Vùng kín luôn khỏe mạnh, thơm tho là mong muốn của tất cả chị em phụ nữ, dù ở lứa tuổi nào. Với nhiều năm công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bác sĩ Liu Fuxuan (Trung Quốc) cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vùng kín của chị em có mùi hôi là do vệ sinh kém, bệnh phụ khoa hoặc ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lý.
Là 1 chuyên gia dinh dưỡng, bà đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của thói quen ăn uống đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài vệ sinh đúng cách, khám và điều trị các bệnh phụ khoa kịp thời, bà khuyên các chị em nên thường xuyên ăn 4 loại thực phẩm sau để vùng kín luôn thơm tho, khỏe mạnh:
1. Quả dứa
Dứa được coi là “thần dược” trong các phương pháp tự nhiên để cải thiện mùi hôi vùng kín, giúp “cô bé” của bạn luôn thơm tho và khiến bạn tình hứng thú hơn khi quan hệ tình dục.
Bởi vì enzyme trong dứa có thể ức chế tình trạng viêm nhiễm, giảm mùi hôi do bệnh phụ khoa. Vitamin C trong dứa không chỉ khiến vùng kín được làm sạch mà còn có thể tăng khả năng chống oxy hóa và điều hòa khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, axit và các enzyme từ loại quả này còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ các protein trong thức ăn nạp vào cơ thể, tránh tính trạng đường tiêu hóa hoạt động kém gây viêm nhiễm hoặc cải thiện tình trạng nhiễm trùng.
Tuy nhiên, các chị em mắc bệnh dạ dày nên cân nhắc để không ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn dứa. Tốt nhất nên ăn ít, chỉ ăn các quả dứa chín kỹ, vị ngọt đậm và dùng nước ép thay vì ăn dứa tươi.
2. Sữa chua nguyên chất
Nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu ở vùng kín là do sự thay đổi bất thường của nồng độ pH trong âm đạo, tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, sữa chua là lựa chọn tuyệt vời giúp cân bằng độ pH, cải thiện tình trạng khí hư, có mùi và ngăn ngừa các bệnh phụ khoa do nấm, vi khuẩn.
Ngoài ra, sữa chua còn có nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch, phòng ngừa loãng xương và duy trì cân nặng hợp lý.
Bác sĩ Lưu khuyên bạn nên ăn sữa chua nguyên chất thay vì trộn chung với các thành phần hay hoa quả khác để đạt hiệu quả cao nhất. Nên ăn thường xuyên, thậm chí là hàng ngày với lượng khoảng 70 – 113g và thời gian tốt nhất để ăn nó là sau bữa trưa từ 1 – 2 tiếng đồng hồ.
3. Nam việt quất
Nam việt quất rất giàu anthocyanins loại A, có khả năng ức chế hiệu quả vi khuẩn bám vào niệu đạo và giảm khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm mùi hôi và làm hồng vùng kín về lâu dài.
Có 3 cách ăn nam việt quất tốt nhất cho sức khỏe là ăn trái tươi, ép nước hoặc trộn chung với sữa chua không đường. Trong đó, muốn vùng kín thơm tho, giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa thì nên uống nước ép nam việt quất đặc.
Bởi vì khi đó, cơ thể sẽ hấp thụ được tối đa chất proanthocyanidins hay còn gọi là PAC, là 1 dạng hợp chất có tác dụng chống viêm nhiễm. Ngoài ra chất này cũng giúp bàng quang trở nên trơn tru hơn, chống lại vi khuẩn có liên quan tới nhiễm trùng đường tiết niệu. Loại quả này còn chứa chất phytochemical, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, bảo vệ dạ dày và các bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, nam việt quất rất giàu axit oxalic, vì vậy bác sĩ Lưu nhắc nhở bệnh nhân bị bệnh thận và sỏi thận nên tránh ăn quá nhiều, còn những người đang dùng thuốc chống đông máu thì không nên ăn.
4. Cần tây
Rau cần tây chứa nhiều nước và vitamin C nên có thể làm giảm các mùi âm đạo. Nó cũng giúp bạn khôi phục hệ vi khuẩn trong âm đạo, cân bằng độ pH, giúp lợi khuẩn trong âm đạo phát triển tốt hơn, phòng ngừa các bệnh phụ khoa.
Cách tốt nhất để dùng cần tây như 1 phương pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản, giúp vùng kín thơm tho là uống nước ép. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến đa dạng như salad, xào nấu, ủ trà… để ngon miệng và có thể ăn chúng thường xuyên hơn.
Bác sĩ Lưu cũng khuyên bạn hạn chế các thực phẩm hay gia vị có mùi nồng như măng tây, hành tây, tỏi… các thực phẩm là đồ hộp, đồ uống có cồn, nước uống có ga nếu đang gặp vấn đề liên quan đến mùi hoặc dịch tiết bất thường ở vùng kín. Nên uống nhiều nước, vệ sinh đúng cách và xây dựng thói quen tình dục lành mạnh để vùng kín luôn thơm tho, khỏe mạnh.
Nguy hiểm khi vệ sinh “cô bé” sai cách
Xem thêm video đang được quan tâm
Tri ân tuyến đầu chống dịch.