Chăm sóc chó trước và sau khi sinh thế nào cho tốt liệu bạn có biết?

Khi nuôi cún cưng, có một giai đoạn mà bất kỳ ai cũng khá vất vả để vượt qua, đó là thời kỳ chăm chó đẻ. Khi chó mẹ mang thai và sinh nở, có rất nhiều sự thay đổi về tính cách và sinh lý. Do đó, nắm vững kiến thức chăm sóc chó trước và sau khi sinh là nhiều mà bất kỳ ai nuôi thú cưng cũng đều nên biết. Vậy làm thế nào để chăm sóc chó con và chó mẹ một cách tốt nhất? Hãy để Dogily gợi ý giúp bạn nhé!

1. Giai đoạn trước khi sinh ở cún mẹ

Ở các bé chó, rất khó để nhận biết được hiện tượng mang thai trong khoảng thời gian đầu. Thường phải đến tuần tuổi thứ 9, bạn mới có thể nhận thấy được dấu hiệu sắp làm mẹ của những bé cún của mình. Đó là lý do gì sao nhiều người dễ bị rơi vào thế bị động trong việc chăm sóc chó đẻ trước khi sinh. Và điều này quả thực không tốt cho những cô bé sắp lên chức mẹ một chút nào.

Giai đoạn trước khi sinh ở cún mẹ

Thực tế cách chăm sóc chó trong thời gian thai kỳ là rất vất vả. Và để mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, giai đoạn trước khi sinh chính là lúc bạn cần có sự chuẩn bị chu toàn nhất cho các bé cưng. Vậy làm thế nào để nhận biết các bé cưng đang mang thai và cần chuẩn bị những gì trước khi ngày đẻ của cún tới?

Những dấu hiệu cho thấy các bé cưng đang mang thai

Việc nhận biết kịp thời những biểu hiện mang thai ở các bé chó cái trong khoảng thời gian đầu là rất khó. Bởi lúc này, ở cún mẹ chưa có biểu hiện gì quá rõ ràng. Phải sang đến tuần thứ 2, các bé mới có những biểu hiện đầu tiên của việc mang bầu. Vì vậy, dựa vào những dấu hiệu này mà bạn có thể điều chỉnh cách chăm sóc sóc chó trước và sau khi sinh sao cho hợp lý nhất:

Sự thay đổi về tập tính

Bạn hoàn toàn có thể dựa vào những sự khác lạ về thói quen, tập tính của các bé để biết được chúng có mang thai hay không. Khi bắt đầu bước vào giai đoạn mang thai, các bé thường có dấu hiệu bỏ bữa hoặc ăn rất ít. Vì vậy bạn không nên ép các bé ăn uống theo ý mình. Thay vào đó, hãy cho các bé cún mẹ ăn những thứ chúng thích để chúng cảm thấy thoải mái hơn.

Biểu hiện chó sắp đẻ khác là các bé chó cái thường xuyên ủ rũ và cảm thấy mệt mỏi. Nếu không biết, rất nhiều người nhầm tưởng rằng các bé bị ốm hoặc có vấn đề về tiêu hóa. Thực chất đây là một biểu hiện rất bình thường của những bé chó sắp làm mẹ. Vậy nên đừng vội cho các bé uống thuốc vì chúng sẽ gây nguy hiểm đến cả chó mẹ và chó con đấy.

Sự thay đổi về vẻ ngoài

Khi mang thai, ở các bé cún sẽ có những sự thay đổi nhất định về vẻ ngoài mà bạn có thể nhìn thấy:

Những dấu hiệu cho thấy các bé cưng đang mang thai

  • Núm vú phát triển to hơn bình thường mà có màu hồng nhạt tươi
  • Bụng dưới của các bé cún cái sẽ ngày càng trương to hơn theo thời gian. Bước vào tuần thứ 7, bạn có thể quan sát được phần nào những cử động của các bé cún con dưới da bụng mẹ.
  • Khi cận kề ngày sinh, bạn sẽ thấy vú của cún mẹ sẽ trở nên cứng hơn bình thường khi sờ nắn. Lúc này là thời điểm chuẩn bị tiết sữa. Dựa vào thời gian tiết sữa bạn cũng có thể đánh giá được tình trạng của các bé con. Nguy cơ sinh non càng cao khi sữa mẹ tiết càng sớm.

Cần chuẩn bị những gì trước khi các bé cún sinh?

Khi không mà nói sinh nở chính là thời điểm những bé thú cưng trở nên dữ dằn nhất. vì thế mà việc chăm sóc các bé cũng không hề đơn giản tẹo nào. Khi chăm sóc cún mang thai, sẽ có rất nhiều điều bạn cần phải lo lắng. Những vấn đề từ vệ sinh, ăn uống đến các hoạt động thường ngày đều sẽ khiến bạn phải điên đầu. Vậy bạn biết cần phải chuẩn bị và chăm sóc các bé cún trước khi đẻ ra sao hay không?

Chế độ ăn uống trong thời gian thai kỳ của các bé

Dinh dưỡng trong chế độ ăn là một yếu tố rất quan trọng tác động đến sức khỏe của cún mẹ. Chỉ khi cơ thể cún mẹ đủ chất thì con sinh ra mới khoẻ mạnh, phát triển tốt. Vậy nên nếu tìm hiểu kỹ về cách chăm sóc cún trước khi đẻ, bạn có thể thấy vấn đề dinh dưỡng của các bé chó cái được đề cập rất nhiều.

Nhiều bác sĩ thú y chia se rằng, khoảng 6 tuần đầu bạn chỉ cần cho các bé ăn theo chế độ dinh dưỡng thông thường bởi lúc này, các bé cún con vẫn chưa bước vào giai đoạn phát triển. Bước sang tuần tuổi thứ 6, bạn có thể thay đổi những chế độ dinh dưỡng của các bé lại một chút. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 4 đến 5 bữa và bổ sung thêm nhiều chất đạm trong các khẩu phần ăn của cún mẹ.

Để cung cấp đủ chất, bạn có thể cho cún mẹ ăn từ 1 đến 2 lần trứng vịt lộn hoặc thịt bò trong 1 tuần. Đây là 2 loại thức ăn rất tốt cho sự phát triển của cún mẹ. Bên cạnh đó, bạn có thể cho các bé chó mẹ ăn những thực phẩm đóng hộp đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng

Nên làm gì khi bé cún mẹ bỏ ăn?

Có một hiện tượng mà chúng ta thường thấy ở các bé chó mẹ trong thời gian thai kỳ. Đó là chó mang thai bỏ ăn. Việc cún mẹ cảm thấy chán ăn thường xảy ra trong khoảng 2 tuần đầu khi bắt đầu mang thai. Để cải thiện tình trạng này, bạn không nên ép chó mẹ ăn quá nhiều. Đồng thời nên chuẩn bị những món ăn khoái khẩu của chó mẹ để bữa ăn được ngon miệng hơn.

Cho cún mẹ đi khám thai kỳ thường xuyên

Trong quá trình mang thai, sẽ có nhiều sự cố bất ngờ xảy ra gây nguy hiểm cho cún mẹ mà bạn không thể kiểm soát. Vì thế khi các bé bước sang thai kỳ tháng thứ 2, bạn nên cho bé đến các trung tâm thú ý để thăm khám.

Cần chuẩn bị những gì trước khi các bé cún sinh?

Tại đây, bác sĩ thú y sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc chăm sóc chó trước và sau khi sinh như thế nào hiệu quả. Đồng thời việc khám chữa còn giúp bạn kịp thời nhận ra được những dấu hiệu bất thường khi chăm sóc thú cưng. Bên cạnh đó, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn xem chó con nên ăn gì tốt sau khi sinh hay những mẹo chăm sóc, các bài tập chó đẻ hiệu quả

Cho cún mang thai luyện tập nhẹ nhàng

Có rất ít người cho chó mẹ vận động vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên đây là một không nên làm một chút nào. Thay vì dừng hẳn, bạn có thể giảm cường độ luyện tập của chó mẹ xuống. Dưới đây là những lợi ích khi cho các bé luyện tập ở cường độ vừa phải khi mang thai bạn nên biết:

Tập luyện cho chó mang thai

  • Giúp cơ thể cún mẹ có sức đề kháng cao, giảm khả năng mắc bệnh trong quá trình mang thai
  • Giúp việc sinh đẻ dễ dàng hơn
  • Đảm bảo sức khỏe sau sinh
  • Hạn chế nguy cơ dị tật ở cún con

2. Đón chó con chào đời cần chú ý những điều gì?

Thời gian cún cưng đẻ kể từ khi mang thai là rất ngắn. Do đó, ngay từ khi các bé cún mẹ mang thai, bạn đã cần chuẩn bị sẵn tâm lý và nơi sinh để chào đón những bé cún con. Vậy sau khoảng thời gian bao lâu trong bụng mẹ thì các bé cún con mới được “chào thế giới mới”? Và cần phải làm gì khi nhận thấy dấu hiệu chó đẻ bạn có biết?

Chó con ra đời sau bao nhiêu ngày nằm trong bụng mẹ?

Thời gian sinh đẻ của cún mẹ sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khoẻ, chủng loại  của các bé. Tuy nhiên về cơ bản, thời gian mang bầu và đẻ của các bé gần như là giống nhau. Nếu tính mốc thời gian bắt đầu từ khi thời gian bào thai xuất hiện đến lúc hình thành ổ tử cung là trong khoảng 60 đến 68 ngày. Như vậy là trung bình khoảng 2 tháng các bé chó cái sẽ có lâm bồn.

Thông thường những giống chó có tính sinh sản ổn định thì thời gian mang thai của chó 2 tháng là đủ. Tuy nhiên có một số bé đặc biệt như chó Nhật, chó Bắc Kinh thì lại khác. Vì các bé này có thân hình nhỏ và ít mang bầu nên khi sinh sản, thời gian của các bé sẽ kéo dài hơn 2 tháng.

Bạn sẽ chủ động hơn rất nhiều nếu nắm rõ được thời gian mà các bé cún mẹ đẻ. Nhiều trường hợp vì tính toán thời gian sai lệch mà những bé cún con sinh ra được được chăm sóc chu toàn, dẫn đến chết non. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của cún mẹ khi sinh cũng như sự an toàn của các bé con khi chào đời mà bạn cần quan sát thời gian mang thai và sinh đẻ của cún mẹ.

Vậy bạn có biết khi cún mẹ bắt đầu lâm bồn thì nên làm gì để việc sinh nở ở các bé diễn ra dễ dàng và an toàn hơn không?

Chó con ra đời sau bao nhiêu ngày nằm trong bụng mẹ?

Cần làm gì khi cún mẹ lâm bồn?

Khi có dấu hiệu chó sắp đẻ, cún mẹ sẽ đi vòng quanh nhà để tìm ổ đẻ. Và điều quan trọng nhất lúc này là bạn cần nhanh chóng chuẩn bị ổ đẻ để cho các bé cún mẹ chuẩn bị lâm bồn. Cũng giống như con người, khi cún mẹ sinh, chúng cũng rất cần sự giúp đỡ từ những người chủ. Vì vậy, hãy ở bên các bé và giúp đỡ khi cần thiết để những đứa con sinh ra và bản thân các bé luôn được an toàn.

Đặc biệt, với những cún mẹ mới sinh sản lần đầu thì các bé vẫn còn rất vụng về. Bởi vậy gần như chó mẹ không có “kinh nghiệm” chăm sóc chó con. Nếu bạn để cún mẹ tự mình chăm sóc con non mới sinh, rất có thể các bé sẽ đè lên và khiến con nhỏ của mình bị ngạt thở. Bởi vậy sự giúp đỡ của bạn trong việc chăm sóc chó con mới đẻ là rất cần thiết.

Khi cún mẹ đang đẻ, hãy đứng bên cạnh và đảm bảo là các bé chó con đã được ra hết. Nhiều khi siêu âm, số lượng thể hiện chưa thể phản ảnh toàn bộ các bé cún con được, do đó bạn cần hết sức chú ý khi cún mẹ đẻ. Đồng thời, khi chăm sóc, bạn cũng đừng nên can thiệp quá nhiều mà chỉ nên giúp đỡ thì cần thiết. Vì chó mẹ lúc này rất nhạy cảm nên các bé có thể khiến bạn bị thương vì nghĩ rằng bạn định “bắt cóc” những bé nhỏ đấy!

3. Chăm sóc chó mẹ và chó con sau sinh bạn nên biết

Sau khi đẻ con, các bé chó mẹ thường rất tốn sức và cảm thấy cơ thể mệt mỏi đi nhiều. Đồng thời những bé cún con chào đời còn quá non nớt. Nếu không chú ý kỹ, rất có thể các bé cựa quậy nằm đè lên nhau dẫn đến ngạt thở và nguy hiểm đến tính mạnh. Vậy sau khi đẻ xong, cách chăm sóc chó mới đẻ mà bạn nên note lại ngay và luôn là gì?

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở ổ của bầy chó

Đảm bảo vệ sinh chính là một trong những điều đặc biệt quan trọng trong cách chăm sóc chó đẻ mà bạn nên biết. Sau khi các bé cún mẹ sinh xong, cơ thể thường rất yếu. Bên cạnh đó những bé cún con sau khi đẻ có làn da non nớt và cơ thể chưa phát triển toàn diện. Việc sống trong một môi trường bẩn có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của các bé cưng.

Bởi thế khi chăm sóc chó mới đẻ, bạn nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ăn nằm của các bé. Đây là việc chăm sóc chó trước và sau khi sinh mà bất kỳ ai cũng từng làm nên nó không còn quá mới lạ. Tuy nhiên lúc này, ổ không chỉ là nơi nghỉ ngơi duy nhất của các bé chó mẹ. Vì vậy khi vệ sinh ổ, bạn cũng nên chú ý đến không gian để giúp cún mẹ và cún con có một nơi nghỉ ngơi thoải mái hơn.

Bên cạnh vệ sinh thì chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng trong cách chăm sóc chó con và chó mẹ. Vậy khẩu phần dinh dưỡng của các bé nên chú trọng đến các chất nào bạn có biết?

 Chăm sóc chó mẹ và chó con sau sinh bạn nên biết

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Lúc này, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của các bé cún con chính là sữa từ chó mẹ. Bởi vậy khi tìm hiểu cách chăm chó đẻ, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho chó mẹ. Có như vậy các bé cún con khi bú sữa mới có thể nhận được đầy đủ các chất. Có nhiều trường hợp, vì khẩu phần ăn không hợp lý dẫn đến việc chó mẹ ít sữa làm con không được ăn đủ bữa.

Vậy để chăm sóc cún con được tốt, bạn nên chú ý đến những loại thực phẩm dinh dưỡng như thế nào? Dưới đây là một bài gợi ý Dogily dành cho bạn trong cách chăm sóc chó con mới đẻ:

  • Nên bổ sung cho cún mẹ những thực phẩm, món ăn có hàm lượng calo, canxi và photpho cao. Nhờ vậy cơ thể các bé nhanh chóng được nạp đầy đủ các chất, tạo ra nguồn sữa dinh dưỡng để nuôi con.
  • Nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hoá cho cún mẹ. Vì sau khi sinh, cún mẹ rất dễ bị tiêu chảy nếu không được ăn uống cẩn thận. Và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng mà cún mẹ cấp cho con
  • Cún mẹ nên ăn những thực phẩm giàu protein, sắt và quan trọng nhất là DHA để tốt cho sự phát triển trí thông minh ở các bé con. Như vậy sau này, việc huấn luyện và chăm chó con khi lớn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều đấy!

4. Chó con tập ăn như thế nào là hiệu quả?

Một điều cực kỳ quan trọng trong cách chăm sóc chó con mới sinh chính là việc cho chó con tập ăn. Chỉ một thời gian ngắn sau khi sinh, các bé cún con đã cứng cáp hơn rất nhiều. Lúc này, thay vì cho bú sữa mẹ, bạn nên cho các bé tập ăn để cung cấp đủ dưỡng chất theo nhu cầu của cơ thể.

Chó con tập ăn như thế nào là hiệu quả?

Dù vậy, việc tập ăn khi chăm sóc chó con mới sinh là không hề đơn giản. Bạn không thể ngay lập tức cho các bé ăn giống khẩu phần của cún mẹ được. Thay vào đó, việc ăn uống của các bé cần phải phát triển và nâng lên từ từ. Vậy thời điểm nào thì nên cho cún con tập ăn và cho các bé ăn những gì bạn có biết?

Tuần tuổi thứ 3 đến thứ 4 sau sinh

Bước sang tuần tuổi thứ 3, gần như các bé cún con đều đã cứng cáp hơn rất nhiều. Lúc này, bạn có thể hạn chế cho các bé bú sữa mẹ và tập cho các bé ăn dặm. Vì đột ngột chuyển sang một dạng thức ăn khác nên các bé sẽ cảm thấy hợp khẩu vị và bỏ bữa. Điều này là không tốt cho sự phát triển của các bé.

Vì vậy, để giảm nguy cơ xảy ra tình trạng này, bạn nên cho các bé ăn món ăn mềm được xay nhuyễn. Đặc biệt việc món ăn có hương vị gần giống với sữa mẹ có thể kích thích vị giác và giúp các bé ăn ngon miệng hơn.

Tuần tuổi thứ 5 đến 8

Thời điểm này là lúc các bé cún con đã cai sữa hoàn toàn. Do đó bạn có thể để cún mẹ quay về chế độ dinh dưỡng bình thường. Còn với các bé cún con, bạn có thể cho các bé ăn giống như mẹ nhưng ở một lượng nhỏ hơn. Vì các bé đã phát triển toàn diện cả thể kích thước cơ thể lẫn sức khoẻ nên có thể tiêu hoá tốt.

Chăm sóc chó trước và sau khi sinh là một việc làm không hề đơn giản đối với những người nuôi cún cưng. Đặc biệt việc nhận biết dấu hiệu chó sắp sinh kịp thời để sớm chuẩn bị là rất khó. Với những chia sẻ cơ bản trên, mong rằng bạn đã phần nào nắm được cách nhận biết chó sắp đẻ và những việc làm chăm sóc cụ thể cho các bé.

Để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc chó trước và sau khi sinh, bạn có thể liên hệ với bệnh viện thú y Dogily Vet theo địa chỉ sau:

  • Địa chỉ: 860 Đường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

    Chỉ đường

  • Địa chỉ: 63/14 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 

    Chỉ đường

  • Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

    Chỉ đường

  • Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 2: Ngõ 1, Xóm 2, thôn 3, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội 

    Chỉ đường

  • Địa chỉ: 59/7a Bis, Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh 

    Chỉ đường

  • Hotline 1: 0916299911
  • Hotline 2: 0965086079
  • https://dogily.vn

Rate this post

Viết một bình luận