Chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau tuổi 40

Qua giai đoạn tuổi 40 phụ nữ phải đối diện nhiều thay đổi bên trong cơ thể như nhan sắc, sức khỏe, tâm sinh lý. Đây là mốc thời gian cơ thể người phụ nữ có nhiều biến chuyển.

1. Những biến đổi bên trong cơ thể sau tuổi 40

1.1 Rối loạn kinh nguyệt

Dấu hiệu phổ biến nhất ở hầu hết các chị em đó là sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.

Khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh khiến kinh nguyệt thất thường. Các chị em theo dõi thấy vòng kinh tự nhiên của mình thưa hơn, có thể 1 tháng rưỡi, 2 tháng rưỡi, thậm chí lên tới 3 tháng và lượng kinh nguyệt ngày càng ít dần.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh con, nên làm gì?

2. Thay đổi ở làn da và mái tóc

Từ sau lứa tuổi 30, da và tóc của chị em sẽ ngày càng xấu đi. Những dấu hiệu này sẽ nhìn thấy rất rõ.

  • Da khô hơn, giảm tính đàn hồi, dễ bị nhăn, đặc biệt là vùng quanh mắt.
  • Những vết nám da, tàn nhang, đốm đồi mồi, sạm màu xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
  • Mái tóc khô và xơ cứng hơn, dễ bị chẻ ngọn, bạc tóc và gãy rụng…

3. Thay đổi về tâm sinh lý

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sinh lý phụ nữ tuổi gần 40 do sự thiếu hụt của nội tiết tố nữ gây ra cho phụ nữ những cơn bốc hỏa, nóng ran, toát mồ hôi, hay cáu gắt, hồi hộp lo âu, thay đổi tính tình. Hay suy nghĩ tiêu cực dễ mắc những chứng bệnh như: Rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu…

Ngoài ra, trong thời kỳ tiền mãn kinh, sự thay đổi hormon sinh dục nữ cũng là nguyên nhân cho tâm lý bất an và hay bồn chồn lo lắng. Lo âu trong thời kỳ này thường đi kèm với mất ngủ, bồn chồn, căng thẳng khiến chị em bị rối loạn giấc ngủ và nóng nảy hơn.

Bốc hỏa

4. Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và xương khớp

Phụ nữ đến tuổi 40 tiết tố estrogen suy giảm hoặc bị rối loạn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như tăng huyết áploãng xương.

5. Một số cách chăm sóc cơ thể cho phụ nữ sau tuổi 40

5.1 Chế độ ăn thích hợp

Với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, các chị, các mẹ sẽ tăng cường được sức khỏe và tránh khỏi bệnh tật hiệu quả:

  • Không nên bỏ bữa sáng: Bữa ăn đầu ngày luôn luôn quan trọng, đóng vai trò cung cấp năng lượng cho 24 tiếng tiếp theo.
  • Giảm caffeine: Chất này sẽ ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ của bạn, cướp đi nguồn năng lượng cũng như khả năng phục hồi của cơ thể.
  • Theo dõi chỉ số đường huyết: Hãy sắp xếp thực đơn một cách khoa học, để đảm bảo cân bằng lượng đường trong máu. Việc đường huyết quá cao sẽ kéo theo rất nhiều bệnh trong độ tuổi này. Thực phẩm nên bổ sung là các loại hạt, rau chứa magie,…
  • Đừng tùy tiện bổ sung vitamin: Đây là sinh tố tốt cho sức khỏe, nhưng không phải lúc nào cũng nên nạp ồ ạt vào cơ thể.
  • Tăng đạm cho thực đơn: Dưỡng chất này rất cần thiết để tăng cơ bắp khi 40 tuổi. Đừng quên bổ sung từ 20 đến 30 gram đạm mỗi bữa ăn.
  • Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe phụ nữ tuổi 40 nên đưa vào thực đơn một cách khoa học bao gồm dâu tây, chuối, táo, cam, dưa hấu, các loại hạt (đặc biệt là hạnh nhân), rau bina, súp lơ xanh, cà rốt, cà chua, sữa chua, cá hồi, cá ngừ, thịt bò nạc,…

hạnh nhân

5.2 Vận động, kiểm soát stress

Thường xuyên vận động vừa sức sẽ giúp các chị em tăng tuần hoàn máu, ổn định tim mạch, ăn ngon miệng, chắc xương, giảm táo bón, rèn luyện trí não… Các chuyên gia khuyên mỗi người nên duy trì tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày bằng các hình thức như đi bộ, tập yoga…

Bên cạnh đó, chị em cần kiểm soát stress trong cuộc sống, tránh ảnh hưởng nhịp tim tự nhiên và gây ra những thay đổi tiêu cực trong khắp cơ thể. Việc dành một phần trong quỹ thời gian của mình để gặp gỡ bạn bè, tham gia các tổ chức tình nguyện hay các nhóm có cùng chung sở thích giúp chị em giảm bớt căng thẳng, suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

5.3 Chăm sóc đời sống tình dục

Những dấu hiệu như bốc hỏa, giảm ham muốn tình dục, khô hạn, mệt mỏi… làm ảnh hưởng đến quan hệ gối chăn và chất lượng cuộc sống. Nguyên do là bộ các hormone nữ thay đổi bất thường, đặc biệt là các hormone như progesterone, estrogen, testosterone đều suy giảm và mất cân bằng, dẫn đến tình trạng tiền mãn kinh và mãn kinh.

Tăng nhịp tim khi quan hệ tình dục

5.4 Ngủ đủ giấc

Không chỉ khi 40 tuổi, ở bất kỳ giai đoạn nào trong quãng đời, bạn cũng nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc. Vào tuổi tứ tuần – thời điểm mà chức năng của các bộ phận đang dần suy giảm, nếu không cho cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ thì nguồn năng lượng sẽ sụt giảm nặng nề, ảnh hưởng cực xấu tới sức khỏe.

5.5 Khám sức khỏe định kỳ

Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ tuổi trung niên nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ thường xuyên, ít nhất là 6 tháng 1 lần cho dù có bệnh hay không. Việc làm này không chỉ để theo dõi tình hình sức khỏe hiện tại mà còn giúp chị em sớm phát hiện bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Dù có bệnh hay không thì việc khám sức khỏe định là vô cùng cần thiết. Qua tuổi 40, đa phần mọi người đều phải đối mặt với nhiều căn bệnh khác nhau như tiểu đường, loãng xương, cao huyết áp,…

Việc kiểm tra đều đặn sẽ giúp theo dõi tình hình sức khỏe, nhận biết những triệu chứng sớm nhất của bệnh tật để mau chóng điều trị. Chính vì thế, hãy đến cơ sở y tế kiểm tra đều đặn để chăm sóc sức khỏe của bản thân tốt nhất.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Rate this post

Viết một bình luận