CEO khách sạn là gì? Bí quyết trở thành CEO khách sạn 2022 – Hotelcareers.vn

CEO khách sạn là vị trí công việc đáng mơ ước của nhiều người làm trong ngành công nghiệp khách sạn. Vậy, CEO khách sạn là gì? Bí quyết nào để trở thành CEO khách sạn, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

CEO khách sạn là gì?CEO khách sạn là gì?

CEO khách sạn là gì?

CEO khách sạn (Hotel Chief Executive Officer) có nghĩa là Tổng Giám đốc điều hành khách sạn, người có chức vụ, quyền hạn cao nhất trong khách sạn. Chịu trách nhiệm điều hành, quản lý hoạt động khách sạn sao cho hiệu quả nhất. CEO khách sạn báo cáo trực tiếp với hội đồng quản trị hoặc chủ đầu tư khách sạn.

Yêu cầu đối với CEO khách sạn

Để trở thành một CEO khách sạn bạn cần có bằng cấp chuyên ngành quản trị khách sạn hoặc các chuyên ngành liên quan. Có kinh nghiệm làm CEO hoặc các vị trí tương đương trong ngành khách sạn. Có khả năng giao tiếp tốt bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, kỹ năng sử dụng máy tính, internet và có hiểu biết về phần mềm khách sạn, kế toán, tài chính, nhân sự, sales marketing. Có khả năng lãnh đạo và truyền cảm hứng, kỹ năng quản lý, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề,… Chịu được áp lực công việc.

Công việc của CEO khách sạnCông việc của CEO khách sạn

Công việc của CEO khách sạn

  • Lập kế hoạch kinh doanh khách sạn
  • Triển khai kế hoạch, quản lý giám sát hiệu quả
  • Quản lý hiệu quả hoạt động bán phòng và dịch vụ
  • Quản trị tài chính, hoạt động kế toán
  • Quản lý và phát triển đội ngũ nhân sự chủ chốt
  • Tuyển dụng đào tạo đội ngũ chủ chốt
  • Phối hợp chặt chẽ các phòng ban
  • Tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên
  • Báo cáo hiệu quả hoạt động với hội đồng quản trị hoặc chủ đầu tư

Thu nhập của CEO khách sạn

Thu nhập của CEO khách sạn giao động từ 20-50+ triệu/tháng, thu nhập này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô khách sạn và yêu cầu công việc.

  • Quy mô khách sạn dưới 3 sao: 15-30 triệu đồng/tháng
  • Quy mô khách sạn từ 3-4 sao: 20-50 triệu đồng/tháng
  • Quy mô khách sạn từ 4-5 sao +: 50-200 triệu đồng/tháng
  • Với các CEO khách sạn người nước ngoài, mức lương thường giao động từ 3.000 – 15.000$

Bí quyết trở thành CEO khách sạnBí quyết trở thành CEO khách sạn

Bí quyết trở thành CEO khách sạn

  • Bạn muốn thành công trong ngành công nghiệp khách sạn?
  • Bạn nghĩ rằng bạn đã được đào tạo về quản lý khách sạn tốt?
  • Bạn đã thực tập trong một vài khách sạn quốc tế hàng đầu?
  • Bạn đã làm việc chăm chỉ và đã trải qua vài năm gần đây để học trở thành một chủ khách sạn?
  • Bạn nghĩ rằng bạn có đầy đủ mọi tố chất?
  • Bạn muốn những cơ hội nghề nghiệp đến với bạn nhanh chóng?

Bạn không có thời gian và kiên nhẫn để chờ đợi đến lượt mình, bạn biết bạn đã sẵn sàng để chấp nhận thách thức lớn!

  • Nhưng tại sao mọi người không nhìn thấy tiềm năng của bạn? Tại sao người ta lại không dành cho bạn cơ hội tốt nhất để làm việc tại công ty của họ? Bạn nghe những điều này có vẻ quen quen không?
  • Vấn đề là ngày nay nhiều người tìm việc làm và các nhân viên trẻ quen với những câu chuyện thành công ngay lập tức trên phương tiện truyền thông. Họ mong mình cũng sẽ thành công như vậy. Thứ hai là người sử dụng lao động phàn nàn rằng nhiều ứng viên quan tâm tới chuyện công việc sẽ mang lại cho họ những gì hơn là họ có thể đáp ứng như thế nào cho công việc. Một thái độ như vậy sẽ không giúp bạn tiến xa được!
  • Trung bình phải mất khoảng 10-20 năm để một cá nhân tài năng trở thành một tổng giám đốc có thẩm quyền và kinh nghiệm của một khách sạn hàng đầu trong một thành phố lớn . Đây là một số lời khuyên của những nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp khách sạn:

Peter VerhoevenPeter Verhoeven

Peter Verhoeven, Giám đốc điều hành của thương hiệu khu vực Châu Âu của Accor Paris, nói về bí quyết thành công của mình:

  • Trước tiên, bạn cần phải có niềm đam mê với những thứ bạn làm. Đó là một cuộc chạy đua đường trường, nhiên liệu bạn cần là niềm đam mê!
  • Tôi nghĩ rằng kỹ năng phân tích tốt và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ để thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng đến những người khác cũng rất quan trọng . Bạn sẽ có sức thuyết phục và sẵn sàng để được thuyết phục. Là một người biết lắng nghe và luôn luôn có một tâm trí cởi mở .
  • Một điểm quan trọng khác là đừng kiêu ngạo. Nếu bạn nghĩ rằng bạn là tốt hơn so với những người khác, bạn đang lầm đường.
  • Bạn phải sẵn sàng hy sinh những sở thích cá nhân. Ví dụ, tôi rất thích có nhiều thời gian hơn cho gia đình của tôi, nhưng bạn không thể làm công việc trong ngành này bán thời gian.
  • Bạn phải có một nguồn năng lượng dồi dào.

Ricco M. DeBlankRicco M. DeBlank

Ricco M. DeBlank, Giám đốc điều hành của khách sạn SHKP tại Sun Hung Kai Properties LTD, Hồng Kông, nói về yếu tố thành công của mình:

  • Khi bạn còn trẻ và thiếu kinh nghiệm, nếu bạn muốn nổi bật, bạn phải sẵn sàng làm việc chăm chỉ trong nhiều giờ – và trong kinh doanh khách sạn bạn biết bạn được trả ít hơn bạn bè của bạn. Tôi nhớ cha tôi nói với tôi rằng tôi nên luôn luôn tình nguyện đảm nhận thêm những công việc khác. Theo thời gian, mọi người sẽ nhận thấy rằng bạn là một phần của tập thể và bạn sẽ được đánh giá cao hơn.
  • Tôi đã sẵn sàng hy sinh để có được những gì tôi muốn – tôi mơ ước trở thành một GM .
  • Tôi yêu thích những gì tôi đã làm. Tôi thích làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ.
  • May mắn có thể tự tạo ra nhưng không phải lúc nào cũng như thế được.

Pieter IdenburgPieter Idenburg

Pieter Idenburg, Giám đốc điều hành của Tập đoàn ADNEC tại Abu Dhabi, UAE. Ông chịu trách nhiệm với Trung tâm Triển lãm Quốc gia Abu Dhabi, Trung tâm Hội nghị Al Ain, ExCeL London, Hyatt Capital Gate, Aloft Abu Dhabi Hotel và Aloft London Hotel. Pieter nói về những gì đã tạo ra thành công của mình:

  • Sau khi tốt nghiệp trường trung học, tôi đã học chuyên ngành nghệ thuật ở Hà Lan nhưng tôi đã quyết định rằng đó không phải thứ dành cho tôi. Tôi nghĩ cứ học và nhận lấy một tấm bằng, nhưng những điều đó cũng chẳng có gì bổ ích với tôi.
  • Tôi tin vào việc học, tôi học mỗi ngày, nhưng đối với tôi, việc đó không cần thiết phải diễn ra ở trên lớp. Tôi tiếp nhận và quan tâm rất nhiều điều. Điều này giúp tôi nhận những ý tưởng mới. Tôi cũng là một người ham đọc. Tôi đọc tất cả các loại sách từ sách kinh doanh đến tự truyện.
  • Tôi thích thử những điều mới. Tôi đã làm việc trong một số lĩnh vực: Bartender, bồi bàn, nhân viên lễ tân, nhân viên thực tập, đại lý vé, giám sát và nhiều hơn nữa trước khi tôi được giao trách nhiệm là một người quản lý và sau đó là trong vai trò quản lý cấp cao .
  • Tuy nhiên, nó là một cuộc hành trình dài và khó khăn! Bạn cần phải có lòng can đảm, để khi bạn vấp ngã, bạn sẽ lại đứng dậy với một niềm tin mãnh liệt! Nếu bạn không thể tìm ra sức mạnh, thì hãy nhìn sâu vào bên trong để nhận ra rằng bạn mới là người phù hợp nhất cho công việc đó!
  • Tôi tôn trọng những người có bằng cấp trong ngành này. Nhưng tôi tin rằng nó không phải là yếu tố quyết định. Theo kinh nghiệm của tôi, việc học hỏi và tích lũy kinh nghiệm khi làm việc mới thực sự giá trị.

Torgeir SilsethTorgeir Silseth

Torgeir Silseth, Chủ tịch & Giám đốc điều hành khu vực Bắc Âu của hệ thống khách sạn Choice đưa ra những lời khuyên sau đây để thành công trong ngành công nghiệp khách sạn:

  • Tôi khuyên các bạn hãy đào sâu nghiên cứu, dù là lĩnh vực quản lý doanh thu, quản lý hoạt động, bán hàng và tiếp thị thì bạn cũng cần xây dựng một nền tảng và sau đó phát triển từ nền tảng đó. Nếu cái gì bạn cũng biết nhưng chẳng có cái gì sâu sắc thì bạn không bao giờ có thể làm được gì.

Jurgen OrteleeJurgen Ortelee

Jurgen Ortelee, Phó Chủ tịch quản lý Doanh thu của Tập đoàn Khách sạn Pan Pacific ở Singapore nói rằng ông sẽ thuê người có những kỹ năng:

  • Kỹ năng phân tích: Bạn phải có khả năng xử lý và hiểu về con số, hiểu chúng có nghĩa gì. Ở một mức độ cao hơn của kỹ năng phân tích, bạn phải có khả năng biến các dữ liệu có sẵn thành một chiến lược.
  • Bạn có phải là người suy nghĩ một cách logic, hợp lý: Quyết định dựa trên những thông tin có sẵn.
  • Bạn luôn tìm tòi, ham học hỏi. Bạn cần luôn đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu, phát hiện các vấn đề và giải pháp. Bạn cũng cần phải luôn tìm tòi, học hỏi để xác định các tín hiệu cơ bản về những thay đổi kinh doanh.
  • Bạn phải có khả năng hiểu được quan điểm của cả người tuyển dụng lao động và người lao động.
  • Bạn phải thực sự nổi bật và chất lượng cao trong lĩnh vực của mình. Các nhà đầu tư chỉ tìm kiếm các công ty đặc biệt. Họ không đánh giá cao những gì tầm thường.

5/5 – (35 votes)

Rate this post

Viết một bình luận