Chơi Cá Cảnh – Cá kiếm là gì? Kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc trong bể nuôi

Trong thế giới các loài cá cảnh, khi nhắc đến loại cá đẻ con (chứ không phải đẻ trứng) người ta sẽ nghĩ ngay đến cá kiếm – một loài cá khỏe mạnh, dễ nuôi, dễ sinh sản và nổi tiếng với cái đuôi hấp dẫn độc đáo.

Hiện nay, cá kiếm đang là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho người mới bắt đầu chơi cá cảnh. Để nuôi được loài cá này dễ dàng hơn, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc cũng như cách thiết lập bể sao cho phù hợp nhất nhé.

I. Cá kiếm là gì?

Cá kiếm còn có tên gọi khác là cá đuôi kiếm, cá hồng kiếm, cá hồng kim, … hay còn có tên tiếng Anh là Swordtails và tên khoa học là Xiphophorus helleri. Chúng là một loài cá nước ngọt thuộc bộ Cyprinodontiformes (bộ cá sóc) và phân họ Poeciliidae (họ cá khổng tước).

Xem thêm: Cách nuôi và chăm sóc cá vàng đuôi quạt (Fantail)

Cấp độ chăm sóc:
Dễ dàng
Tính cách:
Hiền lành
Mẫu màu:
Đa dạng
Tuổi thọ:
Lên đến 5 năm
Kích thước:
Lên tới 16.5 cm
Chế độ ăn:
Ăn tạp
Thuộc phân họ:
Poeciliidae
Kích thước bể tối thiểu:
60 lít nước
Thiết lập bể:
Nước ngọt với thực vật và không gian bơi lội
Tương thích:
Cộng đồng hòa bình

Loài cá này có nguồn gốc từ Bắc và Trung Mỹ, từ Mexico đến Honduras. Tại những khu vực này, chúng thường sống ở sông suối với rất nhiều thảm thực vật. Chúng cũng là loài cá có thể sống được trong nước lợ , vì vậy môi trường sống của chúng có thể được giữ ở độ mặn thấp.

Cá kiếm là loài cá đẻ con, có nghĩa là chúng giữ lại trứng bên trong cơ thể và sinh ra những con nhỏ chứ không đẻ ra trứng như những loài cá thông thường khác.

Chúng có liên quan chặt chẽ với [cá mún] hay còn gọi là cá hà lan (một trong những người bạn có thể sống chung) và thậm chí có thể lai với chúng. Việc lai tạo này đã tạo ra nhiều giống cá cảnh khác nhau.

Cá kiếm hiện nay rất phổ biến, bạn có thể sẽ tìm thấy chúng trong bất cứ cửa hàng thú cưng hay cá cảnh nào.

Xem thêm: Cách nuôi cá Phượng Hoàng: Cách cho ăn, chăm sóc và tạo bể nuôi

Khi ở trong bể cá của bạn chúng có thể sống tới 5 năm,  với môi trường sạch sẽ hơn chúng có thể sống lâu hơn.

Hành vi điển hình

Đây là một loài cá hòa bình và hoạt động rất tốt trong một cộng đồng cá nhỏ hòa bình khác . Bạn cũng có thể nuôi nhiều cá thể trong cùng một bể.

Chúng thích sống theo nhóm, con đực có thể thể hiện sự hung dữ với nhau, vì vậy khi nuôi bạn nên hạn chế con đực và tốt nhất là nên nuôi với  tỉ lệ 4 con cái trên 1 con đực.

Đôi lúc, cá kiếm sẽ trở nên rụt rè khi được nuôi với những con cá sôi nổi, lúc này chúng sẽ trốn tránh bằng cách ẩn nấp giữa các loài thực vật và đồ trang trí.

Xem thêm: Cách nuôi cá Thiên Thần: cho ăn, chăm sóc và nhân giống

Cá kiếm thích sinh sống ở tầng giữa của bể cá, ít khi chúng khám phá xuống phía dưới. Nếu được cung cấp đủ không gian bơi, chúng sẽ là thành viên một trong những thành viên tích cực nhất trong bể cá của bạn.

II. Đặc điểm của cá kiếm

Đặc điểm đầu tiên để nhận biết cá kiếm đó là vây đuôi của chúng. Cá kiếm được biết đến vì có một chiếc đuôi dài phía đằng sau vây, nhìn trông giống như một thanh kiếm, vì vậy chúng được đặt tên là cá kiếm.

Và điều đặc  biệt là chỉ có con đực mới có đuôi kiếm này, vì vậy thật dễ dàng để phân biệt giữa hai giới.

Cá kiếm có một cơ thể thon dài với mõm cùn. Cơ thể có màu ô liu trong suốt kết hợp với sọc màu đỏ, màu vàng hoặc nâu dọc theo đường bên. Vây lưng là một màu vàng-xanh trong kết hợp với một hoặc nhiều hàng chấm màu đỏ và đôi khi có đốm ở phần đuôi.

Xem thêm: Cách nuôi cá Mây Trắng, thức ăn, chăm sóc, sinh sản và tạo bể cá

Hiện nay cá kiếm có rất nhiều loại khác nhau, trong đó có 3 loại phổ biến nhất là:

  • Cá kiếm đỏ –  Toàn thân màu đỏ, vây màu hồng nhạt
  • Cá kiếm xanh – Lưng xanh thẫm, một vệt đỏ hoặc da cam kéo dài từ mang đến tận cùng vây đuôi, kiếm và hông có màu vàng hoặc xanh
  • Cá kiếm đen – toàn thân màu xanh đen, óng ánh xanh lá cây.

Thường thì màu sắc của những con cá kiếm sẽ nổi bật rõ rệt hơn khi sống trong một môi trường lành mạnh, không căng thẳng.

Con đực thường có kích thước khoảng 14cm, con cái thì lờn hơn 2 cm hoặc hơn.

III. Điều kiện sống và bể nuôi cá kiếm

Loài cá nước ngọt này sống tự nhiên ở các sông suối ở Bắc và Trung Mỹ. Ở những nơi này sẽ được bao quanh bởi dòng nước chảy nhiệt đới.

Xem thêm: Cách nuôi cá La Hán, thức ăn, nhân giống, chăm sóc trong bể cá

Lớp nền có rất nhiều thảm thực vật được trồng giữa đá và mảnh vụn. Đây cũng là nơi trú ẩn cho rất nhiều loài cá khác

Đôi khi cá kiềm còn được tìm thấy trong môi trường nước lợ nhưng điều này rất hiếm và thường thì những con cá kiếm sống trong môi trường nước lợ sẽ có tuổi thọ ít hơn những con sống ở môi trường nước ngọt.

Cá kiếm là loài rất khỏe mạnh, chỉ cần được nuôi trong môi trường phù hợp với môi trường sống nước ngọt nhiệt đới tự nhiên thì chúng sẽ sinh trưởng và phát triển rất dễ dàng.

Thiết lập bể nuôi cá kiếm

Lớp nền không phải là mối quan tâm lớn nhất khi bạn thiết lập bể cho cá kiếm vì chúng rất hiếm khi mạo hiểm xuống đáy bể.  Bạn có thể sử dụng chất nền cát nếu bạn muốn tái tạo môi trường sống của chúng thật gần gũi với môi trường tự nhiên.

Xem thêm: Cách nuôi cá vàng mắt lồi, thức ăn và tạo bể cá thế nào?

Đá và [gỗ bogwood] là sự lựa chọn lý tưởng khi thiết lập bể, chúng sẽ tạo cảm giác tự nhiên và tạo ra một số hang động và kẽ hở khiến những con cá của bạn thích thú.

Những loài [cây thủy sinh] cũng là một bổ sung quan trọng, vì những con cá này cần phải che giấu khi chúng cảm thấy căng thẳng. Bạn nên thiết lập chúng xung quanh bể nhưng phải đảm bảo để lại nhiều không gian bơi.

Những loại cây thủy sinh như: [ráy lá nhỏ], [dương xỉ Java] và [cỏ ngưu mao chiên] là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho bể cá kiếm của bạn.

Đối với điều kiện nước: Bạn nên duy trì độ pH ở mức 7 – 8,4, độ cứng thích hợp là 12-30 dGH và nhiệt độ nên nằm trong khoảng 18 – 28 độ C.

Xem thêm: Cách nuôi cá Koi đúng chuẩn, chúng ăn gì và sinh sản như thế nào?

Những thay đổi trong điều kiện nước  có thể gây ra vấn đề sức khỏe, vì vậy bạn hãy quản lý và duy trì chúng để tạo môi trường tốt nhất cho cá kiếm sinh sống.

Mặc dù trong tự nhiên chúng sống trong dòng nước chảy nhưng khi thiết lập bể bạn cũng không cần sử dụng máy bơm vì máy lọc bể cá có thể thực hiện điều này.

Cá kiếm thích hợp với những bể cá nào?

Mặc dù những cá kiếm không lớn nhưng chúng rất năng động và cần nhiều không gian bơi lội vì vậy mỗi con cá kiếm sẽ cần ít nhất 60 lít nước.

Vì chúng thích sống chung theo nhóm, theo bầy đần nên bạn cần thêm khoảng 20lít nước cho mỗi con cá được thêm vào để tạo không gian cho chúng được thoải mái.

Xem thêm: Cách nuôi cá Tetra – chăm sóc – thức ăn và sinh sản

IV. Đồng bọn của cá kiếm là ai?

Những con cá hiền lành, năng động như cá kiếm rất dễ để nuôi chung với các loài cá khác. Chúng là loài năng động nên sẽ thích thú với những người bạn trong bể có tính cách thụ động hơn.

Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những loài cá phù hợp khác với cá kiếm như: [cá sặc Moly],  cá Mai Quế, cá neon vua], [cá sặc gấm], …

Để cho bể cá của bạn phong phú hơn, bạn nên chọn thêm những loại cá thích hoạt động và sinh sống ở mức bể thấp hơn như: cá Pygmy Cory, [cá chạch rắn], [cá Otto], …

Nếu bạn là người yêu thích những động vật không xương sống, bạn có thể nuôi thêm nhứng loài như: [tôm thủy tinh] hoặc [ốc sên táo].

Xem thêm: Cá nóc lùn ăn gì? Cách nuôi, nhân giống, chăm sóc trong bể cá

Có nuôi cá kiếm cùng nhau được không?

Chắc chắn là được rồi. Chúng là loài cá rất hiền lành, lại thích sống theo nhóm nên nuôi cũng nhau là một sự lựa chọn lý tưởng.

Tuy nhiên, những con đực thường thể hiện sự hung dữ với nhau, vì vậy trong các bể nhỏ hơn 60 lít nước bạn chỉ nên nuôi 1 con đực.

Nếu bể của bạn lớn hơn 120 lít nước, bạn có thể nuôi nhiều con đực hơn nhưng để an toàn nhất bạn nên đảm bảo nuôi theo đúng tỉ lệ một con đực cho bốn con cái.

V. Cho cá kiếm ăn gì?

Cá kiếm là loài cá ăn tạp nên nó sẽ ăn hầu hết mọi thứ, vì vậy rất dễ dàng khi thiết kế một chế độ ăn uống phù hợp cho chúng.

Xem thêm: Cá nô lệ ăn gì? Cách nuôi, chăm sóc và nhân giống trong bể cá

Trong tự nhiên, chế độ ăn tạp của chúng sẽ bao gồm ấu trùng côn trùng, tảo và các thảm thực vật khác.

Còn khi nuôi trong bể, bạn có thể cung cấp cho chúng những loại thực phẩm khô chất lượng cao để chúng hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.

Với những con cá kiếm ở trong lứa tuổi vị thành niên, chúng cần rất nhiều protein. Điều này có nghĩa là thực phẩm sống hoặc đông lạnh như [giun máu], [trứng nước] và [tôm ngâm nước mặn] là những thức ăn quan trọng mà bạn cần bổ sung khi ăn theo chế độ thực phẩm khô.

Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm cho chúng một số loại rau xanh có sẵn ở nhà hoặc tảo để cung cấp chất xơ dễ tiêu hóa cho chúng.

Xem thêm: Cá chình nước ngọt có mấy loại? Đặc điểm, cách nuôi và cách chăm sóc

Nên cho cá kiếm của bạn ăn khoảng 2-3 lần một ngày với một lượng vừa đủ để chúng có thể hoàn thành trong vòng vài phút. Sau khi chúng ăn xong, bạn nên quan sát xem có còn thực phẩm nào còn sót lại không? Nếu có thì hãy vớt ra để chúng không bị phân hủy và làm ô nhiễm môi trường nước. 

Nếu bạn cho ăn đúng giờ, theo thói quen những con cá kiếm sẽ tự biết khi nào nên mong đợi thức ăn và trở nên năng động hơn vào những thời gian cho ăn.

VI. Hướng dẫn chăm sóc cá kiếm

Cá kiếm là một loài rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên với những người lần đây nuôi cá cảnh họ có thể mắc sai lầm. 

Điều đầu tiên bạn cần làm là phải duy trì một môi trường sống khỏe mạnh cho chúng, thường xuyên kiểm tra các thông số nước để có thể thay đổi kịp thời nếu có bất thường gì xảy ra. 

Xem thêm: Các loại cá vàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Bởi vì nếu nhiệt độ nước trong bể  giảm có thể sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch của cá, khiến chúng dễ mắc bệnh.

Chế độ ăn uống không lành mạnh, kém chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tật, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn cung cấp cho chúng một chế độ ăn uống đa dạng có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Nói chung là cá kiếm sống rất hòa bình, vì vậy bạn không cần phải lo lắng về chiến đấu và thương tích.

Hầu hết chúng đều rất khỏe mạnh và không dễ bị bệnh, tuy nhiên họ cũng không hoàn toàn miễn dịch. Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu của bệnh, điều mà bạn nên làm đó là hãy cách ly cá bị nhiễm bệnh trong bể cách ly để ngăn nó lây lan sang những con cá khác trong bể cá.

Xem thêm: Cá Betta là gì? Hướng dẫn cách nuôi và cách chăm sóc

Một trong những [bệnh thường gặp ở cá] đó là [bệnh Ich] hay còn gọi là bệnh đốm trắng. Bệnh này sẽ dẫn đến các đốm trắng trên cơ thể hoặc vây. Để xử lý nó, bạn nên tăng nhiệt độ lên 28 độ C và thêm 1 muỗng cà phê muối cho mỗi 8 lít nước.

Một bệnh tiềm năng khác là [nấm miệng] còn được gọi là cottonmouth, bệnh này gây ra do sự phát triển lông tơ quanh miệng và vây. Bệnh này có thể được điều trị bằng kháng sinh mua từ cửa hàng vật nuôi.

VII. Cách nhân giống cá kiếm

Cá kiếm đẻ con và sinh sản rất nhanh. Bạn nên chọn 2 con cái khoẻ mạnh và 1 con đực to khoẻ, cho chúng vào bể nuôi chung.

Có một vài điều bạn nên làm tăng khả năng sinh sản đó là: giữ môi trường trong bể thật sạch sẽ, tăng nhiệt độ lên khoảng 27 – 28 độ và cung cấp cho chúng một chế độ ăn uống thật lành mạnh bằng một loạt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein.

Khi đã sẵn sàng, con đực sẽ bơi cùng với con cái, thỉnh thoảng cắn chúng. Điều này có thể gây căng thẳng cho con cái , vì vậy cần có nhiều con cái trong bể hơn con đực.

Một khi con cái mang thai, bụng của nó sẽ sưng lên với một đốm đen tối ở vây hậu môn.

Sau khi cá cái đẻ con, bạn nên tách cá con vào bể sinh sản tránh trường hợp bố mẹ chúng có thể ăn chúng.

Cá con sẽ quá nhỏ để ăn thức ăn của những con cá trưởng thành, vì vậy nên mua một số thực phẩm chuyên dụng dành cho cá con.

VIII. Cá kiếm có phù hợp với bể cá của bạn không? 

Nếu bể cá của bạn là bể nước ngọt với các loài cá yên bình thì cá kiếm có thể sẽ là một bổ sung tuyệt vời. Chúng rất hợp với các loài khác nhưng sẽ nhanh chóng trở nên căng thẳng với những người bạn cùng bể hung dữ.

Biết cách giữ cho bể cá luôn sạch sẽ và duy trì các điều kiện ưa thích của chúng, bạn sẽ cảm thấy rất dễ dàng khi nuôi loài cá này.

Cá kiếm với nhiều màu sắc này là một sự lựa chọn hoàn hảo cho người mới bắt đầu và sẽ dẫn đến một khởi đầu thành công cho sở thích nuôi cá của bạn. Hy vọng với bài viết trên bạn đã có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong việc nuôi cá cảnh của mình. Chúc bạn thành công!

Rate this post

Viết một bình luận