0 Bình luận / 4256 Lượt xem
Từ xưa tới nay, vải voan chưa bao giờ mất đi sức quyến rũ đối với các tín đồ thời trang. Một chất liệu vô cùng bay bổng khiến người ta chìm đắm vào trong đó. Càng ngày, vải voan dùng để may trang phục càng phổ biến và đa dạng hơn. Rất nhiều người dùng yêu thích voan nhưng lại không biết cách chọn vải voan như thế nào? Vì vậy nên bài viết hôm nay sẽ mang đến tất tần tật những thông tin hữu ích về vải voan – chất liệu bay bổng và nên thơ nhất.
Bạn đang xem: Chất châu tôn là gì
Nội dung chính
2 Nguồn gốc vải Voan4 Ưu điểm của trang phục voan5 Nhược điểm của vải voan6 Ứng dụng vải voan7 Cách giặt trang phục làm từ voan
Vải voan là gì?
2 Nguồn gốc vải Voan4 Ưu điểm của trang phục voan5 Nhược điểm của vải voan6 Ứng dụng vải voan7 Cách giặt trang phục làm từ voan
Vải voan thực chất là 1 loại vải có nguồn gốc từ sợi nhân tạo, mang lại độ mềm mại, nhẹ nhàng và cảm giác bay bổng, thoải mái cho người mặc.
Voan có độ mỏng, nhẹ nhất định, là một chất liệu lý tưởng cho những ai thích chất vải và dòng thời trang thanh lịch, nữ tính.
Nguồn gốc vải Voan
Vải voan có nguồn gốc từ chữ “veli” trong tiếng Pháp. Ban đầu, vải voan được dệt hoàn toàn bằng tay từ sợi cotton và được sử dụng để may rèm cửa. Sau đó vải voan được sử dụng để may thành những chiếc khăn trùm đầu cho cô dâu trong ngày trọng đại. Các nhà thiết kế có thể sử dụng voan lụa, voan ren hoặc voan cotton đều có thể mang đến hiệu quả ưng ý.
Sau đó, vải voan được sử dụng rộng rãi hơn trong ngành thời trang may mặc. Voan có thể trở thành nguyên liệu chính để tạo nên những chiếc váy, chiếc áo hay bộ đầm xoa hoa cho các quý cô thượng lưu, lớp vải voan mỏng được may bên trong hoặc may phủ bên ngoài để tạo nên sự bồng bềnh và sang trọng.
Hiện nay, vải voan được ứng dụng thường xuyên không chỉ dành riêng cho giới thượng lưu mà còn được sử dụng trong các trang phục hàng ngày cho phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi hay địa vị nào.
Không chỉ dừng lại ở voan đơn sắc, ngày nay vải voan được biến tấu thành vải voan in hoa, vải voan bóng, dập họa tiết hoặc kết hợp với các chất liệu ren, lụa khác tùy theo ý đồ của nhà sản xuất.
Quy trình sản xuất
Vải voan được tạo ra bằng cách dệt các sợi ngang và sợi dọc với trọng lượng tương tự tạo nên một loại vải với dạng lưới, và lưới giống như hiệu ứng rất mềm mỏng, mịn màng. Các sợi vải được xoắn nhẹ giúp vải dịch chuyển theo các hướng khác nhau.
Sau khi dệt thành tấm vải, người thợ dệt cần phải đặt trên một bề mặt trơn để các đường khâu có thể thực hiện hoàn hảo. Mảnh vải được kẹp giữa hai tấm giấy và được giữ lại với nhau để việc cắt vải được diễn ra suôn sẻ. Sau đó tấm vải được tách cẩn trọng khỏi tấm giấy.
Đặc điểm của vải voan
Chất liệu voan hiện đại có rất nhiều loại do kết cấu, kiểu dáng, độ dày mỏng mà hình thành các loại khác nhau như: vải voan lụa, voan kính, vải voan lưới, voan lụa, voan hoa, voan cát, voan hoa nhí, voan xốp, voan chiffon, voan hoa, voan tơ, voan nhung, voan thun, … Tuy vậy, chúng vẫn có chung một số đặc điểm vì cùng hình thành từ chất liệu voan.
Chất liệu voan có độ đổ cao. Nhờ vào độ đổ của chất liệu mà trang phục voan luôn giữ nếp rũ xuống và không bị nhăn.
Phù hợp để may các trang phục dáng suông, không ôm sát vào cơ thể người.
Voan có độ mỏng nhất định và độn mềm rũ tự nhiên. Điều này tăng thêm sự quyến rũ, mềm mại cho người mặc.
Ưu điểm của trang phục voan
Không bị nhàu nhĩ
Với những loại vải khác, bạn luôn sợ chúng bị nhàu khi ngồi lên hay gấp nếp quá nhiều lần, mỗi khi dùng phải là lại. Voan sinh ra là để khắc phục nhược điểm này. Trang phục làm bằng vải voan sẽ không bị nhăn hay nhàu nên có thể tiết kiệm được nhiều thời gian là ủi quần áo.
Làm mát trong mùa hè
Với sự mỏng manh của mình, voan luôn có một độ thoáng và mát nhất định. Vì thế nó rất thích hợp và được ưa chuộng sử dụng trong mùa hè để may trang phục cho các chị em.
Đa dạng kiểu dáng, màu sắc
Có thể nói, voan là chất liệu vải có thể biến hóa đa dạng nhất trong các loại vải. Nó không bị ràng buộc tính chất bơi 1 kiểu dáng mà có thể sử dụng để thiết kế rất nhiều loại trang phục như: váy dài, váy ngắn, chân váy, áo sơ mi, làm hoa, rèm cửa … Màu sắc rất đa dạng, bắt mắt để bạn lựa chọn.
Tôn được sự mềm mại, dịu dàng của người mặc
Vải voan vốn dĩ đa mềm mại, nhẹ nhàng, bay bổng và nó cũng tôn lên những vẻ đẹp này khi bạn mặc vào người. Đây là điểm mà các cô gái thích nhất ở vải voan. Để biến hóa đa dạng hơn, bạn có thể chọn vải voan hoa hay các loại voan có họa tiết, hoa văn để cảm thấy nhã nhặn hơn trong các buổi đi chơi, dự tiệc, …
Nhược điểm của vải voan
Mỏng
Voan vốn có trọng lượng nhẹ, mạnh mẽ và bền nhưng nhiều loại voan quá mỏng, nếu không có lớp lót bên trong có thể trở nên quá hở hang. Voan khá dễ bắt cháy nhanh, đây không phải là một sự lựa chọn tốt cho quần áo trẻ em.
Dễ bám bẩn
Nếu vết bẩn vô tình bám lên vải voan, bạn cần nhanh chóng làm sạch vết bẩn nếu không muốn vết bẩn bám vĩnh viễn vào tấm vải tạo nên những vết bẩn khó chịu.
Khó để thiết kế
Vải voan khá trơn và có thể tạo nên nhiều thách thức khi cắt may. Chúng đòi hỏi kỹ thuật cắt may cao của người thiết kế.
Xem thêm: Acne Prone Skin Là Gì – Skincare For Beginners
Ứng dụng vải voan
Trong ngành may mặc
Voan thích hợp để may các loại đầm và áo kiểu do đặc tính của nó là có độ mềm, mòng, mát và nhẹ.
Đối với có những người có vóc dáng tròn, đầy, đẫy đà nên hạn chế mặc voan hơn vì chất liệu này sẽ làm tròn người hơn do nó có độ rủ rất cao.
Nếu bạn là một tín đồ của trang phục dáng bó, ôm sát thì không nên chọn vải voan vì vải voan có độ đổ rất cao, không thể dính sát được vào cơ thể mà sẽ luôn chảy suông xuống dưới, không giữ được dáng trang phục mà bạn mong muốn.
Những khách hàng có dáng người gầy có thể tận dụng việc tạo kiểu với vải voan để làm cho mình trông đẫy đà hơn. Hãy tận dụng độ suông, đổ của chất liệu voan để tạo ra các nếp phồng, bèo, nhún cho những trang phục áo kiểu nữ tính.
Đối với những trang phục đã tạo kiểu phồng hay bèo, nhún thì bạn nên hạn chế sử dụng các hoa văn to hoặc sử dụng quá nhiều hoa văn sẽ khiến trang phục trở nên quá rườm rà.
Làm rèm cửa
Rèm vải voan mang đến cho bạn không gian thư giãn tuyệt vời, không hề có sự khô cứng. Rèm voan được ví như một chiếc áo lộng lẫy, làm nổi bật khung cửa của bạn. Đồng thời cũng khiến căn phòng trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn.
Làm hoa voan
Với đặc điểm mềm mịn, nhẹ nhàng, vải voan rất thích hợp để làm thành những bông hoa thật đẹp và sinh động. Trong những năm gần đây loại hoa này rất được các chị em yêu thích và lựa chọn để trang trí cho ngôi nhà của mình.
Cách giặt trang phục làm từ voan
Voan là một loại trang phục mềm mại nhưng không khó giặt như một số loại vải khác như ren. Bạn vẫn có thể giặt voan bằng máy giặt cho thuận tiện và nhanh chóng nhưng cần lưu ý một số điểm khi giặt, phơi và bảo quản.
Khi giặt
Nếu trang phục của bạn có khuy hoặc khó thì hay cởi ra trước khi giặt để tránh tình trạng bị rách trong khi vận hành máy giặt.
Bạn không nên giặt trang phục voan ngay và không nên ngâm nó trong nước hoặc xà phòng trước khi giặt.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng phải màu khi giặt, hãy giặt voan với sửa tắm hoặc dầu gội của bạn.
Khi phơi
Khi phơi, hãy sử dụng móc treo bằng gỗ hoặc loại móc có bọc vải. Không nên sử dụng móc nhựa bởi vì nó có thể làm đổi màu trang phục. Cũng không nên sử dụng móc sắt vì nó có thể làm hỏng vải.
Đối với trang phục có độ co giãn, hay phơi ngang trên móc và lật mặt trái của trang phục khi phơi.
Cất giữ
Sau khi phơi khô, bạn nên bảo quản voan trong tủ, nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc và nên sử dụng thường xuyên vì nếu để quá lâu sẽ làm giảm chất lượng vải.
Mua vải voan giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Hiện nay việc mua vải voan là rất dễ dàng, bạn chỉ cần ra chỉ cần đến các chợ vải, các khu vực bán vải hoặc các cửa hàng bán vải, các cửa hàng may mặc, sửa chữa quần áo đều có bán chất liệu vải voan với rất nhiều sự lựa chọn cho bạn. Bạn có thể dễ dàng mua được những thước vải voan đẹp để may thành những bộ trang phục ấn tượng đẹp nhất.
Trên thị trường có nhiều loại vải voan với mức giá khác nhau. Những loại voan thông dụng như voan lưới, voan trơn sẽ có giá thành rẻ hơn từ 60-150 nghìn/ mét vải tùy chất lượng. Các loại voan hoa, voan cát có mức giá cao hơn từ 200-300 nghìn/mét vải. Đặc biệt loại voan lụa có mức giá từ 500.000-1.000.000 đồng/mét. Để tránh bị chặt chém khi mua vải voan, bạn cần tìm hiểu kỹ xem mình cần mua loại vải nào, với chất lượng thế nào, ứng dụng trong việc gì để có thể đưa ra quyết định mua vải chính xác nhất.
Tìm hiểu các chất liệu khác
Để hiểu về các chất liệu vải khác trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối, Đệm Xinh đã tổng hợp đầy đủ các chất liệu tại bảng sau:
Vải RenVải LanhVải KakiVải KateVải LụaVải BambooVải ModalVải SatinVải GấmChất liệu FoamVải JacquardVải PolyesterVải TencelLông vũVải CottonVải ĐũiVải JeansVải NỉVải VoanVải TCVải AcrylicVải Len Vải Thô Vải ThunVải Spandex Vải không dệt
Trên đây là tất cả những thông tin về vải voan đã tìm hiểu và tổng hợp lại. Mong rằng các thông tin mà Đệm Xinh mang lại sẽ hữu ích và giúp các bạn chọn được một trang phục làm từ chất liệu voan phù hợp.