Đánh giá bài viết
Chị em không biết ngày kinh nguyệt nên uống gì? Vừa mệt vừa uể oải nhưng uống gì cũng sợ đau bụng khó tiêu? Đừng lo lắng! 15 loại đồ uống bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe dưới đây sẽ giúp chị em có sức khỏe tốt và tinh thần thư thái để vượt qua những ngày “đèn đỏ” một cách dễ dàng.
Ngày kinh nguyệt NÊN uống gì?
1. Nước dừa
Đã có rất nhiều chị em thắc mắc: Có kinh nguyệt uống nước dừa được không? Uống nước dừa không những tốt cho sức khỏe, mà còn đặc biệt tốt cho chị em trong những ngày kinh nguyệt:
- Hỗ trợ quá trình tạo máu vì vậy giúp ích cho người bị thiếu kinh, rối loạn kinh nguyệt.
- Chất điện giải trong nước dừa giúp cơ thể tránh mất nước, hỗ trợ đẩy máu kinh nguyệt ra ngoài dễ dàng hơn và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Làm giảm đáng kể tình trạng buồn nôn và đau bụng kinh.
Ngày kinh nguyệt nên uống gì? Khi có kinh nguyệt hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể uống nước dừa tươi để bổ sung sinh lực, điều hòa kinh nguyệt và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu khi đến tháng.
Lưu ý:
- Nên uống nước dừa tươi ngay sau khi chặt để tránh bị mất các chất dinh dưỡng. Khi tiếp xúc lâu với không khí, các chất dinh dưỡng trong nước dừa bị chuyển hóa và mất dần tác dụng.
- Uống nước dừa ở mức vừa phải (chỉ nên uống 1 cốc nước dừa hoặc tối đa là một quả dừa mỗi ngày).
- Không nên uống vào buổi tối (tốt nhất là uống nước dừa vào buổi sáng).
- Khi uống nước dừa, nên lưu ý hạn chế bổ sung thêm đường từ những nguồn khác, đặc biệt là những người bị tiểu đường.
- Nước dừa được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nếu có kế hoạch sinh con hoặc có khả năng có thai thì không nên uống nước dừa trước kỳ kinh hoặc khi bị chậm kinh.
2. Trà gừng
Trà gừng là loại đồ uống rất tốt cho chị em:
- Giúp bổ sung Mangan cho cơ thể.
- Hạn chế các triệu chứng khó chịu khi có chu kỳ kinh nguyệt như đau bụng, buồn nôn.
Chị em có thể pha một ly trà gừng tươi bằng cách:
- Rửa một nhánh gừng, cạo vỏ sau đó rửa sạch một lần nữa bằng nước đun sôi để nguội.
- Thái lát gừng và cho vào cốc, cho nước đun sôi vào pha trà gừng và thêm một chút đường.
Trà gừng có vị thơm, ấm bụng. Ngoài công dụng giảm đau, chống buồn nôn trà gừng còn giúp thư giãn, chị em nên uống khi còn ấm. Để ngày kinh nguyệt nên uống gì diễn ra thuận lợi, hiện có một số loại trà gừng đóng gói an toàn và chất lượng, chị em có thể mua để dùng.
Lưu ý: Uống trà gừng quá nhiều có thể gây nóng trong, nhiệt lợi vì vậy chị em chỉ nên uống một lượng vừa phải mỗi ngày.
3. Nước lọc
Nước lọc là đồ uống không thể thiếu đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
Lời khuyên:
- Cần cung cấp đủ nước cho cơ thể để tránh mất nước và mệt mỏi.
- Không nên uống quá nhiều nước lọc một lần nhưng nên uống thường xuyên.
- Mang theo chai nước lọc chuẩn bị sẵn khi đi ra ngoài hoặc đặt trên bàn làm việc là cách tốt nhất để nhắc nhở bản thân cần uống đủ nước, đặc biệt là những ngày đến tháng.
4. Sữa và sữa đậu nành
Ngày kinh nguyệt nên uống gì? Sữa và các sản phẩm từ sữa có được không? Câu trả lời là có.
Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua là nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là Canxi. Uống sữa giúp:
- Tăng cường sức khỏe.
- Chống mệt mỏi và các cảm giác khó chịu khi đến tháng.
Đặc biệt sữa chua còn chứa nhiều lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
Sữa đậu nành là một trong 7 nhóm thực phẩm bổ sung Estrogen mà chị em nhất định phải biết. Sữa đậu nành rất giàu Phytoestrogen, một loại Estrogen có nguồn gốc thực vật có thể thay thế Estrogen nội sinh trong cơ thể người. Vì vậy, sữa đậu nành:
- Giúp điều hòa nội tiết tố nữ, qua đó điều hòa kinh nguyệt.
- Rất giàu Vitamin nhóm B, có tác dụng giảm bớt mệt mỏi và ngăn ngừa co thắt.
Lưu ý:
- Sữa và sữa đậu nành đều có thể dẫn tới khó tiêu, đầy hơi. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nên bắt đầu với một lượng nhỏ, sau đó tăng dần lượng lên nếu phù hợp.
- Không nên uống quá nhiều sữa.
- Không uống sữa lạnh hoặc uống sữa vào buổi tối để tránh khó tiêu và đầy bụng.
5. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một loại trà nổi tiếng trong y học cổ truyền giúp trị chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ. Đối với phụ nữ đang trong ngày đèn đỏ, trà hoa cúc:
- Giúp thư giãn, dễ chịu và giảm chóng mặt, buồn nôn.
- Giảm đau, giảm co thắt tử cung giúp giảm bớt cơn đau bụng kinh.
Chị em luôn băn khoăn ngày kinh nguyệt nên uống gì thì có thể pha trà hoa cúc bằng ấm trà hoặc trong ly hãm để giúp chị em vượt qua ngày đèn đỏ dễ dàng.
- Rót nước sôi tráng qua hoa cúc khô một lần, sau đó rót nước sôi để hãm trà.
- Đợi trà nguội dần và thưởng thức khi trà còn hơi ấm.
Lời khuyên:
- Có thể pha trà hoa cúc cùng với hoa kim ngân và lá bạc hà khô.
- Nên uống trà hoa cúc vào buổi sáng sau khi thức dậy, ăn sáng 30 phút hoặc trước khi đi ngủ 30 phút.
- Không nên uống trà hoa cúc khi đói và không nên uống trà quá đặc.
Lưu ý: Trà hoa cúc có thể gây ảnh hưởng tới sự làm tổ và phát triển của thai nhi giai đoạn sớm. Chị em khi chuẩn bị hoặc có kế hoạch sinh em bé cần đặc biệt lưu ý để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi giai đoạn đầu khi mới thụ tinh.
Có thể bạn qua tâm:
6. Cam
Nước ép cam là thức uống lý tưởng cho chị em ngày đèn đỏ giúp giải đáp câu hỏi: Ngày kinh nguyệt nên uống gì? Nước cam rất giàu chất xơ, Vitamin C giúp:
- Cải thiện tiêu hóa, đầy hơi, tăng cường sức đề kháng cho chị em.
- Ngăn ngừa mụn trong ngày đèn đỏ và giúp cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm.
Lời khuyên:
- Chị em có thể uống nước cam vắt hoặc nước cam ép. Nên ăn cả phần xác cam để tăng chất xơ.
- Nước cam ép có thể uống khi thưởng thức bữa sáng hoặc uống vào buổi trưa.
- Nên tránh uống nước cam khi đói hoặc vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.
7. Cà rốt
Nước ép cà rốt là lựa chọn tuyệt vời giúp chị em bổ sung sắt, Vitamin A và Beta-Carotene. Uống nước ép cà rốt giúp:
- Làm dịu cơn đau khi đến tháng.
- Bổ sung lượng sắt và máu đã mất khi hành kinh.
Cách làm:
- Rửa sạch 2 củ cà rốt tươi.
- Cắt nhỏ và xay nhuyễn, sau đó ép lấy nước.
Nước ép cà rốt có thể uống vào bữa sáng hoặc trong ngày. Ngày kinh nguyệt nên uống gì? Không thể thiếu cà rốt chị em nhé!
8. Táo
Nước ép táo rất giàu Vitamin, sắt, chất xơ hòa tan và các chất chống Oxy hóa. Uống nước ép táo giúp:
- Hỗ trợ tiêu hóa.
- Bổ sung sắt cho cơ thể.
- Tăng cường sức khỏe trong những ngày đèn đỏ.
- Tinh thần thư thái và dễ chịu hơn.
Chị em có thể làm nước ép táo và uống một ly trong bữa sáng hoặc trong ngày.
9. Chuối
Chuối là nguồn cung cấp Vitamin K dồi dào cho cơ thể. Chuối cũng sẽ giúp chị em giải đáp câu hỏi: Ngày kinh nguyệt nên uống gì bởi chuối rất giàu Kali, một số khoáng chất khác và Vitamin B6. Chuối có tác dụng giúp:
- Hỗ trợ tiêu hóa.
- Giảm chướng bụng khi đến tháng.
- Giúp giảm đau.
Chị em có thể làm món nước ép chuối, sữa chuối bằng cách với cho 2 quả chuối chín với 200 ml sữa tươi. Đây là đồ uống tốt cho sức khỏe chị em có thể uống hàng ngày để cải thiện những triệu chứng ngày đèn đỏ.
10. Ngải cứu
Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời giúp:
- Giảm đau bụng kinh.
- Tăng cường tuần hoàn máu.
- Cầm máu khi bị rong kinh.
- Dùng để chữa trị kinh nguyệt không đều.
Sắc nước lá ngải từ 6-12g lá ngải hoặc hãm lá ngải với nước sôi để uống như trà.
Lời khuyên:
- Ngày uống 3 lần trong vòng 1 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt giúp cải thiện tình trạng đau bụng và kinh nguyệt không đều.
- Không sắc nước lá ngải cứu quá đặc, chỉ nên uống loãng và không uống quá nhiều mỗi lần.
- Đang trong ngày đèn đỏ, có thể dùng nước lá ngải cứu để giảm đau.
Lưu ý: Chị em đã lập gia đình và có khả năng mang thai không nên áp dụng bài thuốc này vì ngải cứu có thể gây co thắt tử cung khi mang thai giai đoạn sớm. Ngày kinh nguyệt nên uống gì tuy không thể thiếu ngải cứu nhưng chị em có khả năng mang thai thì đặc biệt tránh nhé.
11. Mít
Mít giúp bổ sung nguồn Vitamin A, B6, C, K, E và Axit folic, Niacin cùng các khoáng chất thiết yếu như Mangan, Magie và sắt cho cơ thể. Vì vậy, mít là loại trái cây giúp:
- Hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả.
- Giàu năng lượng nên giúp chị em tăng cường sức khỏe và năng động hơn.
Chị em có thể làm sinh tố mít để uống trong ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, mít có chứa nhiều đường và có thể gây nóng trong nên chị em không nên dùng quá nhiều loại trái cây này, chỉ nên dùng ở mức vừa phải.
12. Lựu
Nước ép lựu có khả năng cung cấp tới 40% nhu cầu Vitamin C của cơ thể hàng ngày. Ngoài ra nước ép lựu có chứa:
- Rất giàu Vitamin E, K, Folate và Kali.
- Chất Polyphenol – Chất chống Oxy hóa có hoạt tính rất mạnh, giúp giảm viêm và loại bỏ các gốc tự do.
Ngày kinh nguyệt nên uống gì? – Uống nước ép lựu để:
- Điều hòa nội tiết.
- Chống mất nước.
- Giảm đau và ngăn ngừa mụn ngày đèn đỏ.
- Tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi.
Chị em có thể làm nước ép lựu và uống 1 ly sau bữa ăn để giảm bớt khó chịu ngày đèn đỏ. Uống nước ép lựu thường xuyên còn giúp giảm các triệu chứng như chóng mặt, suy nhược. Vì vậy đây được coi là loại đồ uống tốt cho chị em ngày đèn đỏ.
13. Dứa
Nước ép dứa:
- Rất giàu Mangan, giúp điều hòa lượng máu kinh nguyệt hiệu quả.
- Chất Bromelain giúp ngăn ngừa đau bụng trong ngày đèn đỏ, chống viêm và nhiễm trùng.
Chị em có thể làm nước ép dứa tươi để uống trong ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước ép dứa, chỉ nên uống 1 ly mỗi ngày và không nên uống khi đói.
14. Bơ
Bơ là loại quả hạch giúp giải đáp câu hỏi: Ngày kinh nguyệt nên uống gì?:
- Rất giàu Calo, chất béo, Carbohydrate, đường, Protein và chất xơ và đặc biệt đây là nguồn cung cấp Axit béo Omega-3 và Beta-Caroten.
- Chứa nhiều chất khoáng như Magie, Kali, các Vitamin B6, C, E, K đều rất tốt cho phụ nữ.
Sinh tố bơ giúp:
- Chị em luôn cảm thấy thư thái và tràn đầy năng lượng, giảm mệt mỏi ngày đèn đỏ.
- Hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt và tăng cường sức khỏe.
Chị em có thể làm sinh tố bơ bằng cách xay nhuyễn bơ với sữa tươi, có thể cho thêm một ít đá bào vào mùa hè, cho thêm một vài lá bạc hà nếu muốn là sinh tố bơ bạc hà.
Lời khuyên: Quả bơ tốt cho phụ nữ mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Vì vậy, chị em có thể dùng sinh tố bơ thường xuyên để nâng cao sức khỏe ngày đèn đỏ.
15. Nước ép cần tây
Nước ép cần tây:
- Cung cấp Vitamin B, C, K cho cơ thể, giúp ngăn ngừa và chữa trị rối loạn tiêu hóa và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Rất giàu sắt, giúp hỗ trợ hoạt động tim mạch và ngăn ngừa thiếu máu.
Lời khuyên:
- Nước ép cần tây, uống với lượng vừa phải vào ngày đèn đỏ (đặc biệt là những người bị rối loạn kinh nguyệt).
- Không nên uống quá nhiều hoặc quá thường xuyên.
Ngoài các thức uống trên, chị em có thể bổ sung thêm chế độ ăn hàng ngày để giúp vượt qua ngày đèn đỏ khó chịu với bài viết 16 món ăn giải đáp câu hỏi: Những ngày kinh nguyệt NÊN ăn gì?
Ngày kinh nguyệt không nên uống gì?
Bài viết trên đây giúp chị em có câu trả lời cho câu hỏi: Ngày kinh nguyệt nên uống gì? Tuy nhiên khi đến tháng chị em cần tránh những đồ uống dưới đây:
- Đồ uống có chứa caffeine như cà phê, một số loại nước tăng lực, giải khát:
- Khiến các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em trầm trọng hơn ví dụ như đau nhức ngực, trầm cảm, lo lắng.
- Đồ uống có caffein còn gây mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Nhiều loại nước giải khát và nước uống tăng lực có ga gây đầy hơi, khó tiêu khiến tình trạng chướng bụng, đầy hơi ngày đèn đỏ trở nên tồi tệ hơn.
- Tránh xa rượu, bia và các chất kích thích để tránh mất ngủ, rối loạn nội tiết, đau bụng và nhiều vấn đề khác ngày đèn đỏ. Đồ uống có chất kích thích gây đau đầu và mất nước nghiêm trọng, gây rối loạn kinh nguyệt.
- Các đồ uống có chứa hàm lượng đường cao khiến tăng đường huyết, làm mất cân bằng miễn dịch, gây mệt mỏi, căng thẳng trong ngày đèn đỏ.
Chu kỳ kinh nguyệt là thời điểm nhạy cảm chị em hãy lưu ý lựa chọn những đồ uống phù hợp giúp tăng cường sức khỏe nhé. Trên đây là tổng hợp những loại đồ uống lý tưởng cho những chị em chưa biết ngày kinh nguyệt nên uống gì. Mong rằng chị em đã tìm được loại đồ uống hợp với khẩu vị của mình nhất. Chúc chị em luôn khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!
Trần Thị Trà My là người rất tâm huyết về vấn đề suy giảm nội tiết tố. Với mong muốn mang lại sức khỏe, sắc đẹp, niềm vui cho các bạn nữ. Trà My sẽ giúp chị em có đầy đủ kiến thức về nội tiết tố nữ.