Chế độ ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Trẻ 8 tháng cần rất nhiều dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển nhanh chóng này. Để tìm hiểu chế độ ăn dặm cho bé 8 tháng, xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng, trẻ 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ, trẻ 8 tháng tuổi ăn gì để tăng cân, mời ba mẹ đọc bài viết sau!
Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, bé tò mò về mọi thứ xung quanh mình, ăn đồ xay nhuyễn một cách thuần thục và bắt đầu biết nhai thức đặc.
Đây là thời điểm bé phát triển và tập những bước đi đầu đời nên mẹ cần đảm bảo cho bé ăn những món giúp phát triển kỹ năng nhai và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Để tìm hiểu thêm về chế độ ăn dặm cho bé, mẹ hãy tham khảo bài viết này nhé.
Những thức ăn phù hợp với trẻ 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn phát triển mạnh, bé cần một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, bao gồm tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất. Có rất nhiều loại thức ăn từ thiên nhiên mà mẹ có thể lựa chọn và cho vào thực đơn của bé.
Trái cây
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng dồi dào. Ngoài những loại trái cây quen thuộc như táo, chuối, đu đủ, hồng xiêm, mẹ nên cho bé ăn thêm kiwi, dâu tây, lựu.
Khi chế biến trái cây, mẹ nên ưu tiên cắt thành những thanh dài hay những hình dạng khác nhau để bé tập ăn thức ăn cầm tay.
Xem thêm: Chế độ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
Chế độ ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi
Rau củ
Ở độ tuổi này, bé sẽ chuyển từ ăn rau củ nghiền, xay nhuyễn sang những thanh rau củ hấp. Mẹ nên kết hợp đa dạng các loại rau củ vào thực đơn của bé bằng nhiều cách chế biến khác nhau như thêm rau củ vào cháo hay nấu cho bé một tô rau củ hấp.
Những loại rau củ giàu dưỡng chất như súp lơ, bông cải xanh, đậu Hà Lan hay bí đỏ cũng rất tốt cho sự phát triển thể chất và não bộ của bé.
Các loại cá
Cá cũng là một loại thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Những loại cá như cá chép, cá hồi, cá trôi rất giàu axit béo omega-3, rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển não bộ của bé.
Cá có thể được chế biến thành nhiều món bổ dưỡng như cá xay nhuyễn, canh cá và chắc chắn bé sẽ rất thích.
Đậu phụ
Đậu phụ được làm từ hạt đậu nành, giàu protein và rất tốt cho các bé đang phát triển. Đặc biệt, đậu phụ là sự lựa chọn phù hợp cho các bé mắc hội chứng không dung nạp lactose.
Thịt gà
Thịt gà được xem là một trong những món ăn lành mạnh nhất và có thể cho các bé ăn từ giai đoạn 7 tháng tuổi dưới dạng xay nhuyễn hoặc súp. Ngoài ra, nước luộc thịt gà cũng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và cũng có thể hợp với khẩu vị của bé.
Trứng
Trứng chứa nhiều chất béo tốt và protein lành mạnh. Cách đơn giản để cho bé ăn là luộc trứng lên và cắt thành những miếng vừa ăn.
Dưới 1 tuổi mẹ chỉ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, trứng là một trong những thực phẩm hay bị dị ứng. Mẹ lưu ý nguyên tắc thử dị ứng 3 ngày khi cho con ăn lần đầu.
Sữa chua
Sữa chua đặc làm từ sữa mẹ hoặc sữa công thức là một món ăn phù hợp với bé, nhất là vào mùa hè. Món ăn này không những cung cấp một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột mà còn mang đến cho cơ thể nguồn vitamin và chất khoáng thiết yếu.
Khẩu phần ăn phù hợp với bé
Đến giai đoạn 8 tháng tuổi, hầu như các bé đã tự ăn được, nhưng vẫn không tránh khỏi những lúc bé quấy khóc và bị sao nhãng khi đang ăn. Những bé bắt đầu tập bò thường rất hứng thú với việc khám phá những thứ xung quanh mình.
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Thực đơn tham khảo khóa học POH Easy Two (19-49 tuần): Ăn dặm kiểu Easy
Tuần 1, Ngày 1:
Sáng sớm
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa sáng
Cháo trắng, đậu phụ chiên trứng, su hào luộc, chuối dầm sữa
Bữa phụ sáng
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa trưa
Mì ý luộc trộn dầu ô liu, bông cải xanh luộc, xoài
Bữa chiều
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa tối
Sữa mẹ/ sữa công thức
Tuần 1, Ngày 2:
Sáng sớm
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa sáng
Mì udon thịt gà, su hào, bơ dầm
Bữa phụ sáng
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa trưa
Bánh mì nhúng trứng, su su luộc, chuối
Bữa chiều
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa tối
Sữa mẹ/ sữa công thức
Tuần 1, Ngày 3:
Sáng sớm
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa sáng
Cháo trắng, trứng hấp cà rốt, xoài dầm sữa
Bữa phụ sáng
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa trưa
Cơm nắm, thịt gà luộc, su hào hấp, bơ
Bữa chiều
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa tối
Sữa mẹ/ sữa công thức
Tuần 1, Ngày 4:
Sáng sớm
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa sáng
Cháo trắng, trứng hấp cà rốt, xoài dầm sữa
Bữa phụ sáng
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa trưa
Phở xào dầu oliu, cà rốt luộc, xoài
Bữa chiều
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa tối
Sữa mẹ/ sữa công thức
Tuần 1, Ngày 5:
Sáng sớm
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa sáng
Cháo thịt nạc, cà rốt, sốt táo
Bữa phụ sáng
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa trưa
Bánh pancake, bông cải xanh, dưa hấu
Bữa chiều
Sữa mẹ/ sữa công thức
Bữa tối
Sữa mẹ/ sữa công thức
Đăng ký ngay POH Easy Two (19-49 tuần): Ăn dặm kiểu Easy để được tư vấn chuyên sâu toàn diện vấn đề ăn dặm – ngủ và thực đơn ăn dặm khoa học theo ngày cả 4 phương pháp giai đoạn 19-49 tuần.
Công thức ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Súp bông cải xanh
Nguyên liệu:
- 1 thìa bơ
- 1 chén bông cải xanh
- Bột tiêu
Cách thực hiện:
- Cho bơ vào chảo, nấu trên lửa cho tan chảy
- Cho bông cải xanh vào và đảo đều trong ít phút
- Đậy nắp chảo và để bông cải xanh chín
- Để nguội bông cải xanh, cho vào máy xay sinh tố xay thành hỗn hợp nhuyễn
- Bắc chảo khác lên bếp, nấu tan bơ và cho hỗn hợp vừa xay vào. Đảo nhẹ, nêm thêm muối và bột tiêu
- Để nguội rồi cho bé ăn.
Cá xay nhuyễn
Nguyên liệu:
- Cá rửa sạch và sơ chế sẵn
- 1 chén nước
Cách thực hiện:
- Cho nước vào nồi, đun sôi
- Cho cá đã băm nhỏ vào 1 cái nồi bé hơn, bỏ cả nồi vào nồi nước đang sôi
- Để cá chín. Khi chín, cá sẽ đổi thành màu trắng
- Nghiền cá đã chín thành hỗn hợp nhuyễn, nêm muối và bột thì là
Cháo táo hạt kê
Nguyên liệu:
- 1 chén táo bào
- 1 thìa canh bột hạt kê
- 1,5 chén nước
Cách thực hiện:
- Cho bột hạt kê vào tô, chế nước chầm chậm vào rồi khuấy đều để tránh vón cục
- Đun nóng bơ sữa trâu trên chảo, sau đó cho hỗn hợp vào
- Đảo liên tục đến khi hỗn hợp nổi bong bóng
- Cho táo bào vào cháo
- Để lửa vừa cho táo và bột hạt kê chín. Chế thêm nước vào nếu cháo đặc
- Cháo chín thì tắt bếp và thêm một chút bơ sữa trâu vào
- Để nguội rồi cho bé ăn
Thanh cà rốt nướng
Nguyên liệu:
- 1 chén cà rốt cắt thanh dài
- Bột tiêu
Cách thực hiện:
- Đun sôi nước trong chảo, sau đó cho cà rốt vào
- Nấu đến khi cà rốt chín tới thì tắt bếp
- Đun nóng bơ sữa trâu trên chảo, cho cà rốt mới luộc vào, áp chảo từ 2 đến 3 phút
- Thêm muối và bột tiêu vào rồi trộn đều
- Tắt bếp, để nguội thức ăn và cho bé ăn
Bí quyết cho bé ăn
- Sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính khi bé được 8 tháng tuổi. Bên cạnh việc làm quen với thức ăn rắn, bé cần được bú sữa một đến hai lần mỗi ngày cho đến khi một tuổi.
- Không cho bé uống sữa bò cho đến khi được 1 tuổi.
- Nếu gia đình có tiền sử dị ứng thức ăn, đặc biệt là sản phẩm từ sữa, mẹ cần được bác sĩ tư vấn để biết được khả năng mắc dị ứng ở bé.
- Tránh cho bé ăn những món chiên rán quá nhiều dầu mỡ và bổ sung trái cây và rau củ hấp vào thực đơn.
- Cho bé ăn ở một tư thế và địa điểm cố định.
- Thức ăn của bé không nên nhuyễn quá mà nên có lẫn chút hạt để trẻ quen hơn với thức ăn rắn.
- Không cho bé dưới 1 tuổi ăn thức ăn có chứa muối hoặc đường để bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, bé ham vận động hơn và dành nhiều thời gian và năng lượng để khám phá mọi thứ xung quanh. Mẹ cần đảm bảo nguồn thức ăn lành mạnh và giàu dưỡng chất cho bé để bé luôn năng động.
Để làm được điều đó, mẹ cần nghe tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng và lên kế hoạch kỹ càng về chế độ ăn uống cho bé. Mẹ nên đưa trái cây tươi và rau củ hấp vào thực đơn của bé nhằm cung cấp những dưỡng chất thiết yếu và giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.
Những điều mẹ cần lưu ý
- Mẹ hãy tham khảo thực đơn trên và điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị và yêu cầu của bé.
- Tuyệt đối không ép bé ăn.
- Khi cho bé uống sữa công thức, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thìa kèm theo để đong chính xác.
- Trong những ngày đầu của quá trình ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng hay súp. Khi bé lớn hơn, tăng độ đặc của hỗn hợp lên sao cho phù hợp với khả năng nhai của bé. Đồ ăn quá đặc có thể khiến dạ dày bị quá tải trong khi quá loãng cũng làm bé nhanh đói hơn.
- Nhiều bé có đôi lúc ăn ít hơn bình thường và mẹ không cần lo lắng về điều này. Tuy nhiên, nếu bé liên tục ăn ít 3 đến 4 ngày liền, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.
- Bé có thể ăn ít hơn trong giai đoạn mọc răng hoặc khi mệt. Khi đó, mẹ nên cho bé bú hoặc uống sữa công thức nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng và cho bé ăn trở lại khi bé khỏe.
- Dừng cho bé ăn nếu bé đang bị đi ngoài.
- Nếu ban đầu bé không muốn ăn, mẹ nên thay đổi hương vị món ăn bằng các hương tự nhiên từ quế, bột thì là, nước chanh, lá cà ri,…
- Nếu bé dị ứng với đậu phộng, gluten hay trứng, mẹ cần gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi cho con ăn những loại thức ăn có những thành phần trên.
Nguồn: Parenting.firstcry
—
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo