bên mép lá có phần răng cưa. 

Hình ảnh cây nhân trầnHình ảnh cây nhân trần

Mùa hoa nhân trần hàng năm là từ tháng 4 đến tháng 9, mọi người sẽ nhìn thấy những tràng hoa màu tía hay màu lam mọc nở thành cụm. Những cụm hoa có thể từ 2 đến 3 bông với kích thước khoảng 2cm. 

3. Phân bố

Ở nước ta, cây nhân trần thường mọc hoang tại các vùng đồi núi, bờ ruộng hay các bãi đất trống. Khi biết được công dụng thanh nhiệt, thải độc của cây này, người ta đã bắt đầu sử dụng hạt để trồng cây. Do đó, mọi người có thể tìm thấy loại cây này ở bất cứ nơi đâu. 

Trên thế giới, cây này được biết đến là loại thực vật ưa ẩm, thích sống ở vùng ẩm ướt nên chúng thường tìm thấy tại các khu vực rừng thưa có độ cao trên 500 mét. Mọi người có thể tìm được loại cây này tại Trung Quốc thuộc các tỉnh như Phúc Kiến, Hải Nam, Giang Tây hay Vân Nam. Ngoài ra, tại các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan, Lào cũng bắt gặp lại dược liệu này.

Dược tính và công dụng của cây nhân trần

Trong Đông Y, nhân trần được biết đến là dược liệu có vị cay, tính đắng, tính ấm và có mùi thơm nhẹ. Do đó, được sử dụng trong trường hợp thanh nhiệt, giải độc, trừ phong thấp, tiêu viêm và chống ngứa rất hiệu quả. Loại thảo dược này còn được người ta sử dụng để điều trị bệnh lý viêm gan vàng da, viêm loét dạ dày cực hiệu quả. 

Theo một số tài liệu y học cổ truyền ở nước ta, các thầy thuốc thường sử dụng nhân trần trong các bài thuốc chữa bại liệt ở trẻ nhỏ, các bệnh lý đau nhức xương khớp và viêm da có mủ. Bởi với tính ấm và tác dụng thanh nhiệt giải độc cực tốt mà loại cây này có được sẽ giúp các tế bào tiết các chất độc, thúc đẩy tuần hoàn máu hiệu quả.

Cây nhân trần có tác dụng thanh nhiệt giải độcCây nhân trần có tác dụng thanh nhiệt giải độc

Trong y học hiện đại, người ta tìm thấy rất nhiều hoạt chất tốt trong loại cây này, cụ thể là tinh dầu, chất paracymen, limonene, pinene, cineol. Cùng với đó là các chất chống oxy hóa như flavonoid, polyphenol và coumarin. Nhờ những dược liệu tốt nên nhân trần được đánh giá là dược liệu mang đến rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Nhân trần có tác dụng bảo vệ gan, góp phần ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan.

  • Nhân trần có khả năng thúc đẩy tăng tiết và bài xuất dịch mật, nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả.

  • Loại dược liệu này còn có tác dụng giải nhiệt, thanh độc, giảm đau, chống viêm hiệu quả, điều chỉnh huyết áp…

  • Dược liệu còn là giải pháp ức chế sự hình thành và phát triển của một số loại nấm, vi khuẩn tụ cầu vàng, ecoli, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, viêm phổi, song cầu khuẩn gây viêm não…

  • Sử dụng nhân trần còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh.

  • Thảo dược này còn được biết đến với khả năng ngăn ngừa, ức chế các tế bào ung thư, góp phần phòng ngừa, hạn chế bệnh ung thư.

Cách dùng cây nhân trần hiệu quả

Các bài thuốc dân gian về nhân trần có rất nhiều, để mọi người có thể tìm được các bài thuốc hiệu quả nhất, dưới đây sẽ là những cách sử dụng vị dược liệu này được tin dùng nhiều nhất.

Bài thuốc trị viêm gan cấp

Nguyên liệu: Nhân trần khô 100 gram, 50 gram bồ công anh, 30 gram đường trắng.

Cách làm: Đem phần nhân trần và bồ công anh đã chuẩn bị rửa qua nước, cho vào ấm 1.5 lít nước và phần đường đã chuẩn bị. Đun sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp trong vòng 15 phút thì tắt bếp, để nước nguội thì uống thay nước lọc hàng ngày.

Dùng nhân trần pha tràDùng nhân trần pha trà

Bài thuốc chữa bệnh huyết áp

Với bài thuốc này, mọi người chỉ cần sử dụng 30 gram nhân trần khô, rửa sạch rồi cho vào ấm. Chế thêm nước sôi vào và hãm trong khoảng 15 phút như hãm trà là có thể đem ra sử dụng.

Bài thuốc này, bạn cần uống liên tục trong thời gian 1 tháng, chỉ số huyết áp của bạn sẽ ổn định hơn rất nhiều. 

Bài thuốc trị viêm da 

Nếu trẻ nhỏ trong nhà mắc các vấn đề về da như viêm da, mẩn ngứa, viêm da có mủ thì hãy sử dụng bài thuốc với các nguyên liệu sau đây:

  • 30 gram nhân trần khô

  • 15 gram lá sen khô

Cách thực hiện: 

  • Đem hai nguyên liệu này đi tán thành bột mịn, trộn thật đều để sử dụng dần. 

  • Khi dùng, lấy 3 gram bột đã nghiền hòa vào 100 ml nước ấm, thêm một chút mật ong vào, khuấy đều lên rồi uống. 

  • Uống đều đặn trong 2 tuần, ngày uống hai lần sáng và tối, tình trạng viêm da của trẻ sẽ được cải thiện. 

Bài thuốc trị bệnh máu khó đông

Khi người trong gia đình có vết thương lâu cầm máu thì bạn có thể sử dụng phần lá cây tươi của nhân trần để điều trị. Cách làm vô cùng đơn giản như sau:

  • Đem rửa sạch lá nhân trần tươi, có thể ngâm khoảng 15 phút với nước muối pha loãng.

  • Vớt lá ra, giã nát và đắp trực tiếp lên vết thương, chỉ sau mấy phút là vết thương sẽ giảm sưng, giảm đau và nhanh chóng cầm máu. 

Đây là bài thuốc hiệu quả cho những ai mắc bệnh lý máu khó đông.

Bài thuốc trị giun chui ống mật

Trong nhiều tài liệu y học người ta đã sử dụng nhân trần khô, kim ngân hoa, bồ công anh và liên kiều để sắc thành nước uống để điều trị giun chui ống mật. Sắc 1.5 lít nước đun đến khi còn 500ml nước thì dừng lại. Sử dụng lượng nước thuốc này chia uống 3 lần/ngày sẽ cho kết quả khả quan. 

Trà nhân trần trị giunTrà nhân trần trị giun

Bài thuốc giúp hạ mỡ máu

Người già thường mắc các bệnh lý rối loạn mỡ máu, trong dân gian có khá nhiều bài thuốc điều trị mỡ máu cao, trong đó bài thuốc hạ mỡ máu bằng nhân trần đang được khá nhiều người sử dụng. 

Với bài thuốc này, mọi người chỉ cần sử dụng dược liệu nhân trần khô, khoảng 50 gram trong một ngày. Đem hãm thành trà để uống thay nước, ngày nên uống ít nhất 3 lần. Kiên trì uống trà trong vòng 2 tháng, khi kiểm tra mỡ máu lại bạn sẽ nhận được kết quá đáng kinh ngạc. 

Những lưu ý khi sử dụng nhân trần 

Để việc sử dụng các bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả từ nhân trần, các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Rất nhiều người có thói quen sắc cam thảo và nhân trần với nhau, đây là cách làm hoàn toàn sai. Một loại dược liệu có tính ấm, vị cay, một dược liệu giúp bổ khí điều trị chứng tỳ vị hư. Vì thế, hai loại dược liệu có tác dụng trái ngược nhau. Do đó, chúng ta không nên kết hợp chung.

  • Phụ nữ có thai khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị thì tuyệt đối không nên sử dụng dược liệu này. Bởi các hoạt chất có trong dược liệu có tác dụng xuất tiết các tuyến của cơ thể nên phụ nữ có thai sử dụng sẽ gây lên tình trạng mất sữa sau sinh.

  • Không nên sử dụng nhân trần trong thời gian quá dài khi không có chỉ định của bác sĩ. Tuy có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải độc gan cực tốt. Tuy nhiên, nếu gan không gặp vấn đề bệnh lý thì không nên dùng quá lâu nhân trần dễ dẫn đến tình trạng tổn thương cơ quan này.

Trên đây là bài viết chia sẻ các thông tin về nhân trần – một trong những loại dược liệu quý của thiên nhiên. Chắc chắn sau bài viết này, mọi người sẽ hiểu hơn về tác dụng và biết được các cách sử dụng dược liệu này hiệu quả, an toàn nhất.

 

Cập nhật lần cuối 11:34 Sáng , 08/06/2022

Rate this post

Viết một bình luận