Cây Tầm Gửi Có Mấy Loại? Công Dụng Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh

Cây Tầm Gửi Có Mấy Loại? Công Dụng Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh

Cây tầm gửi là một dạng cây sống bám vào những cây chủ khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng trở nên vô nghĩa, ngược lại, ý nghĩa cây tầm gửi rất tốt trong việc điều trị nhiều chứng bệnh. Vậy, cây tầm gửi có công dụng gì với con người và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây chuyên trang xin gửi tới quý bạn đọc những thông tin về cây thuốc này. 

Tìm hiểu cây tầm gửi là gì? Những thông tin cơ bản

Dù là cây thuốc đã quá quen thuộc, tuy nhiên, không phải ai cũng có những kiến thức về tầm gửi. Dưới đây là những thông tin cơ bản về dược liệu này:

  • Tên dược liệu: Cây tầm gửi
  • Tên gọi khác: Chùm gửi, Mộc vệ trung quốc,….
  • Tên gọi theo khoa học: Loranthaceae. Tên tiếng Anh là Mistletoe và tiếng Hy Lạp là Phoradendron.

Đặc điểm thực vật của dược liệu

Dược liệu tầm gửi mang những đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Cây sống ký sinh trên nhiều loại cây khác nhau như cây khế, cây gạo, cây mít, cây bưởi… Tùy thuộc vào cây chủ, cây sẽ có đặc điểm và dược tính khác nhau.
  • Cây tầm gửi có rễ gì và cây tầm gửi thuộc dạng rễ gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Cây thuộc dạng thực vật thân leo và rễ cây tầm gửi bám sâu vào cây chủ để hút các dinh dưỡng. Cành cây giòn, trơn, có nhiều đốt.
  • Lá mọc đối xứng hoặc mọc thành cụm, có vài ba lá một chỗ, trơn bóng, có hình lưỡi má hoặc bầu dục, rất dễ nhận biết.
  • Hoa có thể là hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, tùy thuộc vào từng cây. Hoa thường mọc ở kẽ lá, theo dạng chùm, tán, bông hoặc xim. Hoa có các lá bắc nhỏ, nhìn khá giống đài hoa. Tràng hoa có thể tiêu biến hoặc có thể tách riêng ra, thông thường chúng sẽ tiêu giảm.
  • Hạt có một chất lỏng bên ngoài, đây chính là đặc điểm tự nhiên khiến cây có thể bám vào cây chủ.

Dược liệu mọc ở đâu? Phân bổ như thế nào?

Có thể dễ dàng tìm kiếm thấy dược liệu này tại nhiều tỉnh thành trên đất nước ta. Cây phân bổ nhiều ở các tỉnh trung du miền núi đến đồng bằng. Vậy, dược liệu này sống ở đâu? Tầm gửi sống nhờ trên rất nhiều loại cây khác nhau và có nhiều tên gọi theo cây chủ: cây tầm gửi gạo, cây tầm gửi trên cây mít, tầm gửi dâu tằm (tang ký sinh), tầm gửi cây đa…

Hiện nay, với nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng, rất nhiều trung tâm, cơ sở dược liệu đã nuôi trồng và phát triển thành công các loại dược liệu này.

Thu hái và bào chế dược liệu

Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm từ ông cha ta, người dùng nên lựa chọn những lá cây to, dày, xanh và không bị mục nát để làm thuốc. Những loại lá nhỏ, vàng và mỏng thường có dược tính kém hơn.

Với đặc tính sống nhờ để hút các dinh dưỡng từ cây chủ nên cây phát triển mạnh và không bị rụng lá vào mùa động. Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể thu hái dược liệu quanh năm. Tuy nhiên, theo dân gian, thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch dược liệu là mùa hè. Bởi lẽ đây là thời điểm phát triển mạnh nhất và đảm bảo được dược tính.

Về cách bào chế, thông thường cây thuốc thường được sơ chế sạch sẽ, cắt nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Người dùng cần phải bảo quản dược liệu trong túi bóng kín, đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát để tránh mối mọt. Nếu sử dụng trong thời gian dài, thỉnh thoảng nên phơi dược liệu để tránh hư hại và giữ nguyên được hiệu quả của cây thuốc.

Cây tầm gửi có ý nghĩa gì và cây tầm gửi chữa được bệnh gì?

Cây tầm gửi có công dụng gì và cây tầm gửi trị bệnh gì là câu hỏi của nhiều người dùng khi tìm hiểu về dược liệu này. Chắc chắn không hề ngẫu nhiên khi dược liệu lại được nhiều người tin dùng tới vậy. Những kiểm chứng trong Đông y và cả nghiên cứu khoa học hiện đại đã trả lời cho câu hỏi cây tầm gửi có tác dụng gì.

Tác dụng trong Đông y

Trong những ghi chép của Đông y, dược liệu có vị hơi ngọt, đắng, mùi thơm và tính bình. Cây được quy vào kinh Thận và Can (gan). Với tính vị đó, sử dụng dược liệu tầm gửi trên cây gạo cũng như các loại tầm gửi khác có khả năng bồi bổ sức khỏe, bổ thận, thanh nhiệt, giải độc, mạnh  gân xương, chỉ thống và tiêu viêm. Công dụng đó giúp tầm gửi chữa bệnh gì? Dược liệu chủ trị các bệnh như đau nhức xương khớp, viêm cầu thận, huyết áp cao, sỏi thận, viêm cầu thận sỏi tiết niệu và phong tê thấp…

Tác dụng trong nghiên cứu khoa học hiện đại

Những nghiên cứu của khoa học hiện đại đã chỉ ra trong tầm gửi có nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe người dùng. Theo Tây y, cây thuốc này có những tác dụng tuyệt vời như sau:

  • Catechin – hoạt chất trong dược liệu giúp ngăn chặn quá trình hình thành sỏi canxi, từ đó hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị sỏi ở đường tiết niệu.
  • Các thành phần hóa học có trong tầm gửi cây gạo như trans-phytol, alpha-tocopherol, afzeline,… có hiệu quả chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và giảm những nguy cơ đột quỵ.
  • Thành phần trong tầm gửi giúp chống viêm, có hiệu quả tương đương như sử dụng thuốc aspirin.
  • Polysaccharide trong dược liệu giúp điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa.

Cách sử dụng dược liệu và những bài thuốc Đông y

Việc sinh sống nhờ trên cây chủ giúp dược liệu có nhiều công dụng tuyệt vời. Với từng loại cây chủ, tầm gửi lại có những công dụng khác nhau và những bài thuốc khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt.

Bài thuốc từ tầm gửi cây dâu

Tầm gửi cây dâu còn được gọi là tang ký sinh. Với tính ôn, vị đắng, quy vào hai kinh can và thận là chủ yếu, sử dụng bài thuốc từ tầm gửi cây dâu rất tốt cho bệnh nhân đau xương khớp, gan thận yếu, người hay bị đau mỏi gân. Khi sử dụng thường được kết hợp với một số dược liệu khác để nâng cao hiệu quả điều trị.

Bài thuốc hạ huyết áp:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 32gr tầm gửi cây dâu, 2gr thảo quyết minh, 20gr hà thủ ô, 16gr ngưu tất, 20gr bạch linh, 12gr đỗ trọng, 16gr ích mẫu, 12gr thiên ma, 12gr chi tử, 12gr hoàng cầm.
  • Cách thực hiện: Sơ chế tất cả các dược liệu và sắc thuốc, chia thành 3 bữa chính và dùng ngay trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bài thuốc có hiệu quả với những người hay hồi hộp, cao huyết áp và khó ngủ.

Bài thuốc trị đau nhức thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 18gr tang ký sinh, 9gr tần cửu, 9gr phòng phong, 9gr độc hoạt, 9gr đỗ trọng, 9gr đương quy, 15gr sinh địa, 12gr đẳng sâm, 3gr tế tân, 12gr phục linh, 6gr cam thảo và khoảng 2gr nhục quế.
  • Cách thực hiện: Sắc thuốc hàng ngày với các nguyên liệu trên, chia làm ba lần uống và sử dụng trước bữa ăn sẽ mang lại hiệu quả cao.

Bài thuốc điều trị đau nhức đầu gối:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: tang ký sinh khô và rượu trắng khoảng 40 độ.
  • Cách thực hiện: Sao vàng dược liệu rồi ngâm với rượu trắng. Sau khoảng 1 tháng có thể sử dụng rượu ngâm để xoa bóp lên vị trí bị đau nhức. Kiên trì áp dụng sẽ thấy những cơn đau nhức đầu gối giảm dần.

Bài thuốc chữa thổ huyết:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 16gr tầm gửi cây dâu, 16gr thài lài tía, 10gr rễ chuối hạt và 10gr rễ cỏ tranh
  • Cách thực hiện: Sơ chế, thái nhỏ tất cả các dược liệu rồi đem sắc thuốc để sử dụng.

Giảm đau bụng và hạn chế nguy cơ động thai:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 10gr cao ban long, 10gr lá ngải cứu và 16gr tang ký sinh.
  • Cách thực hiện: Nướng thơm dược liệu cao ban long và tầm gửi dâu trước rồi cho cả ba nguyên liệu đun nước, chia thành ba lần uống và dùng luôn trong ngày.

Bài thuốc từ tầm gửi cây chanh

Sử dụng tầm gửi cây chanh kết hợp với một số thảo dược khác có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng ho đờm, ho khan, ho gió.

Nguyên liệu chuẩn bị: Tầm gửi cây chanh, trần bì, mạch môn…

Cách thực hiện: Đun tất cả các dược liệu thành thuốc uống rồi sử dụng trong ngày, dùng cho tới khi những triệu chứng thuyên giảm thì dừng lại. Một số người dùng đã đun và cô thuốc thành siro, rất tiện lợi cho các em nhỏ sử dụng.

Bài thuốc từ tầm gửi cây na

Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ như cây na có tác dụng điều trị sốt rét ngay tại nhà. Người bệnh có thể kết hợp một số dược liệu khác như binh lang, thảo quả, sài hô, thanh hao… để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh lý.

Cách thực hiện: Làm sạch và sơ chế tất cả các dược liệu, đun cùng khoảng 300ml nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút thì tắt bếp và sử dụng.

Bài thuốc uống tầm gửi cây gạo

Đây là dược liệu sống nhờ vào cây gạo và chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm trên khắp nước ta. Vậy, cây tầm gửi có rễ gì? Rễ cây cắm sâu vào thân hoặc cành của cây chủ để hút các dinh dưỡng nuôi dưỡng mình.

Tầm gửi gạo chữa bệnh gì, có tác dụng gì? Sử dụng cây thuốc rất tốt cho bệnh nhân đau gân cốt, các trường hợp mắc bệnh về đường tiết niệu, sỏi bàng quang, sỏi thận. Các bài thuốc từ dược liệu này cũng có khả năng giải nhiệt, giảm huyết áp, tiêu độc và tăng cường chức năng gan. Một số bài thuốc Đông y từ dược liệu như sau:

Điều trị bệnh lý sỏi bàng quang, sỏi thận:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 15gr tầm gửi gạo, 10gr kim tiền thảo, 10gr mã đề, 10gr rễ cỏ tranh, 10gr thổ phục linh.
  • Cách thực hiện: Sắc các dược liệu cùng khoảng 1.5 hoặc 2 lít nước, đun nước khoảng 20 phút sao cho các dưỡng chất từ thuốc ngấm ra nước. Sử dụng hàng ngày giúp đào thải độc tố và lượng canxi ra khỏi cơ thể, từ đó kích thước sỏi cũng giảm đáng kể.

Tăng cường giải độc và mát gan:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr – 30gr tầm gửi gạo đã phơi khô hoặc sao vàng.
  • Cách thực hiện: Đun thuốc cùng khoảng 400ml nước, đun thật nhỏ lửa trong khoảng 15 đến 20 phút thì tắt bếp. Sử dụng thuốc trong ngày và dùng khi còn nóng sẽ đảm bảo được dược tính của thuốc.

Bài thuốc tăng cường sức khỏe:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg tầm gửi khô và 5 lít rượu trắng 45 độ.
  • Thực hiện: Sơ chế sạch dược liệu rồi ngâm với rượu trắng trong 3 tháng, lưu ý bảo quản rượu tại nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 3 tháng có thể mang ra sử dụng mà mỗi lần dùng chỉ nên uống 1 chén nhỏ.

Bài thuốc từ tầm gửi cây khế

Hỗ trợ điều trị bong gân:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Lá tầm gửi cây khế và nước vo gạo.
  • Cách thực hiện: Sơ chế sạch sẽ lá tầm gửi cây khế rồi trộn cùng nước vo gạo và sao nóng. Đắp hỗn hợp vào chỗ bong gân, có thể sử dụng miếng vải mỏng để cố định.

Điều trị sốt rét nhẹ và ho gà:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Tầm gửi cây khế, tầm gửi cây duối, lá bạc hà, lá hẹ và rau má.
  • Cách thực hiện: Đun hỗn hợp các dược liệu trên, càng đặc càng tốt. Sử dụng hỗn hợp đó để chữa ho hoặc hen suyễn ở trẻ nhỏ rất tốt.

Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu

Dù là dược liệu mang những dược tính rất tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên bệnh nhân cần phải lưu ý những vấn đề sau đây để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Lưu ý về liều lượng khi dùng, không nên dùng quá ít hay quá nhiều, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Không được sử dụng song song bài thuốc Đông y từ tầm gửi với thuốc Tây khi chưa có sự cho phép và chỉ định từ bác sĩ.
  • Không dùng dụng cụ bằng kim loại để sắc thuốc, có thể ảnh hưởng tới dược tính của thuốc. Người bệnh nên dùng ấm bằng sứ hoặc nồi đất để đun thuốc.
  • Trước khi áp dụng những bài thuốc từ cây thuốc, cần phải thăm khám và có sự chỉ định của những người có chuyên môn.
  • Với phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc trẻ nhỏ, chỉ được phép dùng thuốc khi đã thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích để quá trình điều trị có được kết quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về dược liệu cây tầm gửi – bài thuốc quen thuộc trong Đông y. Để việc điều trị bệnh có kết quả tốt, người bệnh cần phải nắm được cách dùng đúng đắn, những bài thuốc và lưu ý khi sử dụng. Hy vọng rằng thông tin bài viết sẽ là nguồn kiến thức bổ ích cho người bệnh đang tìm hiểu về dược liệu này.

Cập nhật lần cuối 11:35 Sáng , 08/06/2022

Rate this post

Viết một bình luận