Chăm sóc phụ nữ trong thời gian “ở cữ”

Khi sinh con, người phụ nữ phải chịu 57 đơn vị đau, người ta ví như cơn đau của gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc. Và khi sinh con, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Vậy chăm sóc phụ nữ sau sinh trong thời gian “ở cữ” cần lưu ý những gì?

1. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào sau khi sinh con?

Trước khi đi vào trình bày những lưu ý khi chăm sóc phụ nữ trong thời gian ở cữ, chúng tôi sẽ nói về những thay đổi của cơ thể người mẹ sau sinh.

1.1. Sự thay đổi đầu tiên dễ nhận thấy nhất là bộ phận sinh dục (tử cung) của người mẹ

Ngay sau khi sinh con, thành tử cung co bóp rất mạnh đẩy nhau thai và các sản dịch còn sót lại ra ngoài. Sau khi bánh rau được lấy ra, tử cung tiếp tục co nhỏ lại, đồng thời các mạch máu hở (nơi nhau thai bám vào khi mang thai) đóng lại. Việc này khiến người mẹ cảm thấy đau quặn bụng thành từng cơn, hoặc đau âm ỉ cả tuần cả tháng sau đó.

Quá trình mang thai và sinh con ảnh hưởng rất lớn tới tử cung của người mẹ
Quá trình mang thai và sinh con ảnh hưởng rất lớn tới tử cung của người mẹ

Tử cung co lại trong khoảng 4 tuần sau sinh: 1-2 ngày sau sinh, người mẹ thấy đau tại đỉnh tử cung, đau ở dưới rốn 1-2 lóng tay. Sau 1 tuần tử cung co lại chỉ còn 0,5kg. Sau 2 tuần tử cung chỉ còn 0,3kg. Sau 4 tuần tử cung trở lại nguyên dạng giống như trước khi mang thai.

1.2. Sự thay đổi việc đi tiểu của người mẹ

Quá trình sinh nở tác động đến bàng quang gây sưng tạm thời và giảm khả năng báo hiệu buồn tiểu cho cơ thể. Đặc biệt nếu khi sinh bạn sử dụng các thiết bị ngả âm đạo, gây tê tạm thời thì trong những ngày đầu sau sinh người mẹ không cảm thấy buồn tiểu. Tình trạng này cũng xảy ra nếu bạn đặt ống xông tiểu.

Sau khi sinh thận sản xuất nhiều nước tiểu hơn, mặc dù không có cảm giác buồn tiểu nhưng bạn thường xuyên đi tiểu nếu không muốn bị hiện tượng són tiểu.

Không những thế, bàng quang căng quá mức chèn ép tử cung, khiến tử cung co bóp khó khăn, dẫn đến đau bụng và chảy máu âm đạo.

1.3. Sự thay đổi âm đạo, tầng sinh môn của người mẹ

Nếu bạn sinh thường, sau khi sinh âm đạo của bạn sẽ rộng hơn, thậm chí có thể sưng và thâm tím. Nhưng sau đó, sự sưng phù nề sẽ giảm đi, âm đạo co lại cùng với sự co của tử cung.

Nếu bạn bị rách tầng sinh môn khi sinh, nếu rách ít có thể không phải khâu. Tầng sinh môn sẽ nhanh chóng lành lại, tuy gây khó chịu.

1.4. Rụng tóc

Khi mang thai nồng độ estrogen tăng cao, khiến tóc trở nên bóng mượt, tuy nhiên sau khi sinh nồng độ estrogen giảm xuống, tóc dễ gãy rụng.

1.5. Sự thay đổi về da

Da bụng của phụ nữ bị rạn khi mang thai
Da bụng của phụ nữ bị rạn khi mang thai

Sự thay đổi về hormone khiến cho làn da xuất hiện vết nám, tàn nhang, chân chim ở trên khuôn mặt thể hiện rõ nhất vùng quanh mắt.

1.6. Nồng độ canxi trong cơ thể

Khi bé bú sữa mẹ, các chất dinh dưỡng từ mẹ truyền vào sữa và chuyển cho bé. Trong số các thành phần dinh dưỡng ấy có một lượng lớn canxi được rút từ xương của người mẹ, truyền vào sữa và chuyển sang cho bé.

Chăm sóc phụ nữ sau sinh là việc làm vô cùng cần thiết
Chăm sóc phụ nữ sau sinh là việc làm vô cùng cần thiết

Do vậy phụ nữ sau sinh nếu không được bổ sung đầy đủ canxi trong suốt 6 tháng sau sinh rất dễ gặp vấn đề đau lưng, mỏi lưng.

1.7. Tâm sinh lý

Bên cạnh sự thay đổi có thể nhìn thấy được từ người mẹ, còn có sự thay đổi mà không thể thấy được: tâm sinh lý. Người mẹ sau sinh rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, mà hiện đang là vấn nạn hay gặp ở các bà mẹ.

2. Chăm sóc phụ nữ sau sinh trong thời gian ở cữ

Vậy cần chăm sóc phụ nữ sau sinh như thế nào để mẹ khỏe con khỏe cả nhà vui vẻ.

2.1. Dinh dưỡng sản phụ trong thời gian ở cữ

 Phụ nữ sau sinh nên ăn gì

Chế độ ăn uống của người mẹ rất quan trọng, người mẹ cần ăn nhiều đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa) để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ.

Người mẹ cần ăn nhiều đạm động vật để bổ sung dinh dưỡng
Người mẹ cần ăn nhiều đạm động vật để bổ sung dinh dưỡng

Thức ăn cần được nấu chín kỹ, không ăn đồ sống, đồ lạnh. Ăn nhiều bữa trong ngày: 3 bữa chính, 3 bữa phụ. Người mẹ cần chú trọng ăn nhiều loại thực phẩm lợi sữa và dễ tiêu (hiện tượng táo bón rất hay gặp ở các mẹ sau sinh). Người nhà cần lưu ý điều này để có thể chăm sóc phụ nữ sau sinh một cách tốt nhất.

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

  • Người mẹ nên kiêng ăn thức ăn mất sữa, thức ăn gây mùi vào sữa như các loại măng, dưa muối, cà muối, kim chi, ….
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có tính hàn như mướp đắng, bắp cải, …
  • Không sử dụng trà khô, cà phê, rượu, bia, …
  • Hạn chế ăn ớt, tiêu, dấm, tỏi,…
  • Phụ nữ sinh mổ cần tránh các thức ăn có thể tạo mủ cho vết thương hoặc để lại sẹo lồi như rau muống, đồ nếp, lòng trắng trứng gà, …

2.2. Chuyện cho con bú sữa mẹ

Nên cho bé bú sữa mẹ ngay sau khi sinh
Nên cho bé bú sữa mẹ ngay sau khi sinh

Việc cho con bú được thực hiện ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt. Khi mẹ cho con bú cũng đồng thời giúp cơ thể sản sinh oxytocin nội sinh, giúp tử cung co hồi tốt, đẩy sản dịch ứ đọng sau sinh, giảm lượng mất máu sau sinh.

2.3. Chuyện nghỉ ngơi

  • Để lấy lại sức khỏe sau khi sinh, người mẹ cần được nghỉ ngơi, trung bình 7-10 tiếng/ngày. Vì thế, mẹ cần sự hỗ trợ chăm sóc con từ bố và các thành viên trong gia đình, để mẹ được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe về thể chất và tinh thần.
  • Phụ nữ sau sinh nên nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi để tránh việc bị đau lưng sau này.
  • Phụ nữ sau sinh không nên làm việc nặng nhọc trong ít nhất là 3 tháng để tránh các nguy cơ về sức khỏe sau này. Đặc biệt, người phụ nữ sau sinh nên tránh việc ngồi xổm để giặt quần áo hay rửa bát, … để phòng tránh nguy cơ sa tử cung.
  • Để có thể chăm sóc tốt cho phụ nữ sau sinh, nên để cho mẹ và em bé ở tầng 1 để tránh việc người mẹ phải leo cầu thang. Điều này rất quan trọng, bởi nếu không kiêng cữ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới xương khớp sau này.
  • Tránh xa các thiết bị điện tử
  • Đối với phụ nữ sinh mổ thì nên nghỉ ngơi tuyệt đối cho tới khi vết mổ lành hẳn, tránh làm ảnh hưởng tới vết thương.

2.4. Phụ nữ sau sinh có nên tắm không?

Đây là việc rất quan trọng sau khi sinh, cũng có nhiều quan điểm kiêng cữ khác nhau về vấn đề này. Người mẹ nên vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày, nên đóng băng vệ sinh liên tục ở tuần đầu sau sinh để thấm hút hết sản dịch.

Người mẹ nên tắm với nước ấm hàng ngày hoặc nước lá thảo dược
Người mẹ nên tắm với nước ấm hàng ngày hoặc nước lá thảo dược

Người mẹ không nên kiêng tắm rửa. Nên tắm với nước ấm hàng ngày hoặc nước lá thảo dược để tránh nhiễm khuẩn, các lỗ chân lông thông thoáng, tránh nhiễm trùng da.

Đặc biệt, phụ nữ sinh mổ tuyệt đối không nên khóc khi tắm. Nước mắt có thể nhỏ vào vết mổ, khiến vết thương lâu lành hơn. Phụ nữ sinh mổ có thể nhờ y tá hoặc những người có chuyên môn vệ sinh vết mổ hằng ngày để tránh nhiễm trùng.

Vệ sinh vùng bầu vú và núm vú cũng là điều vô cùng quan trọng, vì đây là vùng tiếp xúc trực tiếp với mặt và miệng bé. Hơn nữa, vệ sinh cẩn thận vùng núm vú giúp sữa ra dễ dàng hơn, tránh tình trạng mất sữa sau sinh.

2.5. Chuyện quan hệ vợ chồng

Theo các bác sĩ, từ 4-6 tuần sau khi sinh, bố và mẹ có thể quan hệ được nhưng cần nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, người chồng cần phải chăm sóc và quan tâm tới vợ của mình nhiều hơn trong thời gian này để tránh tình trạng trầm cảm sau sinh đang rất phổ biến hiện nay.

Để sinh em bé, người phụ nữ đã phải chịu rất nhiều đau đớn và hy sinh, chính vì vậy, chăm sóc phụ nữ sau sinh là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

DS Nguyễn Thị Ngọc Vui

Theo Nội khoa Việt Nam

Rate this post

Viết một bình luận