Quảng cáo
Chim Chèo bẻo là một loài chim không phải quá quen thuộc đối với nhiều người hiện nay. Tuy nhiên thì loài chim này lại được đánh giá cao về khả năng nhái giọng của mình. Và bài viết sau đây, Runghoangda.com sẽ chia sẻ đến các bạn toàn bộ những thông tin hữu ích về loài chim chim này. Mời các bạn cùng theo dõi!!!
1. Vài nét về chim Chèo bẻo
Chèo bẻo là một loài chim khá bí ẩn hiện nay, bởi không quá nhiều người biết về loài chim này. Bởi vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về loài chim này như Nguồn gốc, phân bố, tập tính sinh sản… Cụ thể:
1.1. Chim Chèo bẻo là chim gì?
Loài chim này còn được biết đến với cái tên khá quen thuộc đó là Chèo bẻo đen, một loài chim có tên khoa học là Dicrurus Macrocercus và thuộc họ Dicruridae. Loài chim này sở hữu một ngoại hình với một màu đen tuyền, giọng hót không quá bắt tai và nổi bật như các loài chim hót khác. Nhưng đổi lại thì chúng lại có khả năng nhái giọng nên được nhiều người nuôi cảnh trong nhà.
Hiện nay, ở nước ta thì loài chim được phân thành 2 loại khác nhau đó là: Chèo bẻo đuôi cờ và đuôi dài. Loài chim này thường đậu trên các cành cây khô, cao và chúng có khả năng bắt mồi trên không trung vô cùng điêu luyện.
>>> Xem thêm: chim Cà cưỡng ăn gì?
1.2. Nguồn gốc của chim Chèo bẻo
Là một loài chim được tìm thấy từ rất lâu trên trái đất. Và hiện nay thì chúng phân bố rộng rãi và số lượng lớn tại các khu vực như Ấn Độ, Sri Lanka, Iran hay khu vực Đông Nam Á. Riêng tại Việt Nam thì loài chim này phân bố hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Loài chim này có tập tính vừa sống cố định vừa di cư. Tuỳ thuộc vào môi trường sống sẽ quyết định tới tập tính di cư của loài chim này.
1.3. Ngoại hình của chim Chèo bẻo
Chúng là một loài chim có thân hình thon dài và được bao phủ bởi một lớp lông đen tuyền trên khắp cơ thể. Chim có cái mỏ dài, nhọn và chắc khỏe. Đặc biệt thì loài chim này có cái đuôi rất dài khi trưởng thành, có thể dài lên đến gần 30cm.
- Ở Chèo bẻo đuôi cờ: Thì lông đuôi rất dài và dài về hai bên và nhọn vào ở phần giữa, thế nên chúng mới có cái tên gọi như vậy.
- Còn Chèo bẻo đuôi dài: Thì lông đuôi của chúng thường dài hơn và sẽ có thêm hai lông đuôi hai bên dài ra rất nhiều thông rất nổi bật.
Ngoài ra, loài chim này thường sẽ xù phần lông ở trên đỉnh đầu lên thành mào khi gặp nguy hiểm hay tỏ ra hung dữ để đe dọa đối phương.
1.4. Tập tính của chim Chèo bẻo
Loài chim được đánh giá cao về độ chung thuỷ, chúng thường bắt cặp với nhau với một trống một mái đến cuối đời. Ngoài tập tính chung thuỷ, thì chúng là một loài chim rất hung dữ và hổ báo. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thấy hình ảnh của loài chim này đậu trên lưng của loài đại bàng để đi kiếm ăn đủ để thể hiện sự mạnh bạo của loài chim này như thế nào.
Loài chim này thường sống theo một nhóm nhỏ khoảng 4 – 6 con hay từ 2 – 3 cặp. Loài chim này thường đậu trên những cành cây khô và bay chao để bắt mồi vào buổi chiều. Chúng thường bay lượn và kêu vang một góc trời. Loài chim này có giọng hót không quá nổi bật, chúng thường chỉ kêu, tuy nhiên chúng lại được đánh giá cao là có khả năng nhái giọng vô rất tốt.
1.5. Tập tính sinh sản của loài Chèo bẻo
Mùa sinh sản của Chèo bẻo bắt đầu từ cuối mùa Xuân đến hết mùa Thu trong năm. Thông thường thì loài chim này sẽ sống theo từng cặp nên việc tìm bạn đời của chúng chỉ diễn ra một lần trong đời và chúng sẽ sống với nhau đến cuối đời.
Khi đến mùa sinh sản, con trống và con mái sẽ giao phối và cùng nhau làm tổ. Tổ của chúng thường ở trên các cành cây cao hay các ngọn cây tránh xa sự xâm phạm của loài săn mồi khác. Mỗi mùa sinh sản, con mái sẽ đẻ từ 3 – 5 trứng, tuỳ thuộc vào sức khoẻ của từng con. Trứng khá nhỏ, có màu xanh nhạt.
Trứng sẽ được cả chim bố mẹ ấp liên tục trong khoảng 15 – 20 ngày thì trứng sẽ nở. Chim non sẽ được chim bố mẹ chăm sóc trong khoảng 25 – 30 ngày thì mọc đủ lông cánh và có thể sống độc lập.
2. Kinh nghiệm nuôi Chèo bẻo
Dù là một loài chim không quá nổi bật, không có giọng hót hay nhưng hiện nay loài Chèo bẻo lại đang được nhiều người lựa chọn để nuôi cảnh bởi sự đặc biệt của loài chim này. Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi loài chim này mà bạn có thể tham khảo qua:
2.1. Chọn chim
Hiện nay việc chọn một chú chim để nuôi chủ yếu là chim bổi, chim được bẫy từ ngoài tự nhiên. Bởi việc bắt được chim non để nuôi là điều vô cùng khó khăn và rất rất hiếm.
Vì vậy, khi chọn chim thì bạn nên chọn những chú chim khỏe mạnh, lanh lợi, mắt sáng… để nuôi. Còn về trống mái thì loài chim này thường rất giống nhau, không có sự phân biệt đáng kể nào giữa giới tính của loài chúng.
2.2. Lồng nuôi
Chèo bẻo là một loài thích nhảy nhót và có lông đuôi rất dài nên bạn cần lựa chọn một chiếc lồng rộng rãi. Để chim có không gian hoạt động cũng như không gây ảnh hưởng xấu tới bộ lông của chim. Bạn có thể lựa chọn lồng chim có kích thước đường kính từ 50 – 55cm và cao từ 70 – 80cm là được. Bởi lồng chim quá chật sẽ làm hỏng lông đuôi của chim, từ đó làm mất thẩm mỹ của chú chim.
Lồng chim cần trang bị đầy đủ cóng nước, cóng thức ăn, que đậu, máng chắn phân cho lồng. Ngoài ra, bạn nên trang bị áo trùm lồng để giúp chim không bị hoảng loạn trong giai đoạn đầu cũng giúp cho chim dần quen với môi trường mới. Bạn nên treo lồng chim ở nơi thông thoáng, ít người qua lại để giúp chim không bị hoảng loạn và thuần người hơn.
2.3. Chim Chèo bẻo ăn gì?
Ngoài tự nhiên thì loài chim này thường ăn các loại thức ăn như côn trùng, sâu, bướm, chuồn chuồn, sâu gạo, cào cào, bọ xít, dế,… Loài chim này giúp tiêu diệt phần lớn các loại côn trùng có hại.
Trong môi trường nuôi nhốt, thì ngoài loại thức ăn trên thì bạn có thể bổ sung thêm các loại thức ăn sẵn cho chim, bởi đây sẽ là loại thức ăn chính của chim trong môi trường nuôi nhốt. Bạn có thể sử dụng bột cám chim để cho chúng ăn hoặc là tự làm bột cho chim theo công thức sau:
- Trộn bột ngô, thịt băm với trứng gà theo tỷ lệ 2 : 6 : 2 sau đó rang chín để cho chim ăn, giúp bổ sung thêm vitamin, và nguyên tố vi lượng cho chim.
- Ngoài ra bạn có thể nuôi Chèo bẻo bằng cháo kê trứng hoàn toàn. Mỗi ngày cho ăn 2 bữa sáng và chiều. Tuy nhiên thức ăn phải đảm bảo tươi, cho ăn đúng giờ để tạo thói quen tốt cho chim.
- Cùng với các loại thức ăn trên thì bạn nên bổ sung thêm các loại hoa quả chín, rau củ thêm cho chim. Như vậy sẽ giúp chim phát triển ổn định, khỏe mạnh và lông mượt mà hơn.
Thêm nữa, ngoài việc cung cấp đầy đủ thức ăn cho chim, thì bạn cần chăm sóc chim một cách kỹ càng. Bạn cần tiến hành vệ sinh lồng cách định kỳ, thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại cho chim. Ngoài ra cần cho chim tắm mát và tắm nắng thường xuyên. Đặc biệt đến mùa đông cần có phương pháp giữ ấm cho chim, để tránh chim bị cảm lạnh.
3. Cách bẫy chim Chèo bẻo ngoài tự nhiên
Hiện nay, ở vùng nông thôn thường hay sử dụng các phương pháp để bẫy loài chim này về làm thịt. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những cách bẫy loài chim này ngoài tự nhiên hiệu quả nhất.
3.1. Bẫy Chèo bẻo bằng thòng lọng
Cách bẫy bằng thòng lọng khá đơn giản, bạn chỉ cần gắn con mồi như chấu chấu, bọ ngựa, cào cào vào bên trong thòng lọng. Sau đó trên lên chỗ trống trãi mà loài này hay săn mồi. Khi thấy con mồi chim sẽ bay tới đớp và dính vào thòng lọng. Phương pháp này dễ khiến chim bị chết.
3.2. Bẫy Chèo bẻo bằng keo
Hiện nay có một số loại keo có thể kết vào cây que nhỏ. Bạn chỉ cần làm sạch một vùng đất nhỏ, sau đó cắm que dính kéo xung quanh và để một con dế hoặc bọ ngựa nhảy ở giữa. Khi chúng thấy sẽ bay xuống đớp và lông của chúng sẽ bị que dính keo bám vào và không thể bay được nữa.
3.3. Bẫy Chèo bẻo bằng mồi hoặc tiếng kêu
Bạn vẫn sử dụng que dính keo hoặc thòng lọng. Vẫn bố trí như 2 cách trên tuy nhiên thay bằng mồi thức ăn thì bạn dùng tiếng Chèo bẻo chuẩn được ghi âm vào đài hoặc loa để dụ chúng bay tới.
Phương pháp 2 hiện nay đang được rất nhiều người ở vùng miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An thực hiện và cho hiệu quả rất cao.
>>> Xem thêm: chim Sẻ ăn gì?
4. Chim Chèo bẻo giá bao nhiêu tiền 1 con? Mua ở đâu?
Theo chúng tôi tìm hiểu thì loài Chèo bẻo có tuổi thọ không quá cao. Trong môi trường nuôi nhốt thì loài này thường xuyên lăn ra chết không rõ nguyên nhân khi mới nuôi được một thời gian ngắn. Bởi vì lý do này mà giá loài chim này để nuôi cảnh thường khá rẻ, dao động từ khoảng 300.000 – 400.000 vnđ/con. Còn đối với những con được bán để về làm thịt sẽ có mức giá từ 10.000 – 15.000 vnđ/con. Đây là loại được mua nhiều nhất hiện nay, bởi thịt của loài chim này khá thơm ngon thế nên được nhiều người yêu thích.
Nếu muốn mua những chú chim đẹp, lông mượt và nhanh nhẹn để làm cảnh thì bạn nên đến các cửa hàng chim cảnh hay trại chim. Tại đây bạn có thể tìm thấy và lựa chọn cho mình một chú chim ưng ý. Còn nếu muốn mua để làm thịt thì nên ra chợ chim hoặc các xe bán chim ngoài lề đường.
5. Lời kết
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về loài Chèo bẻo mà Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về loài chim này, cũng như giải đáp được thắc mắc Chim Chèo bẻo là chim gì? Ăn gì? Giá bao nhiêu? Bẫy thế nào? một cách chi tiết và chính xác nhất. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua fb.com/runghoangda.web để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!