CEO là gì? Muốn làm doanh nhân thì học ngành gì?

CEO là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Vậy CEO là gì? CEO viết tắt của từ gì? Để làm CEO tốt có thể học ngành nào, trường nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

CEO là gì?

CEO là gì? CEO là tên viết tắt của từ tiếng Anh Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành (hay tổng giám đốc điều hành,…). Đây là người có chức vụ điều hành cao nhất của 1 tập đoàn, công ty hay tổ chức, giữ trách nhiệm quan trọng, thực hiện điều hành toàn bộ mọi hoạt động theo những chiến lược và chính sách của hội đồng quản trị (HĐQT).

Theo wikipedia

Tại Việt Nam, ở một số công ty thì tổng giám đốc điều hành (CEO) cũng thường là chủ tịch hội đồng quản trị.

CEO làm những công việc gì?

Ceo là nghề gì? Có vô số công việc mà một CEO phải làm khi quản lý điều hành một công ty. Dưới đây là một số nhiệm vụ chính mà một CEO thường hay đảm nhận:

  • Vạch ra chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.
  • Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch và định hướng đi cụ thể cho công ty.
  • Chỉ đạo công tác xây dựng, thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị phê duyệt.
  • Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, tăng trưởng của công ty. Đảm bảo đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra.
  • Đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm góp phần cải thiện hoạt động của công ty.
  • Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
  • Xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa công ty.
  • Phê duyệt các vấn đề, chính sách tài chính, theo dõi, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí. Duyệt thu/chi, chuẩn bị các bản dự toán định kì.
  • Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
  • Thay mặt công ty đàm phán và kí kết các hợp đồng thương mại.
  • Tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kì.
  • Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm; phân phối, tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
  • Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý của công ty, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả; đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của từng ban ngành cụ thể. Đánh giá tình hình hoạt động, hiệu quả của các phòng ban.
  • Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt quy định, chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, các quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt kết quả đánh giá nhân viên và xác định kết quả khen thưởng.

Phẩm chất của một CEO là gì?

Kinh nghiệm làm CEO là gì? Là người đứng đầu một doanh nghiệp, vị trí CEO đòi hỏi nhân sự phải là những người ưu tú, có những phẩm chất vượt trội.

Sau đây là những tố chất, kỹ năng mà CEO cần có.

  • Có tầm nhìn tổng quan và xa đối với mọi thứ. Vì thế CEO cần có một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ chuyên môn mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
  • Có nền tảng về khoa học quản trị. Thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi các kiến thức mới trong lĩnh vực này để có thể bắt kịp với xu hướng quản trị và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.
  • Dày dạn vốn sống, thông hiểu về việc đối nhân xử thế. Việc va chạm, trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau sẽ giúp CEO có kinh nghiệm và bản lĩnh trong xử lý nhiều vấn đề ở tầm quản lý.
  • Có sức khoẻ tốt, chịu được áp lực cao. Công việc của CEO rất nhiều áp lực. Vì thế có một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức.
  • Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo; tính cách nhanh nhạy, quyết đoán, có thần thái uy lực của một người cầm quyền… là những tố chất rất cần thiết cho CEO.

Mức lương CEO thế nào?

Lương của CEO bao nhiêu? Không có một con số chung về mức lương cho CEO. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận thu được mà mức lương của CEO sẽ khác nhau.

Có thể một CEO của một doanh nghiệp nhỏ chỉ kiếm được 30 – 50 triệu/tháng, nhưng ở những doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn lớn thì CEO có thể thu được 500 – 700 triệu/tháng.

Với CEO ngành Bảo hiểm nhân thọ, với số năm kinh nghiệm trên 15 năm sẽ có mức lương dao động trong khoảng 7.000 – 40.000 USD/tháng ở cả hai miền Nam – Bắc.

CEO của 3 ngành Ngân hàng – Dịch vụ tài chính, Bảo hiểm nhân thọ và Bất động sản đang nhận được mức lương cao nhất thị trường, với trung bình khoảng 40.000 USD/tháng, tương đương với khoảng 921 triệu đồng/tháng.

Học ngành nào/trường nào để làm CEO?

Muốn làm CEO thì học ngành gì? Làm CEO có cần bằng cấp không? Để làm một CEO tương lai, thuận lợi nhất vẫn là học ngành Quản trị kinh doanh. Đây là ngành học cung cấp kiến thức về quản trị, marketing, chứng khoán, thống kê, giải quyết rủi ro và kỹ năng lãnh đạo,…

Hiện đa số các trường ĐH chuyên ngành kinh tế và đại học đa ngành đều có đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh. Tại Việt Nam, các trường có thương hiệu đào tạo ngành này có thể kể như: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Ngoại thương…

Tuy vậy, không phải ai học Quản trị Kinh doanh cũng trở thành CEO. Trên thực tế, CEO có thể là một người có học vấn thấp hoặc cao, có người khởi nghiệp CEO từ những công việc chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Để bổ sung kiến thức kỹ năng quản trị mà một CEO cần có, nhiều người chọn học các khoá đào tạo CEO ngắn hạn.

Các khoá học này thường do được xây dựng trên các cấu phần chính là các chuyên đề đào tạo quản trị doanh nghiệp như: Phát triển năng lực lãnh đạo, Quản trị chiến lược kinh doanh, Quản trị và phát triển nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Lãnh đạo tổ chức, Kỹ năng đàm phán, Quản trị tài chính và thuế,…

Tại Việt Nam, hiện có nhiều tổ chức đào tạo CEO ngắn hạn như:

  • Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Học Viện CEO Việt Nam
  • Trường đại học FPT
  • Trường Đại học Ngoại thương TPHCM
  • Tổ chức đào tạo và phát triển doanh nghiệp SIC
  • Trường đào tạo doanh nhân PTI 
  • Trường Doanh nhân PACE
  • Trung Tâm Phát Triển Khoa Học Kinh Tế (CED)…

Sự khác biệt giữa CEO và Chủ tịch

CEO / giám đốc điều hành cấp cao nhất trong công ty báo cáo trực tiếp với ban giám đốc. Trong khi đó, Chủ tịch xử lý công việc hàng ngày của công ty và đóng vai trò là người liên lạc giữa ban lãnh đạo và CEO

Rate this post

Viết một bình luận