Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 0 đến 6 tháng tuổi

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/che-do-dinh-duong-cho-be-tu-0-den-6-thang-tuoi/

Dinh dưỡng cho bé từ 0 đến 6 tháng tuổi có là đảm bảo bé nhận đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu tiên quan trọng nhất của cuộc đời. Chất dinh dưỡng mà bé cần nhận đủ ở đây là calo, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đảm bảo dinh dưỡng tốt còn giúp bé chống lại bệnh tật, có một sức khỏe tốt trong suốt cuộc đời sau này, kể cả khi về già.

1. Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi

Nhu cầu của mỗi bé sơ sinh là khác nhau. Em bé của bạn có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn một nhóm thực phẩm nào đó và cũng có thể bé cần một chế độ ăn uống đặc biệt hơn. Bạn cần quan sát và ghi lại sự phát triển của bé thường xuyên để đảm bảo bé đang phát triển tốt.

Hãy tham khảo ý kiến ​​của nhân viên y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu con bạn không tăng cân. Họ có thể giúp bạn nếu bé đang gặp khó khăn hoặc không nhận đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày. Nói chuyện với nhân viên y tế nếu em bé của bạn bị tiêu chảy hoặc nôn, hoặc không thể/bỏ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức trong hơn 1 ngày. Điều này có thể là dấu hiệu bé không thể tiêu hóa thức ăn mà mẹ dành cho bé và đang cần sự giúp đỡ.

ăn dặm

Đối với bé dưới 6 tháng tuổi chế độ dinh dưỡng sữa mẹ hoàn toàn là chế độ dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất cho những năm tháng đầu đời của trẻ mà không cần bổ sung thêm một loại thực phẩm bổ sung nào khác. Sau 6 tháng tuổi mẹ mới cần cho bé ăn dặm. Tuy nhiên tùy trường hợp mà một số bé vẫn phải bổ sung thêm sữa công thức hoặc ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Trong trường hợp đó, mẹ có thể tham khảo bài viết sau đây để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ.

Trẻ dưới 1 tháng tuổi bé chỉ cần sữa mẹ là đủ. Chế độ dinh dưỡng cho bé thời điểm này quyết định rất nhiều bởi chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú. Vì vậy mẹ cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để sữa về nhiều, kết hợp với uống nhiều nước để tăng lượng sữa. Trong trường hợp nào đó mẹ không thể nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ thì có thể bổ sung thêm sữa công thức. Tuy nhiên cần chọn loại sữa đã được kiểm định an toàn thực phẩm và phù hợp với trẻ.

2. Cách tính lượng dinh dưỡng cho trẻ từ 0 tới 6 tháng tuổi

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi cần cung cấp 8 -15% protein, 35 – 55% chất béo và 30 – 50% carbohydrate. Khi bạn thử một thực phẩm mới cho bé, bạn hãy thử chúng mỗi ngày một lần trong vòng 2-3 ngày, để bé thích nghi dần với loại thực phẩm đó. Khi thử các loại thực phẩm mới như thực phẩm khô hoặc nhai, chẳng hạn như bơ đậu phộng, phô mai hoặc đậu khô, hãy theo dõi trẻ thật chặt chẽ để đảm bảo trẻ không bị sặc.

Tính toán lượng thức ăn: Sử dụng công thức hàm lượng quy đổi bên dưới để đo (gram) lượng thực phẩm và chất lỏng (ml).

  • 1-1 / 2 cốc (354 ml) chất lỏng có kích thước bằng một lon cocacola
  • 1 cốc (237ml) thực phẩm có kích thước bằng một nắm tay lớn
  • 1/2 chén (118ml) là khoảng một nửa nắm tay lớn
  • 2 muỗng canh có kích thước bằng quả óc chó lớn
  • 1 muỗng canh có kích thước bằng đầu ngón tay cái của bạn (từ nếp gấp cuối cùng)
  • 1 muỗng cà phê có kích thước bằng đầu ngón tay út của bạn (từ nếp gấp cuối cùng)
  • Lượng thức ăn hàng ngày dành cho trẻ

Sữa mẹ hoặc sữa bột cho trẻ sơ sinh: Sữa mẹ hoặc sữa bột là thức ăn duy nhất cần thiết cho hầu hết các bé khỏe mạnh cho đến khi chúng được 4 – 6 tháng tuổi. Không nên bổ sung sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác cho đến khi trẻ được một tuổi, bởi thận của bé không thể tiêu hoá được hàm lượng protein và khoáng chất quá cao cho đến tầm tuổi đó.

Dị ứng đạm sữa bò

  • 0-3 tháng: 532 ml – 946 ml
  • 4 – 6 tháng: 828 ml – 1182 ml
  • 7-9 tháng: 709 ml – 1064 ml
  • 10-12 tháng: 532 ml – 887 ml

Ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu tinh bột khác: Ngũ cốc cho trẻ sơ sinh là loại ngũ cốc duy nhất được chấp nhận đối với trẻ trước sáu tháng tuổi. Các loại ngũ cốc khác như lúa mì, lúa mạch và yến mạch có thể được bổ sung cho trẻ sau 6 tháng tuổi. Hàm lượng từng loại thực phẩm tính theo từng tháng tuổi được tính như sau:

Ngũ cốc

  • 0-3 tháng: không bổ sung
  • 4 – 6 tháng: 1/4 – 1/2 cốc ngũ cốc (hỗn hợp)
  • 7-9 tháng:1/2 – 1 chén, bao gồm khoai tây nghiền, mì ống, gạo, bánh mì, bánh quy giòn, bánh mì nướng, bánh cuộn, bánh nướng xốp mềm
  • 10-12 tháng: 3-4 1/2 chén

Trái cây

  • 0-3 tháng: không bổ sung
  • 4 – 6 tháng: 1/4 – 1/2 cốc, xay nhuyễn
  • 7-12 tháng: 1/2-1 cốc trái cây tươi xay nhuyễn, đóng hộp hoặc mềm, chẳng hạn như chuối

Nước ép bưởi

Nước ép

0-4 tháng: không bổ sung

5-8 tháng: 1/4 – 1/2 cốc

9-12 tháng: 1/2 cốc

Thịt, thịt gia cầm, trứng, cá, đậu khô nấu chín, bơ đậu phộng

  • 0-5 tháng: không có
  • 6-8 tháng: 1-2 muỗng canh xay nhuyễn
  • 9-12 tháng: 1/4 – 1/2 cốc (bao gồm phô mai và phô mai thông thường, cá, trứng, thịt băm nhỏ)

Sữa chua nguyên chất

  • 0-5 tháng: không có
  • 6-12 tháng: 1-2 muỗng canh /sau khi bé đạt 6 tháng tuổi

Nước

Hầu hết trẻ sơ sinh lấy nước cần thiết từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước trái cây. Ở những vùng khí hậu rất nóng, trẻ có thể cần 1/2 đến 1 cốc mỗi ngày để bù lại.

  • 0-5 tháng: không cần thiết ngoại trừ trong thời tiết rất nóng, hoặc nếu bé bị tiêu chảy
  • 6-12 tháng: bổ sung thường xuyên hàng ngày

3. Thực phẩm chức năng bổ sung cho trẻ

VitaminD

Hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng trước khi bổ sung các loại thực phẩm trong danh sách dưới đây cho em bé của bạn. Nhu cầu của trẻ sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn uống của trẻ.

Vitamin D

Có thể cần thiết phải bổ sung nếu em bé của bạn không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên.

  • 300 IU mỗi ngày trong 0-6 tháng
  • 600 IU mỗi ngày trong 6-12 tháng

Fluoride

Có thể cần thiết bổ sung cho bé nước có ít florua. Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về liều lượng florua và tên của sản phẩm sẽ mua.

Vitamin B12

Có thể cần thiết bổ sung cho em bé của các bà mẹ thuần chay (ăn chay nghiêm ngặt). Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về liều lượng và tên của sản phẩm sẽ mua

Bạn hãy lên thực đơn cho trẻ: Để có một chế độ phù hợp bạn phải cân nhắc cả về tình trạng sức khỏe và thói quen ăn uống của con bạn. Sau đó, bạn có thể thảo luận về các thực phẩm nên lựa chọn với chuyên gia dinh dưỡng của bạn. Hãy làm việc với họ để quyết định xem thực phẩm nào và những thực hành chăm sóc cần thiết nào sẽ được sử dụng để nuôi dưỡng, chăm sóc hoặc điều trị cho bé.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Rate this post

Viết một bình luận