Chó đẻ và chăm sóc chó sau sinh cần lưu ý rất nhiều điều. Nhà bạn đang có chó mang thai. Hẳn bạn rất thắc mắc biểu hiện chó sắp đẻ hay thời gian mang thai của chó là bao lâu? Chó chửa bao nhiêu ngày? Chó mang thai mấy tháng? Ngoài ra, cách đỡ đẻ cho chó như thế nào?Sieupet.com sẽ giải đáp một số thắc mắc nhé.
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI CHÓ ĐẺ
Trước khi quyết định để chó có thai, cần chú ý đến nhiều vấn đề liên quan. Nhất là những yếu tố về giống, đây là các vấn đề rất quan trọng. Ngoài ra, đối với những phép lai mang tính kinh tế còn quan trọng hơn. Nhưng có một số lưu ý đặc biệt mà chúng tôi sẽ liệt kê. Không nhất thiết cần tuân thủ những lưu ý này. Tuy nhiên, lưu ý mang tính chất tham khảo để giữ an toàn cho chó trước khi sinh đẻ.
Các lưu ý dưới đây bao gồm những lưu ý trong quá trình phối giống, cách nhận biết chó mang thai và hướng dẫn chăm sóc. Nhằm hướng đến việc bảo vệ an toàn cho chó mẹ trong thời gian mang thai và sinh nở. Chủ nuôi nên có kiến thức vững để giải quyết trong trường hợp có tai nạn xảy ra.
Lưu ý trong quá trình phối giống
Làm sao để chó cái chịu đực khi phối giống? Cách tốt nhất là phối giống cho chúng đúng thời kỳ động dục. Dấu hiệu của chó động dục là vui vẻ, hoạt bát, thích gần gũi với đồng loại và con người. Khi phối giống cần chú ý đến thời gian động dục của chó.
Nếu như chúng trải qua một thời gian dài không phát dục, có thể chúng đã bị bệnh. Cần chú ý về mặt dinh dưỡng và thể chất của chó trong thời gian phối giống. Thông thường, việc phối giống thuần chủng sẽ được thực hiện ở các trại nuôi chó. Nếu không, chúng sẽ tạo ra những chú cún lai.
Ngoài ra, cần chú ý tới các biểu hiện khi động dục. Một số chú chó có những giai đoạn động dục rất lạ. Có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu chủ nhân không chú ý. Một số ví dụ như là động dục trong im lặng hay động dục giả. Cần phân biệt và hiểu rõ những đặc tính của chó để tiến hành chăm sóc hợp lý. Những chú chó mắc bệnh béo phì thường hay động dục liên tục và kéo dài. Hoặc một số chú chó có chu kỳ động dục rất ngắn. Nếu giao phối không đúng thời gian động dục chó sẽ không mang thai.
Việc chăm sóc dinh dưỡng sẽ góp phần làm ổn định chu kỳ. Thiếu hụt hay thừa một chất nào đó trong thức ăn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy, việc chăm sóc về dinh dưỡng là rất quan trọng. Chủ nhân cần chú ý theo dõi nếu muốn phối giống cho chó.
Cách nhận biết chó có thai
Có một số điểm thay đổi đặc biệt là dấu hiệu chó mang thai. Việc quan sát những dấu hiệu này làm chúng ta xác định được dấu hiệu chó sắp đẻ. Màu của núm vú thay đổi. Màu hồng hào và căng phồng sau khoảng 2 đến 3 tuần sau khi có thai. Từ 4 đến 5 tuần sau khi thụ thai bụng sẽ phình ra rõ rệt.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp những triệu chứng này là dấu hiệu chó mang thai giả. Chó mang thai giả khi động dục mà không được thụ tinh. Hoặc có giao phối nhưng lại không hề có thụ thai. Việc này cũng làm cho chó có dấu hiệu giống như mang thai. Tuy nhiên mang thai giả thì chó sẽ không có bào thai. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra chuyển động của cún con. Việc kiểm tra này có thể làm bằng tay, ở tại nhà.
Để chắc chắn rằng chó mang thai, hãy mang chúng đi kiểm tra ở các bệnh viện thú y. Điều này sẽ làm giảm rủi ro khi mang thai cũng như khi chó đẻ. Thông thường, những thay đổi ở thời điểm mới mang thai xảy ra không rõ rệt. Chúng ta cần chú ý chăm sóc và cho ăn theo liều lượng riêng. Ngoài ra, chó mang thai biếng ăn là triệu chứng phổ biến. Chúng thích ăn từng chút một hơn là nạp quá nhiều cùng một lúc. Nhưng nếu chó mang thai bỏ ăn thì cần đưa chúng đi khám. Bỏ ăn sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho chó mẹ và chó con.
Một số mốc thời gian khi chó mang thai
Chó thường đẻ mỗi năm một lứa. Với một số loại chó nghỉ ngơi ngắn hơn thì có thể là mỗi năm hai lứa nếu được chăm sóc tốt. Các lứa chó đẻ thường là cách nhau từ 6 đến 7 tháng trở lên. Chó thường mang thai trong khoảng xấp xỉ 68 ngày. Tuy nhiên, với những chú chó có ít con thì khác.
Chó mang thai có nên tắm không? Việc này phụ thuộc hoàn toàn vào chú chó. Nếu chó phản ứng một cách tiêu cực khi đưa đi tắm, cần dừng lại ngay. Tuy nhiên, tắm cho chó đang mang thai cần thật sự cẩn thận. Việc khích lệ tinh thần chúng khi tắm là rất quan trọng. Và bạn cũng cần giữ tinh thần của mình thật bình tĩnh. Không được dùng những loại sữa tắm kích thích da của chó. Quy trình tắm cho chó khi mang thai cần được tuân theo nghiêm ngặt. Một số trung tâm thú y có thể nhận tắm cho chó của bạn khi mang thai.
Câu hỏi như chó chửa mấy tháng thì đẻ có thể suy ra từ số ngày. Tuy nhiên, việc tính theo tháng thường không đúng bằng tính theo tuần. Một chú chó có thể mang thai trong khoảng hai tháng và một vài tuần của tháng thứ ba. Những tuần mang thai này phụ thuộc vào thể trạng của chó và số con trong bụng.
CÁCH CHĂM SÓC CHÓ ĐẺ
Khi chó đã mang thai, giai đoạn tiếp theo là chăm sóc chúng. Hẳn chúng ta sẽ không nỡ thấy chúng đau khổ khi sinh đẻ. Vậy nên, giai đoạn chăm sóc trước khi sinh là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, những phương pháp dân gian được truyền miệng cũng rất có ích. Tuy nhiên, vì không có điều kiện chứng thực nên chúng tôi sẽ không nhắc tới.
Quá trình mang thai ở động vật cũng có những nguy cơ nguy hiểm giống như quá trình thai sản của con người. Chúng cũng có thể bị xảy thai, lưu thai hoặc gặp những nguy cơ khác gây ảnh hưởng tới tính mạng. Vì thế, chủ nuôi cần xem xét và dự đoán mọi trường hợp có thể xảy ra. Nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho đàn chó con sắp sinh, chủ nuôi nên lưu ý một số vấn đề dưới đây.
Cách chăm sóc chó đẻ ngay trước khi sinh
Khi chó mang thai, chúng ta sẽ làm một tổ bằng giấy cạc tông hoặc chăn và nệm cho chó. Tổ cần được làm thật ấm áp và mang lại cảm giác an toàn. Thường xuyên kiểm tra chúng là điều rất quan trọng. Việc sử dụng tổ làm từ chăn và giấy sẽ làm giảm vết bẩn cần dọn. Khi thấy chó vỡ ối, lập tức đưa chó vào ổ.
Việc ổn định tinh thần trước khi sinh cho chó là rất quan trọng. Những lời động viên của chủ nhân sẽ làm chúng cảm thấy mạnh mẽ hơn. Đây là những việc cần sự quan tâm mạnh mẽ và sâu sắc. Nếu cảm thấy không thể đỡ đẻ cho chúng tại nhà, hãy đưa chúng tới các bác sĩ thú y.
Việc thiếu kiến thức khi đỡ đẻ cho chó sẽ gây ra những hậu quả xấu cho cún con. Ngoài ra, di chứng cũng sẽ để lại trên sức khỏe của chó mẹ. Giai đoạn này là giai đoạn rất quan trọng. Việc thực hiện tốt ở giai đoạn này sẽ giúp chó con có sức sống tốt hơn.
Vào giai đoạn trước khi đẻ khoảng một ngày, chó có thể sẽ bỏ ăn. Nếu như chó vẫn đang ăn bình thường nhưng lại bất ngờ bỏ. Đây sẽ là một dấu hiệu của chú chó sắp đẻ.
Câu hỏi chó vỡ ối bao lâu thì đẻ là một câu hỏi khó trả lời. Việc vỡ ối chưa chắc đã là dấu hiệu chó đẻ. Một số trường hợp vỡ ối mà không đẻ sẽ làm chó cần được cấp cứu. Nhưng cũng có thể là trường hợp mang thai giả ở chó.
Chó đẻ, làm sao đỡ?
Chúng ta có 3 giai đoạn chính như sau.
Giai đoạn dạo ổ. Giai đoạn này thường diễn ra một ngày trước khi đẻ. Chúng sẽ đi tham quan ổ bằng cạc tông. Có thể chó sẽ nằm đó hoặc đi dạo để chắc chắn an toàn. Đây là một trong những tập quán của loài chó. Sau khoảng nửa ngày, chó sẽ bắt đầu cào ổ tìm chỗ đẻ. Chúng cũng có thể mở to mắt nhìn và quấn quýt chủ. Cần đo thân nhiệt chúng vào lúc này. Việc mời bác sĩ thú y đến khám trước khi đỡ đẻ là rất quan trọng. Điều này làm chúng ta phát hiện dấu hiệu chó sảy thai.
Giai đoạn đau đẻ. Đây là giai đoạn khó khăn của chó. Chúng sẽ cuống quýt và khá hoảng loạn. Thông thường chúng sẽ bắt đầu rặn đẻ vào lúc này. Hô hấp và nhịp tim cũng gấp gáp hơn bình thường. Chúng có thể sẽ chạy đuổi theo đuôi để liếm. Lưu ý rằng nếu có nước ối màu xanh chảy ra mà không có con rất nguy hiểm. Cần đưa chúng đến bác sĩ thú y để cấp cứu ngay lập tức.
Giai đoạn cuối cùng, giai đoạn đẻ. Màng bọc sẽ lồi ra, chó sẽ liên tục rặn đẻ. Có thể thấy chó con qua lớp bọc. Nếu như chú chó con ra được một nửa mà không thể ra tiếp thì cần can thiệp. Phải kéo thật nhẹ nhàng với phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và từ trước ra sau. Cố gắng làm thật nhanh. Xé lớp màng bọc ngay lập tức. Lau miệng cho cún con đến khi chúng kêu thành tiếng.
Lưu ý trong quá trình chó đẻ và sau khi chó đẻ
Những tai nạn xảy ra trong quá trình chó đẻ là khá thường xuyên. Chó có thể bị vỡ ối mà không đẻ. Chó con bị chết ngạt trước khi ra được bên ngoài. Tử cung quá nhỏ ép quá chặt gây khó đẻ. Ngoài ra những loại chó khó đẻ như Chihuahua cần sự giúp đỡ rất nhiều.
Việc cung cấp chỗ dựa tinh thần cho chó đẻ là rất quan trọng. Tinh thần của chủ nhân sẽ tác động trực tiếp đến chó. Đỡ đẻ cho chó không cần tay nghề quá cao. Tuy nhiên vẫn cần biết một số kiến thức cơ bản. Ngoài ra, chúng ta cần chuẩn bị kĩ càng những dụng cụ sẽ sử dụng.
Đa phần chó cái có thể tự đỡ đẻ. Tuy nhiên một số trường hợp cần sự giúp đỡ. Ví dụ như các chi không ra đúng vị trí. Lúc này cần tác động để chúng đi theo chiều thuận. Sau đó phải kéo thật nhanh ra để tránh chó con bị chết ngạt. Đối với những chú chó tự đỡ đẻ đa phần sẽ ăn nhau thai của chó con. Nếu cần sự can thiệp cũng nên cho chúng ăn 1 hay 2 cái. Không nên cho ăn quá nhiều, gây khó tiêu.
Cắt rốn cho cún con bằng cách thắt chỉ. Thắt ở sau da bụng khoảng 1cm. Cần vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm uốn ván. Sát trùng cho chó con bằng cồn 70 độ hoặc cồn i-ốt 5%.
Chó con nên được bú đầu ngay sau khi sinh. Đa phần chó con chết yểu vì không được bú mẹ. Vậy nên sau khi vệ sinh và cắt rốn cần đưa chúng tới chỗ mẹ ngay.
CHĂM SÓC SAU KHI CHÓ ĐẺ
Sau khi sinh đẻ, con người thường rất yếu. Chó cũng giống như vậy. Chính vì thế nên sau khi sinh chúng cần sự quan tâm nhiều hơn. Quan tâm và chăm sóc thật kĩ càng sẽ giúp chó dễ dàng lấy lại sức khỏe. Ngoài ra cũng sẽ làm chúng không cảm thấy sợ hãi khi sinh đẻ.
Việc chăm sóc chó mẹ và chó con sau khi sinh đẻ rất quan trọng. Quá trình đẻ và sau sinh là một trong những giai đoạn khó khăn của loài chó. Để giúp đàn con khỏe mạnh và cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của chó mẹ. Chủ nuôi cần có kiến thức chăm sóc vững cho chó mẹ sau sinh và chó con sơ sinh. Tùy theo tháng tuổi mà chó con cần có nhu cầu dinh dưỡng, chăm sóc và hoạt động khác nhau. Vì thế chủ nuôi cần nắm rõ những thông tin căn bản bên dưới để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Đối với chó mẹ sau khi chó đẻ
Cho chúng ăn uống những thứ đồ nhẹ, uống nước muối pha loãng. Dạ dày chó mẹ sau khi sinh xong thường rất yếu. Sử dụng nước muối sẽ sát trùng cho chó mẹ.
Chó mẹ và chó con sẽ sử dụng thời gian này để ngủ. Chó mẹ ngủ để lấy sức sau khi đẻ. Giữ cho chúng một không gian yên tĩnh. Tránh để chúng bị quấy rầy. Không nên để gió hay nắng chiếu quá mạnh vào chỗ nằm. Những điều này sẽ làm chó mẹ có cơ hội nghỉ ngơi thoải mái.
Chúng sẽ dưỡng sức để tiết sữa nuôi đàn chó con. Vậy cho chó mẹ ăn gì để có nhiều sữa? Những thực phẩm giàu đạm là rất quan trọng. Ngay sau khi sinh thì chúng không thể ăn thịt. Tuy nhiên có thể nấu nước xương loãng cho chúng húp. Khi được khoảng vài ngày thì mới cho chúng ăn thịt băm nhỏ. Việc cung cấp đủ đạm sẽ làm chó tiết sữa đủ để nuôi con.
Dọn dẹp lại ổ của chúng sau khi sinh xong. Thay vải cũ bằng vải mềm và sạch. Tuy nhiên tránh để quá nhiều vải. Điều này có thể sẽ làm chó con bị mắc kẹt. Hoặc chó mẹ không nhìn thấy con có thể vô tình đè lên con mình. Vệ sinh thật kĩ càng cho chúng.
Chó đẻ mấy con thì tốt? Đa phần mọi người tin rằng chó đẻ từ 2 – 4 con thường rất tốt. Tuy nhiên, ở các nước ngoài, chó đẻ càng nhiều càng được xem là may mắn. Vậy nên, việc chó đẻ nhiều hơn số con một lứa không có gì đáng ngạc nhiên cả.
Đối với chó con sau khi chó đẻ
Sau khi sinh xong, lập tức cho chó con bú sữa đầu. Việc bú sữa đầu sẽ làm tăng sức đề kháng của chó con. Những dưỡng chất có trong sữa đầu là rất quý. Được bú sữa đầu sẽ làm giảm nguy cơ chết yểu của chó con.
Bú sữa mẹ là một niềm hạnh phúc của chó con. Sữa chó mẹ mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào và đầy đủ cho chó con. Tuy nhiên, một số trường hợp chó mẹ chết yểu ngay sau khi sinh. Ngoài ra còn có trường hợp chó mẹ quá yếu, không thể ăn hay uống để tiết ra sữa. Vậy cần phải làm gì với những chú chó con?
Nếu chó mẹ quá yếu, chủ nhân cần cho đàn con ăn thay chó mẹ. Dạ dày chó con rất yếu nên không thể ăn gì khác ngoài sữa. Trên thị trường đang có rất nhiều loại sữa cho chó. Một số loại sữa được gợi ý nhiều nhất là sữa bột Bio Milk, sữa PetLac hay sữa EsbiLac. Những loại sữa này có giá giao động từ vài chục ngàn đến vài triệu. Sử dụng loại sữa phù hợp với chó và phù hợp với túi tiền là một vấn đề quan trọng. Ngoài ra, cần mua cả bình sữa để cho chúng uống.
Khi cho chó con uống, đặt chúng ở vị trí như em bé hay nằm. Bốn chi ngửa lên trên. Ôm chúng vào chăn hay khăn để chúng cảm thấy ấm áp. Ngoài ra nếu như sữa có trào cũng sẽ không dây bẩn xung quanh. Đưa núm vú giả vào mõm chó, nghiêng bình. Khi cảm thấy chó no rồi thì ngừng lại.
Những lưu ý chung về chăm sóc khi chó đẻ
Việc giữ vệ sinh cho chó mẹ và chó con trong giai đoạn này rất quan trọng. Khi mới sinh xong, sức đề kháng của chó mẹ rất yếu. Chó con mới sinh chưa được tiêm vacxin dễ nhiễm bệnh. Cần lưu ý đưa chó mẹ đi kiểm tra trước khi phối giống. Nếu chúng mắc bệnh Care, Lepto hay Parvo thì không được cho chúng phối giống. Những chú chó con sẽ mắc bệnh y hệt của mẹ.
Kiểm tra sức khỏe chó mẹ trước, trong và sau khi sinh rất quan trọng. Thời gian này nên sát trùng và khử khuẩn khu vực chó nằm. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn và virus cho cả chó mẹ và con. Sử dụng chăn sạch và thay lót ổ thường xuyên nếu có thể.
Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới giai đoạn bình phục của chó mẹ. Ngoài ra cũng ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của chó con. Nếu như chó con còi cọc, yếu ớt vì không đủ chất dinh dưỡng thì chúng dễ chết yểu. Hoặc có thể mắc các bệnh nguy hiểm vì không đủ sức đề kháng. Chó mẹ nếu không bình phục sớm sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ động dục tiếp theo. Ngoài ra nếu như đỡ đẻ không thành công nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng tâm lý. Ảnh hưởng tới lần đẻ tiếp theo.
Cuối cùng là chú ý về mặt tình cảm của chó mẹ và chó con. Chó con rất thích được gần gũi mẹ. Chúng cảm thấy an toàn trong nhịp đập trái tim của chó mẹ. Chó mẹ lại rất cần sự động viên của chủ nhân.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CHÓ CÓ THAI VÀ CHO CHÓ ĐẺ
Sau đây là một vài lưu ý được tổng hợp lại. Mặc dù không có đủ lưu ý để chăm sóc về mọi mặt, chúng tôi cũng đã dẫn ra những thông tin cần thiết nhất và quan trọng nhất. Những thông tin này rất gần gũi với người bình dân. Những thông tin này rất có ích khi bạn có chó mang thai trong nhà.
Để vật nuôi có thể mang thai và sinh con an toàn, bạn có thể tham khảo các vấn đề dưới đây. Làm theo đúng hướng dẫn có thể tránh được một số tai nạn đáng tiếc thường xảy ra trong quá trình sinh nở ở chó. Bên cạnh đó, các lưu ý cũng giúp bạn tiết kiệm một khoản lớn trong việc chữa trị và chăm sóc chó mẹ, chó con về sau.
Những lưu ý này được tổng hợp thành ba loại chính. Lưu ý về chỗ ở, dinh dưỡng và về đàn chó con. Hai lưu ý đầu tiên có giá trị từ khi chó bắt đầu mang thai. Lưu ý thứ ba góp phần giúp đàn chó của bạn sống thật khỏe mạnh. Hãy cùng xem qua những lưu ý này nhé!
Lưu ý về chỗ ở cho chó đẻ
Khi có chó mang thai, đa phần mọi người đều để chúng đi lại trong nhà. Tuy nhiên, điều này thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Việc di chuyển quá nhiều gây động thai. Động thai nhẹ thì cún con chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Nhưng nếu động thai mạnh có thể dẫn đến sảy thai. Có khá nhiều trường hợp khi chó mẹ sảy thai và vô tình bị mất đi. Chính vì thế, việc giữ chúng ở một khu vực an toàn là rất quan trọng.
Khi tạo một tổ để cho chó nghỉ ngơi, hãy chú ý đến thời tiết. Hạn chế quá nhiều khăn nếu đang là trời hè. Nếu trời đông lại cần nhiều chăn hơn bình thường. Việc giữ nhiệt độ trung bình cho chúng là rất quan trọng. Quá nóng hoặc quá lạnh có thể dẫn đến sốc nhiệt.
Như đã nói ở trên, có thể dùng áo chưa giặt để làm tổ cho chó. Mùi hương quen thuộc của bạn sẽ khiến chó an tâm và thoải mái. Đừng lo lắng nếu thấy chó đi lại quanh ổ quá nhiều. Đó chỉ là một tập tính quen thuộc chúng vẫn giữ khi còn là chó sói.
Giữ vệ sinh sạch sẽ tổ ấm này là rất quan trọng. Khử trùng để tránh các vi khuẩn bị thu hút bởi máu. Việc giữ tổ sạch sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe đàn chó của bạn. Điều này góp phần rất lớn trong phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Và đặc biệt là phòng tránh bệnh Care – một căn bệnh nguy hiểm. Hãy bảo vệ chú chó của bạn bằng cách vệ sinh tổ của chúng.
Lưu ý về dinh dưỡng cho chó đẻ
Chó mẹ trước và sau khi sinh đều rất cần dinh dưỡng. Trước khi sinh là để nuôi thai. Sau khi sinh là để hồi phục và tạo sữa. Đa phần các chú chó đều đủ khỏe để cho con bú. Tuy nhiên ở vài trường hợp hi hữu thì không. Những trường hợp này tuy hiếm xảy ra nhưng không phải không có.
Điểm đặc biệt là chăm sóc dinh dưỡng cho những chú chó này khá khó. Sau khi sinh, dạ dày của chúng thường rất yếu. Vậy nên không được cố gắng ép chúng ăn quá nhiều. Nếu thấy có dấu hiệu ói mửa cần đưa đi khám bác sĩ. Tuy có thể chỉ là đau bụng bình thường. Nhưng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.
Dưỡng chất cần nhất để tạo sữa là chất đạm. Mặc dù chúng không thể ăn thịt ngay sau khi sinh. Chúng ta có thể cho chúng uống nước hầm loãng. Sau khi thấy chúng trở nên cứng cáp, cho chúng ăn thịt băm nhỏ. Mặc dù quan trọng chất đạm, vẫn không thể bỏ quên các chất khác.
Vitamin và khoáng chất đều rất cần thiết. Nếu cảm thấy không đủ khoáng chất, có thể dùng các loại thuốc để bổ sung. Đây là nguồn dinh dưỡng duy nhất của chó con. Tuy nhiên tránh để chó mẹ béo phì. Béo phì ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của chó. Di chứng tồn tại thường kéo dài rất lâu. Thế nên, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc đủ và đúng. Đủ dinh dưỡng và đúng liều lượng. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi nói về dinh dưỡng.
Lưu ý về chăm sóc chó con
Chó con khi mới sinh rất yếu ớt.
Khi cắt rốn cho chó, cần chú ý tránh cắt quá sâu hoặc quá dài. Tránh để phần rốn đó bị thối. Nếu bị thối chúng sẽ dễ bị nhiễm trùng. Chó con khi bị nhiễm trùng sẽ dễ mắc thêm những bệnh khác. Vậy nên cần chú ý khi cắt rốn và khử trùng.
Cho chó con bú sữa đầu của chó mẹ. Dù chó mẹ ít sữa nhưng cũng nên cho chúng bú. Sữa đầu gồm rất nhiều kháng thể và dinh dưỡng. Được bú sữa đầu sẽ làm giảm khả năng chết yểu của chúng. Vậy nên, sau khi cắt rốn lập tức đưa chó con về chỗ chó mẹ.
Khi làm tổ, tránh để quá nhiều chăn gối. Để quá nhiều chăn sẽ gây nguy hiểm cho chó con. Chó con có thể bị lạc vào trong chăn. Hoặc chúng bị chết ngạt. Hoặc chó mẹ sẽ vô tình giẫm hoặc nằm đè lên chó con do không nhìn thấy. Tránh tạo nên quá nhiều hốc quần áo để chó con chui vào.
Đôi khi chó mẹ không đủ sữa hoặc có quá nhiều con. Việc này sẽ dẫn đến vài chú cún sẽ bị đói. Chúng ta cần mua sữa để bổ sung chất dinh dưỡng. Cho chúng uống sữa ngoài nếu thật sự cần thiết. Vì các sữa ngoài không thể nhiều dinh dưỡng bằng sữa của chó mẹ.
Những điều lưu ý trên đây đều là tham khảo. Sieupet.com hi vọng bạn sẽ sử dụng thật linh hoạt những thông tin mà chúng tôi đưa ra. Chúc các bạn có một đàn chó thật khỏe mạnh và đáng yêu!
Tư Vấn Mua Bán & Chăm Sóc Chó Cảnh : 0838 336 888
Nguồn: https://sieupet.com/cho-de.html
Fivestar:
3.6
(
14
votes)