CEO là gì? học gì ra làm CEO? – Joboko

03/10/2021 15:30

Tất cả chúng ta đều biết CEO là một vai trò đầy quyền lực nhưng chính xác thì CEO là gì, có trách nhiệm, đóng góp thế nào với doanh nghiệp thì không phải ai cũng hiểu đầy đủ. Bên cạnh đó, các thông tin như học gì ra làm CEO, có yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm như thế nào để đảm nhiệm vị trí này cũng là nội dung được mọi người quan tâm.

Bạn cho rằng CEO chính là người đã sáng lập ra công ty? Hay CEO có quyền quản lý cao hơn các giám đốc bộ phận? Có vô số thông tin về “quyền lực” của người điều hành doanh nghiệp và dễ bị nhầm lẫn. Có một số người thậm chí không hiểu vì sao đã có CEO mà còn có cả Chủ tịch HĐQT. Định nghĩa CEO là gì sẽ được JobOKO giải thích rõ ràng qua bài viết sau.

ceo la gi

Vai trò của CEO trong doanh nghiệp là gì?

1. CEO là gì? Có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Muốn biết CEO là gì, tại sao công ty nào cũng có CEO thì đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu qua định nghĩa đầy đủ và chính xác nhất. CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer, trong tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc điều hành – người quản lý cấp cao nhất trong một công ty. Trách nhiệm chính của CEO bao gồm việc đưa ra các quyết định quan trọng trong vận hành doanh nghiệp, quản lý các hoạt động và nguồn lực tổng thể, là đầu mối giao tiếp chính giữa ban giám đốc (hoặc hội đồng quản trị), là bộ mặt đại diện của công ty. Một CEO thường được bầu bởi hội đồng quản trị và các cổ đông.
Vai trò của CEO thay đổi từ công ty này sang công ty khác tùy thuộc vào quy mô, văn hóa và cấu trúc doanh nghiệp. Trong các tập đoàn lớn, CEO thường chỉ giải quyết các quyết định chiến lược cấp rất cao và những quyết định định hướng cho sự phát triển chung của công ty. Ở các công ty nhỏ hơn, các CEO thường tham gia nhiều hơn vào các chức năng hàng ngày. Giám đốc điều hành cũng là người tầm nhìn và đôi khi là văn hóa của tổ chức.
Vì thường xuyên giao dịch với công chúng, đôi khi các giám đốc điều hành của các tập đoàn lớn có thể sẽ rất nổi tiếng. Ví dụ như Mark Zuckerberg, CEO của Facebook là một cái tên quen thuộc ngày nay. Tương tự, Steve Jobs, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Apple (AAPL), đã trở thành một biểu tượng toàn cầu đến nỗi sau cái chết của ông vào năm 2011, có một loạt các bộ phim tài liệu về cuộc đời ông được thực hiện.

2. Học gì ra làm CEO?

2.1. Học gì ra làm CEO?

Không có luật nào quy định rằng CEO phải là những người có bằng cử nhân đại học hay thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, ngày nay rất ít người đạt được vị trí cấp cao trong công ty mà không trải qua giáo dục chính thức.
Tại sao có một nền giáo dục chuyên nghiệp lại quan trọng như vậy? Không có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi đó. Dù vậy, việc hoàn thành các khóa học đại học sẽ giúp bạn tiếp xúc chuyên sâu với một số ngành học, qua đó, bạn có thời gian để nghiên cứu, học hỏi, tương tác và chia sẻ ý tưởng, được đào tạo từ những chuyên gia, có những mối quan hệ có ích trong ngành. Tất cả đều là những kinh nghiệm, trải nghiệm quý báu đối với một CEO. Bằng cấp từ một trường top đầu, nhất là về kinh tế, quản trị kinh doanh… đôi khi sẽ được tín nhiệm hơn, có tính cạnh tranh hơn.
Trên thế giới, có một số CEO tên tuổi, có bằng cấp từ các trường hàng đầu bao gồm:

  • Meg Whitman, cựu Giám đốc điều hành của eBay (EBAY) – cử nhân từ Đại học Princeton, thạc sĩ Quản trị kinh doanh từ Harvard.
  • John Bogle, cựu Giám đốc điều hành của Tập đoàn Vanguard – cử nhân từ Đại học Princeton.
  • Roberto Goizueta, cựu Giám đốc điều hành của Coca Cola (KO) – cử nhân từ Đại học Yale.

Rất nhiều CEO có bằng cấp về kinh tế, quản lý, tài chính, kế toán kiểm toán hoặc liên quan tới kinh doanh. Mặc dù vậy, có những CEO nổi tiếng sở hữu các doanh nghiệp quy mô cực khủng đã bỏ học, chỉ có tấm bằng danh dự (hoặc thậm chí là không) như:

  • Michael Dell, người sáng lập và CEO của Dell Computer (DELL).
  • Bill Gates, đồng sáng lập, cựu CEO và chủ tịch tập đoàn Microsoft (MSFT).

ceo la gi 2

CEO học trường nào? có cần bằng cấp gì không?

2.2. Những tiêu chuẩn khác để trở thành một CEO giỏi

2.2.1. Phẩm chất, tố chất:

Có bằng cấp từ một trường học hàng đầu và kiến ​​thức chuyên sâu về ngành mà công ty đang hoạt động là những phẩm chất tuyệt vời để trở thành CEO. Thế nhưng, đó chỉ là những điều kiện cần mà chưa phải điều kiện đủ, không đủ để đảm bảo rằng một người sẽ thành công và lên tới vị trí điều hành trong doanh nghiệp nếu chỉ có bằng cấp. Các đặc điểm tính cách, tố chất sẵn có (và cả được rèn luyện) cũng đóng một vai trò quan trọng, ví dụ như, để làm CEO bạn sẽ cần phải:

  • Là một người có khả năng giao tiếp xuất sắc và có kỹ năng lãnh đạo.

  • Người hướng ngoại, có niềm tin và niềm tự hào với sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.

  • Giỏi đàm phán và thuyết phục, trình bày tầm nhìn và chiến lược gắn kết cho nhân viên.

Jack Welch, cựu Chủ tịch kiêm CEO của General Electric (GE) – Mỹ là một ví dụ xuất sắc về một người hướng ngoại có năng lực, được mọi người tin tưởng, có tầm nhìn xa ngay từ khi mới đi làm và làm việc trong vai trò kỹ sư.

Đọc thêm: Chiến thuật quản lý cho Giám đốc Kinh doanh mới nhậm chức

2.2.2. Kinh nghiệm cần có của một CEO:

CEO là gì? Là người điều hành tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, trước hết bạn sẽ phải có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, đủ kinh nghiệm để lãnh đạo. Công việc của một CEO là xác định tầm nhìn, định hướng phát triển và đó sẽ hoàn toàn là thách thức khó vượt qua nếu thiếu kinh nghiệm dày dặn và kiến thức để đưa ra đánh giá chính xác, dự đoán, ra quyết định và quản trị rủi ro.
Kinh nghiệm quản lý cấp cao là điều bắt buộc – tất cả các công ty đều sẽ yêu cầu ứng viên cho vị trí CEO có kinh nghiệm, cơ bản là khoảng 4 – 6 năm hoặc lâu hơn. Một ví dụ tuyệt vời về cách mà một cá nhân đã nỗ lực theo cách của mình để thăng tiến, đó chính là Jack Welch, người gia nhập General Electric năm 1960 với tư cách là một kỹ sư và cuối cùng lên chức CEO vào năm 1981.
Một ví dụ khác về CEO có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình là Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành của Novell và chủ tịch điều hành của Alphabet Inc. (GOOG). Schmidt đã làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu tại Bell Labs trong thời gian đầu của sự nghiệp. Ông cũng từng là giám đốc công nghệ của Sun Microsystems. Những kinh nghiệm này đã giúp ông giành được vị trí CEO và trở thành câu chuyện thành công như ngày hôm nay.
Anne Mulcahy, cựu Giám đốc điều hành của Xerox (XRX), là một ví dụ tuyệt vời khác về một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Vào giữa những năm 1970, bà bắt đầu làm đại diện bán hàng. Sau đó, bà làm phó phòng nhân sự. Bà mất khoảng 25 năm trước khi trở thành CEO.
Bạn đã hiểu rõ CEO là gì và học gì, phấn đấu thế nào để làm CEO qua bài viết của JobOKO? Hãy nhớ rằng, mặc dù một số cá nhân có thể là nhà lãnh đạo bẩm sinh, nhưng hầu hết mọi người đều có được thành công từ nỗ lực. Để trở thành CEO cần nhiều năm làm việc chăm chỉ, đạt được những thành tích xuất sắc. Chúc bạn thành công!

Rate this post

Viết một bình luận