I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ NHEO
1. Phân loại
Bộ cá da trơn hay Bộ Cá nheo (danh pháp khoa học: Siluriformes) là một bộ cá rất đa dạng trong nhóm cá xương. Các loài cá trong bộ này dao động khá mạnh về kích thước và các thức sinh sống, từ loài nặng nhất là cá tra dầu (Pangasius gigas) ở Đông Nam Á tới loài dài nhất là cá nheo châu Âu (Silurus glanis) của đại lục Á-Âu, hay những loài chỉ ăn xác các sinh vật chết ở lớp nước đáy, hay các loài cá ký sinh nhỏ bé như Vandellia cirrhosa.
Ở Việt Nam có nhiều loài thuộc bộ Cá da trơn như cá trê, cá nheo, cá bông lau, cá ba sa, cá tra v.v. Đại đa số chúng sinh sống tự nhiên trong các ao, đầm, sông, hồ. Chỉ đến gần đây, khi nhu cầu tiêu thụ loại cá này dưới dạng thực phẩm tăng lên một cách đột biến, một số loài cá thuộc bộ này bắt đầu được các chủ trại nuôi cá ở Việt Nam chăn nuôi.
Cá nheo Mỹ (danh pháp hai phần: Ictalurus punctatus) là một loài cá thuộc chi Ictalurus. Nó là cá chính thức của Missouri, Iowa, Nebraska, Kansas, và Tennessee, và tên trong tiếng Anh không chính thức là “channel cat”. Tại Hoa Kỳ chúng là đối tượng là đánh bắt loài cá da trơn với khoảng 8 triệu người đi câu nhắm vào nó mỗi năm.
2. Phân bố
Họ Cá nheo thực thụ này chứa 12 chi và khoảng 100 loài cá sinh sống trong môi trường nước ngọt ở khu vực miền đông châu Âu và gần như toàn bộ châu Á, ngoại trừ khu vực Siberi và bán đảo Ả Rập. Cá nheo có lớp da trơn, không có vảy. Đầu của chúng hơi bẹp, miệng rộng và có hai râu dài ở hàm trên, bốn râu ngắn ở hàm dưới. Vây lưng nhỏ còn vây hậu môn thì dài. Phụ thuộc vào từng chi, chúng có thể dài từ 8 cm đến 3 mét.
II. KỸ THUẬT NUÔI CÁ NHEO THƯƠNG PHẨM TRONG AO
1. Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi cá nheo có diện tích từ 500 m2 trở lên, có độ sâu nước 1,5-2m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất trong năm. Cần thiết kế cống để chủ động cấp thoát nước dễ dàng cho ao.Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bị sau:
Tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạhc rong, cỏ dưới đáy ao và bờ ao.
Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn đáy dày 0,2-0,3 m.
Lấp hết hang hốc, lỗ mọi và tu sửa lại bờ, mái bờ ao.
Dùng vôi bột rải khắp đáy ao và bờ ao, 7-10 kg/100mm2.
Phơi đáy ao 2-3 ngày.
Sau cùng cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và dịch hại lọt vào ao.
Với diện tích ao 500 m2 tổng số lượng cá giống thả là 1.500 con.
Theo đánh giá giống cá nheo Mỹ này cho năng suất cao sau 18 tháng có thể đạt 2,5 đến 3kg, tỷ lệ nuôi sống từ khi thả cá giống tới lúc suất bán là 90%, ít bệnh, chịu rét tốt.
3. Thức ăn của cá nheo
Cá nheo là loài cá nước ngọt, giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường, chúng ăn các loại thức ăn phụ phẩm từ các lò mổ gia súc, gia cầm, tôm, tép, cá tạp, ốc bươu vàng, , giun…, nếu dùng thức ăn công nghiệp thì lượng đạm trên 35% và canxi là 0.45 % mới đảm bảo cho cá phát triển bình thường.
Các loại cá tạp còn nhỏ thì thả thằng xuống ao cho cá nheo lớn ăn, còn những ao nuôi cá nheo nhỏ cần phải băm vụn cá tạp rồi vãi xuống.
Định kỳ mỗi tháng bổ sung Vitamin C khoảng 3 – 5 ngày liên tục. Khi thời tiết thay đổi hoặc cả khi xung quanh vùng nuôi có dịch bệnh thì cũng nên bổ sung Vitamin C vào thức ăn. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào loại Vitamin C, khoảng từ 500 – 1.000 mg/kg thức ăn.
Bạn có thể tham khảo và xem mô hình nuôi và mua cá giống tại:
- Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1: Địa chỉ: Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh Đt : 043 827 3069 hoặc anh Nguyễn Anh Hiếu (0914 778 623)
- Trang trại nuôi cá của gia đình anh Trần Đức Phương, thôn 6, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái .