Châm cứu có tác dụng gì? Tổng hợp các bệnh nên chữa bằng châm cứu

Châm cứu có tác dụng gì? Chữa bệnh gì?

1051

Châm cứu có tác dụng gì? châm cứu chữa bệnh gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất khi tìm đến chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu. Vậy thực sự những bệnh nào sẽ được chữa khỏi bằng châm cứu?

NỘI DUNG CHÍNH

🔴 Châm cứu là gì?

🔴 Cơ chế tác dụng của châm cứu

🔴 Châm cứu có tác dụng gì?

🔴 Châm cứu chữa được những bệnh gì?

🔴 Những ai không nên châm cứu

Châm cứu là gì?

Châm và cứu là là hai bộ phận của phương pháp chữa bệnh:

📌 Châm

Là dùng kim bằng kim loại châm vào các điểm được xác định trên da. Sau đó thực hiện các thủ pháp kích thích, xoay kim theo các phương pháp bổ tả khác nhau.

Khi kim được châm vào thân thể, tùy vào mỗi bệnh cần chữa trị mà có thể vận dụng các kỹ thuật khác nhau. Mục đích để đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, loại trừ bệnh tật, tăng cường sức khỏe.

Châm và cứu là là hai bộ phận của phương pháp chữa bệnhChâm và cứu là là hai bộ phận của phương pháp chữa bệnh

📌 Cứu

Là sử dụng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung. Rồi sau đó, cuốn thành điếu ngải để đốt. Hơ ngải trên da hoặc đặt trực tiếp lên những vị trí cần thiết trên thân thể.

Sự kích thích ấm nóng này giúp thông kinh lạc, đạt mục đích chữa bệnh và phòng trừ bệnh tật. Hoặc sử dụng đèn hồng ngoại chiếu vào khu vực châm cứu cũng có hiệu quả rất tốt.

Cứu là phương pháp có tác dụng phòng và điều trị bệnhCứu là phương pháp có tác dụng phòng và điều trị bệnh

Như vậy, châm cứu là dùng tác động cơ học, lý học hoặc hóa học kích thích vào những điểm nhất định trên cơ thể con người (còn gọi là huyệt) để điều hòa âm dương, khí huyết, duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể, qua đó mà phòng và điều trị bệnh một cách tích cực.

Phương pháp châm và cứu đều có bổ và tả

🔷 Phương pháp cứu có sở trường về làm ấm, bồi bổ cơ thể và thông huyết mạch.

🔷 Phương pháp châm có hiệu quả tương đối nhanh. Phương pháp cứu có hiệu quả chậm nhưng lâu dài. Hai phương pháp này thường được phối hợp sử dụng để tăng cường hiệu quả điều trị.

Châm cứu phát triển nhanh theo sự phát triển của y học hiện đại. Hiện nay có nhiều phương pháp châm hiện đại: Châm bằng máy gọi là điện châm, tiêm thuốc vào huyệt gọi là thủy châm. Để điều trị dứt điểm, tùy vào tình trạng bệnh thực tế của các bệnh nhân, các bác sĩ sẽ quyết định sử dụng các cách châm cứu cụ thể để điều trị bệnh như: Điện châm, Thủy châm hay Cứu ngải để điều trị bệnh hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.

Không chỉ người châu Á ưa chuộng cách điều trị không bằng thuốc này mà kể cả khách du lịch hoặc chuyên gia nước ngoài ở khắp nơi trên Thế giới khi đến Việt Nam cũng tìm đến châm cứu như một liệu pháp điều trị bệnh. Do đó, có thể thấy châm cứu có tác dụng chữa trị bệnh vô cùng hiệu quả. Tại châu Âu, châm cứu được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đại học.

Cơ chế tác dụng của châm cứu

🔴 Phản ứng tại chỗ

Châm cứu vào huyệt là một kích thích gây một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý như: làm giảm đau, giảm co thắt cơ. Trong cùng một thời gian ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương có hai luồng xung động của hai kích thích đưa tới. Kích thích nào có luồng xung động mạnh hơn và liên tục hơn sẽ kéo các xung động của kích thích kia về nó và tiến tới dập tắt kích thích kia.

Châm cứu có tác dụng gây ra cung phản xạChâm cứu có tác dụng gây ra cung phản xạ

Bệnh lý là một kích thích (như cảm giác đau) được truyền về hệ thần kinh trung ương. Rồi được truyền trở ra cơ quan có bệnh hình thành một cung phản xạ bệnh lý. Châm cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới, với cường độ kích thích đầy đủ sẽ ức chế ổ hưng phấn do tổn thương bệnh lý, tiến tới làm mất hoặc phá vỡ cung phản xạ này.

Theo y học cổ truyền, khi châm cứu đúng huyệt sẽ thấy cảm giác đắc khí: tê tức nặng, da vùng châm đỏ hoặc tái, có cảm giác kim bị hút chặt xuống. Theo các nhà thần kinh, hiện tượng đó chỉ xảy ra ở vùng nhiều cơ, do kim kích thích làm co cơ, thay đổi vận mạch và tác động lên thần kinh cảm giác sâu.

🔴 Phản ứng tiết đoạn

Khi nội tạng có tổn thương, bệnh lý thì sẽ biểu hiện bằng những thay đổi cảm giác vùng da ở cùng tiết đoạn của nó. Ngược lại dùng châm cứu kích thích vào các huyệt ở vùng da đó sẽ có tác dụng điều chỉnh các rối loạn bệnh lý của tạng phủ tương ứng trong cùng tiết đoạn.

🔴 Phản ứng toàn thân

Khi điều trị một số bệnh, người ta dùng một số huyệt không ở cùng với vị trí đau và cũng không ở cùng tiết đoạn với cơ quan bị bệnh. Tác dụng điều trị của nó thông qua phản ứng toàn thân. Cơ chế tác dụng toàn thân được giải thích bằng nguyên lý hiện tượng chiếm ức chế của vỏ não. Ngoài ra khi châm cứu gây những biến đổi về thể dịch và nội tiết, thay đổi các chất trung gian hóa học, như tăng số lượng bạch cầu, tăng tiết opiat nội sinh gây giảm đau, tăng tiết kích thích tố, tăng số lượng kháng thể. Thuyết về phản ứng toàn thân cho phép giải thích tác dụng châm cứu của các huyệt ở xa vị trí bệnh lý và một số huyệt có tác dụng toàn thân, như Hợp cốc, Nhân trung…

Châm cứu có tác dụng gì trong điều trị?

Châm cứu có tác dụng gì đối với việc điều trị bệnh. Bài viết xin phép được tổng hợp một số bệnh phổ biển có thể điều trị bằng châm cứu.

🔴 Điều hòa âm dương

Theo Đông y, bệnh tật phát sinh là do sự mất cân bằng về âm dương. Âm dương là thuộc tính của mọi sự vật. Hai mặt âm dương luôn có quan hệ mâu thuẫn, đối lập nhau nhưng lại luôn nương tựa vào nhau và hỗ trợ nhau. Trong cơ thể, các tạng phủ, khí huyết, tinh thần bao giờ cũng giữ được sự thăng bằng, nương tựa vào nhau để hoạt động giúp cho cơ thể luôn thích ứng với hoàn cảnh xã hội, thiên nhiên.

Châm cứu giúp cân bằng âm dươngChâm cứu giúp cân bằng âm dương

Bệnh tật phát sinh ra do sự mất thăng bằng âm dương. Sự mất cân bằng gây nên bởi

◾ Tác nhân bên ngoài (tà khí)

◾ Thể trạng suy yếu, sức đề kháng giảm (chính khí hư)

◾ Biến đổi bất thường về mặt tinh thần, tình cảm (nội nhân)

◾ Yếu tố khác như thể chất, chế độ ăn uống sinh hoạt..

Những cơn đau được gây ra bởi kinh mạch không thông. Từ đó mà các yếu tố âm dương kể trên không được vận động đúng tự nhiên mà bị ứ trệ tại một hay nhiều điểm.

Nguyên tắc điều trị chung của châm cứu là cân bằng âm dương. Cụ thể là:

Đuổi tà khí

Nâng cao chính khí: Tùy thuộc vào vị trí nông sâu của bệnh, hư thực của bệnh để vận dụng châm hay cứu. Hư thì bổ, thực thì tả, nhiệt thì châm, còn hàn thì cứu hoặc ôn châm.

🔴 Điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc

Hệ thống kinh lạc chằng chịt khắp cơ thể, thông suốt ở mọi chỗ (trên, dưới, trong, ngoài) làm cho cơ thể tạo thành một khối thống nhất thích nghi được với hoàn cảnh tự nhiên, xã hội.

Châm cứu điều chỉnh cơ năng của hệ kinh lạcChâm cứu điều chỉnh cơ năng của hệ kinh lạc

Hệ kinh lạc có kinh khí vận hành để điều hòa khí huyết, làm cơ thể luôn khỏe mạnh, chống được các tác nhân gây bệnh. Bình thường khí huyết trong hệ kinh lạc luôn được lưu thông đi khắp từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong khiến cho bì phu tươi nhuận. Lục phủ ngũ tạng được nuôi dưỡng đầy đủ là khi đó cơ thể khỏe mạnh. Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà làm cho khí huyết trong hệ kinh lạc không thông suốt thì sẽ gây ra bệnh.

Hệ kinh lạc cũng sẽ là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể. Đồng thời tiếp nhận cách hình thức kích thích khác (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tác động cột sống, giác hơi….) thông qua các huyệt để chữa bệnh.

Châm cứu có tác dụng chữa được những bệnh gì?

Châm cứu có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Thường thì việc điều trị bằng châm cứu áp dụng cho 3 nhóm bệnh lý: đau, liệt, rối loạn chức năng cơ thể. Cụ thể như sau:

☑️ Đau:

Đau do dây thần kinh (đau thần kinh tọa), zona thần kinh, đau vai gáy, đau cơ xương khớp, giãn dây chằng, thoái hóa khớp gối, cột sống cổ, lưng.

Hiện nay, phần lớn bệnh nhân tìm đến châm cứu để chữa các căn bệnh đau xương khớp như đau lưng, đau khớp gối, đau vai, đau cổ…

châm cứu có tác dụng gìChâm cứu có tác dụng gì

Châm cứu giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Tương tự như các loại thuốc giảm đau trong Tây y, nhưng an toàn và ít tác dụng phụ hơn hẳn. Đặc biệt, phương pháp châm cứu còn giúp tạo ra những tác động đến toàn thân thể, tăng cường thể trạng, sức đề kháng do đó duy trì hiệu quả lâu bền hơn và hạn chế tái phát cơn đau trở lại.

☑️ Liệt:

Liệt nửa người sau tai biến mạch máu não, liệt dây thần kinh III, IV, V, VI, VII, liệt dây thanh… Hỗ trợ điều trị tốt bệnh trầm cảm, làm giảm căng thẳng thần kinh, …

Giúp người bệnh phục hồi chức năng sau đột quỵ: Nhờ tác dụng cải thiện lưu thông máu và tuần hoàn máu nên châm cứu rất hữu hiệu trong việc giúp bệnh nhân phục hồi sau tai biến.

☑️ Rối loạn chức năng cơ thể:

Cảm cúm, mất ngủ, viêm xoang, các bệnh về dạ dày, ruột; các bệnh rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, di mộng tinh; tiểu dầm, tiểu bí.

Liệu pháp châm cứu giúp mang lại sự cân bằng cho cơ thể, cải thiện chức năng sinh lý cho cả nam nữ. Từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh vô sinh, hiếm muộn.

Liệt kê một số bệnh phổ biến có thể điều trị bằng châm cứu

Nhóm thần kinh

☑️ Điều trị đau đầu, mất ngủ

☑️ Điều trị hội chứng tiền đình

☑️ Điều trị thiểu năng toàn hoàn não

☑️ Điều trị stress

☑️ Điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt

☑️ Điện châm chữa dây VII ngoại biên (Liệt mặt)

☑️ Chữa đau thần kinh liên sườn

☑️ Chữa đau thần kinh tọa

Nhóm cơ xương khớp

☑️ Chữa đau vai gáy

☑️ Chữa viêm quanh khớp vai

☑️ Chữa tê mỏi tay, chân

☑️ Chữa đau lưng

☑️ Chữa đau do thoái hóa

☑️ Điện châm chữa đau thần kinh tọa

☑️ Điện châm chữa thoát vị đĩa đệm

Nhóm vận động

☑️ Phục hồi liệt nửa người

☑️ Điều trị liệt chi trên

☑️ Phục hồi liệt tứ chi do chấn thương cột sống

☑️ Hỗ trợ điều trị tự kỷ ở trẻ em

☑️ Điện châm chữa bại não trẻ em

☑️ Điện châm chữa chậm nói ở trẻ em

Những ai không nên châm cứu

🚫 Không châm cứu chữa bệnh đối với các trường hợp cấp cứu và các cơn đau bụng ngoại khoa.

🚫 Người bị thiếu máu, mắc bệnh về tim. Những người đang có trạng thái tinh thần không ổn định tuyệt đối không nên châm cứu.

🚫 Những người vừa lao động nặng nhọc, mệt mỏi. Vừa ăn no hay cơ thể đang quá đói cũng được chống chỉ định châm cứu.

🚫 Không châm cứu ở các vùng như rốn và không châm sâu vào các huyệt vùng ngực bụng.

🚫 Phụ nữ mang thai cần lưu ý khi chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu.

Kết luận

Châm cứu được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Trong đó, thực tế tại Hương Sen Healthcare Center, khách hàng bị đau nhức và mắc bệnh cơ xương khớp thường tìm đến phương pháp này để chữa bệnh. Vì vậy, bệnh nhân mắc các bệnh trên cần cân nhắc để lựa chọn liệu pháp an toàn, hiệu quả, ít tác dụng phụ.

Rate this post

Viết một bình luận