Chế độ ăn từng tuần trong 3 tháng đầu cho một thai kỳ khỏe mạnh

Chế độ ăn chi tiết cho mẹ bầu từng tuần trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ bảo đảm cho thai khỏe mạnh, giúp mẹ vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách nhẹ nhàng nhất.

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất. Lúc này thai nhi có thể chưa bám chắc vào thành tử cung và nguy cơ sẩy thai cao. Trong 3 tháng này người mẹ cũng bắt đầu cảm nhận những thay đổi diễn ra trong cơ thể, bao gồm những triệu chứng thai kỳ và thay đổi tâm lý. Ốm nghén, một trong những triệu chứng khó chịu nhất của các bà mẹ mang thai cũng thường xuất hiện trong 3 tháng đầu nhạy cảm này. Hầu hết, các mẹ sẽ kết thúc triệu chứng này sau giai đoạn đầu. Có những người rất thoải mái nhưng cũng có nhiều mẹ phải vật vã vì nó. Thậm chí, nhiều mẹ còn chán nản việc ăn uống, chỉ muốn ăn những gì mình thích. Kết quả, thai nhi bị thiếu dưỡng chất, còn chưa kể, những thứ mẹ ăn vào có thể không tốt cho bé trong bụng. Trong khi đó, 3 tháng đầu lại là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi từ lúc trứng được thụ tinh tạo thành phôi thai đến bào thai, sau đó phát triển với đầy đủ các cơ quan như cơ thể của một em bé thật sự. Chính vì vậy chế độ ăn uống trong 3 tháng đầu là nền tảng để con phát triển khỏe mạnh về sau.

– Ảnh:

Tuần 1 – 4

Trong 4 tuần đầu tiên, dinh dưỡng cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất (đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất). Trong đó riêng nhóm chất vitamin và khoáng chất đặc biệt cần thiết, nên mẹ nhớ phải bổ sung nhiều rau quả, trái cây nhé. Những thực phẩm cần ưu tiên trong 4 tuần này:

– Thực phẩm giàu axit folic:

Axit folic là thành phần cần thiết cho sự phát triển các tế bào hồng cầu cũng như đảm bảo bào thai được phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, chất này giúp ngăn ngừa và giảm tối đa nguy cơ thai nhi bị mắc các vấn đề về não bộ và thần kinh. Bổ sung đủ axit folic trong 3 tháng đầu sẽ giúp ngừa dị tật khuyết ống thần kinh ở thai nhi. Axit folic có trong các nguồn thực phẩm như thịt, đậu, súp lơ xanh, bơ, măng tây, cam, hạt hướng dương,…

– Thực phẩm giàu sắt:

Sắt có vai trò cấu tạo các tế bào máu đỏ hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến khắp các tế bào trong cơ thể để giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu ở bà bầu.

Đồng thời, sắt giúp vận chuyển các tế bào hồng cầu mang oxy từ cơ thể người mẹ cung cấp cho thai nhi thông qua nhau thai. Sắt có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại thảo mộc, gan động vật, lòng đỏ, rau xanh đậm và thịt.

Tuần 5 – 8

Trong thời gian này, chế độ ăn uống của mẹ bầu nên giàu đạm vì đạm có vai trò cấu tạo các cơ quan và thúc đẩy sự phát triển của em bé.

Nếu mẹ khó ăn, đừng ăn nhanh, mẹ có thể chọn chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Nếu trường hợp ốm nghén nặng, một tách nước trà gừng có thể giúp mẹ giảm triệu chứng. Ngoài ra, mẹ có thể chọn bổ sung thêm nước trái cây để bảo đảm thai nhi không bị thiếu chất.

Kể từ tuần 5 thai kỳ, mẹ nên chú ý bổ sung các thực phẩm có chứa Omega-3. Đây là thành phần cần thiết cho sự phát triển não bộ, giúp em bé thông minh hơn. Hơn nữa, Omega-3 còn tốt cho thị lực, ngăn ngừa các bệnh tim, hen suyễn, viêm khớp, ung thư vú.

Các thực phẩm dinh dưỡng giàu Omega-3 có thể kể đến: dầu cá, cá hồi, cá mòi, các loại hạt như đậu nành, hạt bí ngô.

Chế độ ăn uống bên cạnh bổ sung Omega-3 cần kết hợp với nhiều chất khác. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin vì chúng có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa và đốt cháy cacbohydrate và chất béo hiệu quả. Ngoài ra, axit folic rất cần thiết dù ở bất kỳ thời điểm nào trong 3 tháng đầu.

Tuần 9 – 12

Một số bà mẹ có thể bị ốm nghén nhiều trong khoảng thời gian này, nhất là vào buổi sáng. Trong chế độ dinh dưỡng tuần 9 – 12, mẹ nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu protein, axit folic, canxi, vitamin,… Mỗi ngày mẹ nên chia nhỏ bữa ăn khoảng 5 bữa trong ngày.

Thời gian này, sự chuyển hóa năng lượng của mẹ bầu sẽ nhanh hơn. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B3 như cá, thịt, gà, nấm, các loại hạt,… Vitamin B3 rất quan trọng cho sự trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời, nó có vai trò tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Trong thời gian mang thai, thai phụ cần nhiều nước hơn bình thường. Để tránh tình trạng mất nước, mẹ nên uống khoảng 6 – 8 ly mỗi ngày.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống của mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, mẹ nên ăn các thực phẩm có chứa vitamin B6 như như cam, trứng, rau lá xanh, khoai tây, để làm giảm cảm giác buồn nôn. Chế độ ăn uống giàu canxi. Mẹ nên chọn các thực phẩm cung cấp carbohydrate có trong ngũ cốc nguyên hạt.

Thực phẩm cung cấp i-ốt có trong các loại thực vật và động vật biển như cá biển, tôm, rong biển hoặc muối i-ốt từ muối i-ốt và các sản phẩm có bổ sung i-ốt. Các bà mẹ mang thai cần khoảng 250mcg/ngày để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, giảm nguy cơ sẩy thai.

Ngoài ra, mẹ cũng cần nhớ danh sách thực phẩm cần kiêng trong 3 tháng đầu bao gồm các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, đồ mặn, ngọt, cay, thực phẩm quá nhiều gia vị và chất tạo ngọt nhân tạo. Điều này rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cũng như sự an toàn cho thai nhi trong 3 tháng đầu.

Rate this post

Viết một bình luận