Chặng đường gian nan phát triển nghề nuôi cá cảnh tại Nghệ An – Cá cảnh, bể nuôi cá cảnh

Là tỉnh có hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng bờ biển dài hơn 65 km và vị trí địa lý gần Hà Nội và biên giới Lào – Thái Lan nên Nghệ An có điều kiện rất thuận lợi để nuôi cá cảnh, song nghề này vẫn chậm phát triển.

Tham khảo thủ tục ==> Thành lập công ty tại Nghệ An

Theo giới kinh doanh cá cảnh lâu năm, nghề nuôi cá cảnh tại Nghệ An bắt đầu hình thành từ đầu những năm 1980 với một cơ sở chuyên bán cá cảnh tại phường Bến Thủy (TP Vinh). Nhưng chỉ vài năm sau thì cơ sở này đóng cửa.

Mãi đến năm 1990, nghề sản xuất kinh doanh cá cảnh mới bắt đầu nhen nhóm trở lại với vài hộ làm quy mô nhỏ. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Quế ở phường Hưng Dũng (TP Vinh) chuyên nuôi cá tàu, lia thia trên diện tích 400 m2, hộ ông Lê Minh Thông cũng nuôi 300 m2.

Trong 5 năm gần đây, quy mô cũng như sản lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh cá cảnh vẫn không có sự biến động lớn. Bên cạnh cơ sở mới hình thành thì cũng có nơi hoạt động không hiệu quả phải đóng cửa. Hiện nay, theo số liệu khảo sát chưa đầy đủ của ngành chức năng, Nghệ An có trên 60 cơ sở sản xuất kinh doanh cá cảnh phân bố ở các vùng nước ngọt phía Nam của tỉnh Nghệ An nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở TP Vinh.

Qua kết quả khảo sát của cơ quan quản lý thủy sản, hầu như các cơ sở sản xuất kinh doanh cá cảnh đều không có kế hoạch mở rộng quy mô, mà chủ yếu là giữ nguyên, thậm chí có hộ dự định thu hẹp sản xuất. Hiện các cơ sở cung cấp cho thị trường trên 30 loài cá cảnh các loại, nhưng chỉ 17 -1 8 loài có thị trường tiêu thụ ổn định.

Gần đây, cơ cấu các loài cá cảnh đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng tỷ lệ các loài cá cảnh có giá trị cao. Tuy nhiên, các loại cá giá trị thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong số xấp xỉ 4 triệu cá cảnh cung cấp cho thị trường hằng năm thì các loài có giá trị cao như cá dĩa, cá Phượng Hoàng, cá ba đuôi chiếm gần 40%, còn lại là loài có giá trị thấp như cá bảy màu, trân châu, cá lia thia.

Do đặc thù phân bố, nên nghề nuôi cá cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu là cá nước ngọt. Thị trường tiêu thụ chủ yếu qua các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu cá cảnh tại Hà Nội, chỉ một số ít được bán phục vụ nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, một số hộ bắt cá bột từ Hà Nội về ương dưỡng trong vài tháng thành cá giống lớn rồi giao trở lại nơi cung cấp giống.

Theo các chuyên gia thủy sản, nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên thị trường rất đa dạng và thường xuyên thay đổi nên việc kịp đáp ứng nhu cầu là một vấn đề khó, nhất là đối các cơ sở sản xuất kinh doanh cá cảnh quy mô nông hộ.

Tuy nhiên, nếu kiên trì gắn bó với nghề, lựa chọn những loài có đầu ra ổn định, đầu tư sản xuất giống theo nhu cầu của thị trường, đồng thời tích lũy kinh nghiệm, nâng cao được tỷ lệ sống thì đây là một nghề có thu nhập khá so với các nghề nông nghiệp khác và có thể mang lại công ăn việc làm 3 – 4 nhân khẩu chỉ với diện tích 300 – 400 m2.

Mặc dù, trải qua chặng đường khá dài nhưng nghề nuôi cá cảnh ở Nghệ An có thể nói là chậm phát triển. Hầu như các cơ sở đều hình thành tự phát, manh mún; thậm chí cạnh tranh tiêu cực, chưa thống nhất được về một hướng. Đến nay vẫn chưa tập hợp được những người nuôi cá cảnh lại với nhau thành tổ chức hội, việc quy hoạch nuôi cũng chưa được quan tâm xây dựng.

Hầu hết các hộ nuôi cá cảnh xuất bán cho các đầu mối thu mua ở các chợ cá cảnh tại Hà Nội. Các đầu mối thu mua này có mối liên hệ chặt chẽ với các hộ sản xuất kinh doanh cá cảnh lâu năm trong nghề và các hộ này thường chỉ giới thiệu lại cho một số anh em, bà con thân tộc. Vì thế hộ mới đầu tư nuôi rất khó kiếm được đầu ra. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ cá cảnh trong và ngoài nước nói chung ngày càng thu hẹp do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế.

Tuy nhiên, hiện tại chỉ có một số ít hộ nuôi cá cảnh có diện tích ao, bể thực hiện các biện pháp lắng lọc nước giếng trước khi đưa vào nuôi cá nên cũng có ảnh hưởng đến sức sinh sản cũng như tỷ lệ sống của một số loài.

Trong nuôi cá cảnh, trùn chỉ và trứng nước là hai loại thức ăn chủ lực. Trong đó, nguồn trứng nước đã chủ động sản xuất được trong tỉnh nhưng trùn chỉ thì lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ Hà Nội với số lượng có hạn và khan hiếm vào các tháng cuối mùa khô. Do đó, một số hộ dân có ý định đầu tư nuôi cá cảnh còn e ngại vì không tìm được nguồn cung cấp trùn chỉ.

Giống như các loại cá nuôi khác, cá cảnh cũng thường mắc những bệnh như ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi cá mắc bệnh việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc xử lý nước, rất khó đưa thuốc vào cơ thể cá bằng đường thức ăn vì cá cảnh có thói quen ăn thức ăn tươi sống.

Để nghề nuôi cá cảnh phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường cần phải có quy hoạch vùng nuôi tập trung gắn tiềm năng với nhu cầu thị trường, từ đó đầu tư cơ sở hạ tầng và có chính sách hỗ trợ về vốn, tìm kiếm thị trường cho người nuôi. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng xúc tiến thành lập Hội cá cảnh để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi; đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như tìm đầu ra ổn định.

Các hộ nuôi cần áp dụng một số biện pháp xử lý nước trước khi đưa vào nuôi cá như lắng lọc nước bằng hệ thống lọc cơ học hay sinh học để làm sạch và mềm nước tạo môi trường thích hợp cho sự sinh sản và phát triển của nhiều loài cá cảnh có giá trị cao

Đồng thời nghiên cứu sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên có thể tự sản xuất được như trứng nước, trùn quế, trùng cỏ, ấu trùng artemia hay thức ăn viên tổng hợp. Nếu có điều kiện thì tiến hành nuôi trùn chỉ tại nông hộ để chủ động được nguồn thức ăn và hạn chế mang mầm bệnh cho cá nuôi.

 

Rate this post

Viết một bình luận