Chia sẻ phương pháp & kỹ năng ghi nhớ khi đọc sách

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng trải qua cái cảm giác sau khi đọc xong một quyển sách và rồi chẳng nhớ gì, chỉ còn vài chi tiết mơ hồ còn đọng lại trong đầu, chúng ta lại phải mở ra lại từng trang sách để nhớ xem chúng ta đã đọc những gì.

Vậy đây sẽ là những gì bạn làm khi bạn quên đã đọc những gì trong một cuốn sách: thoạt đầu bạn sẽ quên bạn đã đọc những gì, rồi bạn phải mở sách ra để kiểm tra lại những gì bạn đã quên, rồi sau một hai ngày hoặc vài tháng bạn lại quên, lại mở sách ra để kiểm tra lại. Đó là một vòng lặp mất thời gian.

Xem ngay: Sách Bí Quyết Luyện Đọc : Phương Pháp Đọc Sách Hiệu Quả + Luyện Đọc Nhanh

Nếu bạn làm theo vòng lặp phía trên sẽ vừa mất thời gian lại thiếu hiệu quả. Vậy có cách nào hiệu quả để bạn không phải rơi vào vòng lặp đó. Chính là phương pháp ghi chép.

Bạn đừng hiểu lầm ý của từ ghi chép, ghi chép ở đây không phải chép lại toàn bộ quyển sách bạn đọc. Bạn chỉ cần ghi chép lại những ý chính, những câu nói, câu trích dẫn bạn thích hoặc viết một bài review nho nhỏ về quyển sách bạn đọc. Chỉ đơn giản thế thôi nhưng nó sẽ cải thiện việc đọc sách của bạn hơn rất nhiều.

Chia sẻ phương pháp và kỹ năng ghi nhớ khi đọc sách

Xem ngay: Bí Quyết Đọc Sách 2000 Từ/ Phút

1. Lợi ích của việc ghi chép

Ghi chép thật có nhiều lợi ích, bạn đừng nghỉ chỉ có nhà văn, nhà thơ hay người nghiên cứu mới cần ghi chép, mỗi người chúng ta, những người thích đọc sách đều nên ghi chép lại những gì chúng ta đọc được từ sách. Vậy hãy tìm hiểu xem thật sự ghi chép đem lại những lợi ích gì.

a. Dễ tìm kiếm lại thông tin

Bạn hãy thử tưởng tượng, khi bạn quên điều gìđó trong quyển sách bạn vừa đọc nhưng lại không nhớ nó nằm ở trang nào thì làm sao bạn có thể tìm lại được? Mở ra từng trang sách và dò từng dòng chữ để tìm? Cách tốt nhất là mở cuốn sổ ghi chép của bạn ra và tìm nó. Thời gian tìm kiếm sẽ được rút ngắn lại và bạn sẽ không chỉ đọc được những câu trích dẫn hay ý tưởng từ quyển sách đó mà còn có cả những ghi chép về suy nghĩ hay lời nhận xét của bạn.

Dễ dàng tìm kiếm lại thông tin của cuốn sách đã đọc

Khóa học online Đọc sách siêu tốc – Đoàn Bích Thạch

b. Ghi nhớ lâu hơn

Ngay từ cấp tiểu học chúng ta đã được học “Một lần ghi là một lần nhớ” nên việc ghi chép giúp chúng ta ghi nhớ được lâu hơn những gì chúng ta đọc được.

c. Hiểu hơn về sách

Đôi khi trong quá trình đọc bạn phải tập trung vào việc đọc quá nhiều nên bạn khó có thể hiểu hoặc lĩnh hội được những ý tưởng, hàm ý của tác giả truyền tải trong sách. Nhưng khi ghi chép lại những ý tưởng đó sẽ giúp bạn có thời gian để chiêm nghiệm và hiểu hơn về những gì tác giả muốn truyền tải. Hơn thế nữa, việc này còn giúp bạn nảy ra những ý tưởng mới, giúp bạn có thể giải quyết được những vấn đề bạn đang gặp phải.

Chia sẻ phương pháp và kỹ năng ghi nhớ khi đọc sách - Hiểu hơn về sách

Khóa học Cách Đọc Sách Nhanh 1000 từ/phút

Ngoài ra, điều này còn giúp bạn nảy sinh ra những câu hỏi, những quan điểm của bản thân về ý tưởng của tác giả trong sách là đúng hay sai? Có phù hợp với hiện tại hay trong quá khứ?

d. Kỹ năng tóm tắt, review

Như đã nói từ trước việc ghi chép trong quá trình đọc sách không phải việc ghi chép lại tất cả những gì mình đọc được, đôi khi chỉ là những ý tưởng, những câu trích dẫn hay tóm tắt lại ý của tác giả theo cảm nhận của bản thân. Nên,nếu bạn ghi chép đủ nhiều, dần dần bạn sẽ hình thành được khả năng tóm tắt cho bản thân, ban đầu chỉ là tóm tắt một câu, một đoạn, dần dần sẽ là cả một chương hoặc cả một quyển sách.

Chia sẻ phương pháp và kỹ năng ghi nhớ khi đọc sách

Khóa học online Đọc sách siêu tốc – Đoàn Bích Thạch

Kế đến là kỹ năng review, đây là kỹ năng cao cấp nhất mà một người đọc sách nên hướng đến. Nhờ vào khả năng tóm tắt tốt, cùng với những ý tưởng bạn đã ghi chép lại sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về cả quyển sách bạn đã đọc. Từ đó, giúp bạn có thể đánh giá được quyển sách mà bạn đã đọc. Thoạt đầu chỉ đơn giản là những đánh giá dựa trên cảm xúc của bản thân bạn: thích hoặc không thích. Tiến xa hơn nữa bạn còn có thể đúc kết được những bài học đáng giá trong quyển sách để truyền tải thông điệp đó đến mọi người. Nếu được mọi người đón nhận bạn cũng có thể trở thành một reviewer để phát triển sự nghiệp trong tương lai, còn nếu không thì đó cũng được xem là một kỹ năng đáng giá, giúp ích cho công việc của bạn sau này.

Vậy là bạn đã thấy được những lợi ích từ việc ghi chép. Quả thật, việc ghi chép đem lại nhiều lợi ích, không chỉ đối với những người đọc sách mà còn đối với tất cả chúng ta. Vậy ghi chép như thế nào là đúng cách để bạn không phải biến việc ghi chép trở thành một môn chép bài như ở trên lớp học.

Click ngay: Đọc Nhanh, Hiểu Sâu, Nhớ Lâu Trọn Đời​

2. Ghi chép sao cho đúng cách

Nhắc lại một lần nữa việc ghi chép trong khi đọc sách không phải việc bạn sẽ chép lại tất cả những gì bạn đọc. Hãy ghi chép những ý chính, những ý tưởng của tác giả, một câu trích dẫn hay hoặc một câu nói nào đó bạn cảm thấy hợp ý bạn là được.

Bạn có thể ghi chép bằng sổ tay, những tờ giấy ghi chú nhỏ hoặc có thể là ghi hoặc đánh dấu trực tiếp vào sách. Với bản thân mình, mình không ghi trực tiếp vào sách, còn nếu bạn thích hãy cứ ghi trực tiếp vào sách.

Khi ghi chép một ý nào đó, bạn nên diễn tả theo ý của bạn, điều này giúp bạn có thể hiểu và ghi nhớ được những ý đó. Đối với những câu trích dẫn bạn nên ghi cả câu trích dẫn đó ra, sau đó ghi thêm vào đó những nhận xét và suy nghĩ của bản thân. Hãy cứ thoải mái ghi ra những suy nghĩ của bản thân dù điều đó có đúng hay sai, có phù hợp với số đông hay không.

Ghi chép sao cho đúng cách

Khóa học Cách Đọc Sách Nhanh 1000 từ/phút

Bản thân mình cuối những ghi chép mình có ghi thêm một dòng gồm tên sách, số trang hoặc số chương để sau này khi bạn có điều gì cần xem lại có thể nhanh chóng tìm lại được vị trí của những trang sách đó.

Ở bước cuối cùng, sau khi đọc hết một quyển sách, mình sẽ xem lại một lần nữa những ghi chép của bản thân và bắt đầu viết review cho quyển sách đó. Bạn có thể thoải mái chia sẻ những suy nghĩ, đánh giá của bản thân, những điều thích và không thích ở quyển sách. Rồi bạn có thể chia sẻ bài review đó trên Facebook, chia sẻ với một người bạn thân hoặc đơn giản bạn lưu nó vào máy tình hoặc một cuốn sổ tay để sau này có thể xem lại những gì bạn đã viết.

Tất cả những điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng ghi nhớ được những gì bạn đã đọc, tập cho bạn thói quen chia sẻ ý kiến bản thân, thói quen ghi chép và biết đâu sẽ khai sáng cho bản thân bạn con đường để trở thành một tác giả.

Lời kết:

Hy vọng những chia sẻ của bản thân về việc ghi chép sẽ giúp ích cho các bạn. Việc ghi chép không khó nhưng để bắt đầu thì quả là khó khăn cho những bạn chưa bao giờ làm điều này. Mình cũng từng lười biếng khi bắt đầu, nhưng hãy tạo thói quen ghi chép và khi đã thành thói quen nó sẽ trở thành một kỹ năng có ích cho bạn.

Bỏ túi ngay:

Viết và chia sẻ bởi Vũ Đình Hiệp

Rate this post

Viết một bình luận