Chơi Cá Cảnh – Cách nuôi cá vàng mắt lồi, thức ăn và tạo bể cá thế nào?

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một loài cá cảnh có tên cá vàng mắt lồi. Đây là một loài cá có ngoại hình và màu sắc độc đáo, rất thích hợp cho những dân chơi cá cảnh muốn tạo thêm sự mới mẻ cho bể cá của gia đình mình.

Đây là loài cá rất khỏe mạnh nếu như các bạn biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý, nên rất phù hợp cho những người mới chơi cá cảnh lần đầu.

Do đó, để biết thêm phương pháp chăm sóc, cách cho ăn và nuôi cá vàng mắt lồi tốt nhất thì mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

Xem thêm: Cách nuôi và chăm sóc cá vàng đuôi quạt (Fantail)

Trước tiên mời các bạn cùng xem qua các thông tin tóm tắt về loài cá này:

Mức độ chăm sóc:
Dễ dàng
Tính cách:
Ôn hòa
Màu sắc:
Đen
Tuổi thọ:
10 – 15 năm
Kích thước:
15-20 cm
Chế độ ăn:
Ăn tạp
Kích thước bể tối thiểu:
75L nước
Kiểu hồ cá:
Nước ngọt và Thực vật

I. Giới thiệu về cá vàng mắt lồi

Chúng thuộc loài cá vàng, có tên tiếng Anh là Black Moor Goldfish. Tuy nhiên chúng không thuộc loài cá vàng bình thường, mà chúng thuộc một nhóm cá Fancy Goldfish.

Mỗi loại cá Fancy Goldfish đều có những đặc điểm riêng biệt, và riêng đối với cá vàng mắt lồi thì điểm nhận dạng của chúng chính là đôi mắt lồi của chúng.

Loài cá này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được xem là thế hệ sau của cá chép và được nhân giống từ những năm 1700.

Xem thêm: Cách nuôi cá Phượng Hoàng: Cách cho ăn, chăm sóc và tạo bể nuôi

Tuổi thọ của ​​chúng rơi vào khoảng 10 – 15 năm, nhưng có thể kéo dài đến 20 năm cho một cá thể khỏe mạnh khi được nuôi trong một bể cá phù hợp.

1. Ngoại hình

Như tên gọi của chúng, cá vàng mắt lồi có đặc trưng đó là màu đen đậm, nhưng đôi khi một số con lại có các mảng màu cam trên khắp cơ thể.

Khi chúng còn nhỏ thường có màu sắc nhạt và dần trở nên tối màu hơn khi trưởng thành.

Đôi mắt của chúng chính là bộ phận đáng chú ý nhất trên cơ thể. Đôi mắt sẽ ngày càng lồi hơn khi trưởng thành và càng lúc mắt càng ‘lồi’ ra khỏi phần đầu. Tuy nhiên trớ trêu thay thị lực của chúng lại rất kém, mặc dù sở hữu đôi mắt to đến như vậy.

Xem thêm: Cách nuôi cá Thiên Thần: cho ăn, chăm sóc và nhân giống

Ngoài ra, một đặc điểm khác biệt là cơ thể tròn như quả trứng của chúng, đây chính là lý do chính khiến chúng bơi rất chậm.

Cá vàng mắt lồi có một bộ vây rất đẹp cùng với đôi mắt độc đáo. Vây lưng và vây ngực của chúng khá lớn, nhưng vây hậu môn và đuôi của chúng lại dài hơn.

Ngoài ra, con cá đực sẽ thường nhỏ hơn một chút so với con cái, tuy nhiên bằng mắt thường thì thật khó để nhận ra được điều này.

Chúng có thể đạt chiều dài từ 15- 20 cm, nhưng chúng còn có thể phát triển lớn hơn nếu được chăm sóc cẩn thận.

Xem thêm: Cách nuôi cá Mây Trắng, thức ăn, chăm sóc, sinh sản và tạo bể cá

2. Hành vi điển hình

Cá vàng mắt lồi là loài cá rất ôn hòa và khá nhút nhát, vì vậy chúng sẽ không hòa hợp được với những con cá có tính cách sôi nổi và tăng động.

Tốc độ bơi của chúng khá chậm, đó là một lý do khác khiến chúng cần được nuôi cùng với các loài cá hiền lành khác trong bể cá.

Hầu hết thời gian của chúng là bơi ở mực nước ở giữa bể cá và đôi khi chúng sẽ trốn và nấp vào một góc khi bị căng thẳng.

II. Môi trường sống và cách tạo bể nuôi cá vàng mắt lồi

Cá vàng được thuần hóa và nhân giống chọn lọc, vì vậy dường như chúng không thực sự có được môi trường sống tự nhiên của riêng mình.

Xem thêm: Cách nuôi cá La Hán, thức ăn, nhân giống, chăm sóc trong bể cá

Vì vậy, khi nói về môi trường sống tự nhiên của cá vàng mắt lồi, chúng cũng sẽ tương tự như môi trường sống của cá chép châu Á.

Cá chép châu Á thường sống trong vùng nước ngọt âm u khác nhau như sông, hồ, kênh và hồ chứa.

Đó là những nơi có dòng nước di chuyển chậm với cát hoặc bụi bẩn lót dưới đáy hồ. độ pH của nước sẽ tương đối trung tính và phạm vi nhiệt độ được trải rộng hơn. Lưu ý khi nuôi chúng trong bể cá, thì độ pH của nước phải nằm trong khoảng 6,5-7,5 và nhiệt độ duy trì trong khoảng 10 – 24 ° C.

Để nuôi cá vàng mắt lồi, bạn chỉ cần trang bị bộ lọc nước là đủ, ngoài ra bạn sẽ không cần phải thêm bất kỳ thiết bị nào khác.

Xem thêm: Cách nuôi cá Koi đúng chuẩn, chúng ăn gì và sinh sản như thế nào?

Còn về việc tạo bể nuôi, về phần trang trí thì bạn nên thêm một lớp cát hoặc sỏi vào đáy bể. Ngoài ra bạn nên đưa thêm vào một vài cây thực vật vào bể cá, điều này vừa tạo điểm nhấn cho hồ cá cũng như giúp làm sạch nước. Cá vàng mắt lồi đôi khi có thể nhấm nháp các loài cây này, tuy nhiên chúng sẽ có thể phục hồi một cách nhanh chóng.

Quan trọng nhất là loài cá này cần được nuôi trong bể cá có thể tích ít nhất là 75L nước. Với phần vây dài của chúng sẽ chiếm nhiều không gian bể cá hơn bạn tưởng đấy.

III. Nên nuôi cá vàng mắt lồi với những loài cá nào?

Cá vàng mắt lồi là loài cá ôn hòa, mong manh và bơi chậm, vì vậy bạn cần phải lựa chọn những loài cá có cùng những đặc điểm tương tự, điều này sẽ hạn chế tình trạng cá Vàng bị quấy rối và bắt nạt.

Do đó, bạn nên nuôi chúng cùng với các loại cá vàng khác như [cá vàng đầu lân], cùng với đó là các loài cá như cá Tetra, [Cá hồng đào], [cá ngựa], [cá thần tiên], [cá sặc lửa] và [cá thủy tinh].

Xem thêm: Cách nuôi cá Tetra – chăm sóc – thức ăn và sinh sản

Bên cạnh đó, nên tránh nuôi cùng với các loài cá hung hăng và sống theo lãnh thổ như [cá hoàng đế] và [cá rô phi].

Hầu hết các động vật không xương sống nhỏ đều ôn hòa, vì vậy bạn có thể nuôi chúng với loài cá này như: tôm và ốc sên.

Ngoài ra, vì giống Cá Vàng này rất ngoan ngoãn nên bạn có thể nuôi chúng theo bầy đàn mà không cần phải lo lắng gì nhiều.

IV. Cá vàng mắt lồi ăn gì?

Đây là loài cá ăn tạp nên chúng có thể tiêu thụ cả thịt và thực vật. Trong tự nhiên chúng sẽ ăn bất cứ thứ gì mà chúng có thể tìm thấy bao gồm côn trùng nhỏ, nòng nọc, ấu trùng và những mảnh nhỏ của thảm thực vật bị phá vỡ.

Xem thêm: Cá nóc lùn ăn gì? Cách nuôi, nhân giống, chăm sóc trong bể cá

Có rất nhiều thực phẩm phù hợp mà bạn có thể sử dụng như dùng các loại thực phẩm khô như viên thức ăn cho cá vì chúng có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra các loại thực phẩm đông lạnh và tươi sống cũng là những sự lựa chọn phù hợp.

Thỉnh thoảng bạn cũng nên cho chúng ăn ít rau xanh để giúp cho hệ tiêu hóa của chúng hoạt động tốt hơn chẳng hạn như: rau diếp, rau bina và bông cải xanh.

Nên cho cá vàng mắt lồi ăn hai lần một ngày, chỉ với một lượng thức ăn nhỏ là chúng có thể xử lý dễ dàng trong vài phút.

Lưu ý là nên cung cấp cho chúng một lượng nhỏ thức ăn thường xuyên sẽ giúp hệ thống tiêu hóa của chúng tốt hơn thay vì một lúc cho nhiều thức ăn.

Xem thêm: Cá nô lệ ăn gì? Cách nuôi, chăm sóc và nhân giống trong bể cá

V. Cách chăm sóc cá vàng mắt lồi

Như các bạn đã biết, do mắt của chúng rất to nhưng thị lực lại rất kém, nên chúng có thể dễ dàng bị tổn thương về mắt khi bơi vào các vật sắc nhọn.

Chúng có thân hình tròn trịa nhưng đôi mắt mỏng manh, do đó bạn nên hạn chế đựa vào trong bể các vật trơn và sắc nhọn để đảm bảo an toàn.

Chưa kể, với thân hình khá nhỏ bé như thế, thì tất cả các cơ quan bộ phận của cá sẽ dễ bị đè bẹp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến bàng quang bơi và các bệnh về da , chẳng hạn như các bệnh gây ra bởi ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Các triệu chứng sẽ thay đổi tùy theo bệnh, nhưng triệu chứng chung thường thấy đó là màu sắc trên các đốm bị thay đổi.

Để chữa trị các bệnh này, bạn chỉ cần ra các cửa hàng vật nuôi để mua thuốc điều trị là xong.

Xem thêm: Cá chình nước ngọt có mấy loại? Đặc điểm, cách nuôi và cách chăm sóc

Nếu khi bạn nhận thấy một con cá bị bệnh, thì hãy mau di chuyển chúng đến bể cách ly khác để ngăn ngừa bệnh sẽ lây lan sang các con cá khác trong bể..

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên làm sạch và giữ gìn bể chứa luôn được sạch sẽ cũng như tiến hành thay nước hàng tuần để duy trì nước sạch cho bể.

VI. Vấn đề sinh sản của cá vàng mắt lồi

Cá vàng mắt lồi có thể được nhân giống tại bể nuôi với các bí quyết như sau:

Trứng của loài cá này sẽ tương tự như cá vàng. Sinh sản được kích hoạt theo mùa, vì vậy điều kiện trong bể nuôi của bạn cần phải tái tạo nước suối thường xuyên để kích thích chúng sinh sản.

Xem thêm: Các loại cá vàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Nhiệt độ tăng là yếu tố quan trọng nhất thay đổi khi mùa xuân bắt đầu. Do đó bạn hãy dần dần tăng nhiệt độ của bể của bạn khoảng 3 ° F mỗi ngày.

Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ của bể cá vẫn nằm trong phạm vi được khuyến nghị là 24 ° C.

Một con đực sẽ bắt đầu tán tỉnh con cái trong một vài ngày trước khi chúng sinh sản. Sau khi sinh sản, chúng có thể đẻ tới hơn 10.000 quả trứng và đặt trên các bề mặt xung quanh bể cá.

Lưu ý là bạn nên tách cá ra khỏi đám trứng đó để tránh chúng ăn trứng. Sau đó trứng sẽ được nở ra trong một vài ngày.

Xem thêm: Cá Betta là gì? Hướng dẫn cách nuôi và cách chăm sóc

Khi cá con đã nở ra, bạn nên chúng ăn những loại thức ăn nhỏ chứa nhiều chất sắt và protein cho đến khi chúng đủ lớn để ăn theo chế độ ăn của cá trưởng thành (khoảng hai tháng tuổi).

Vậy là bài viết này đã giới thiệu đến các bạn về loài cá vàng mắt lồi cũng như cách chăm sóc và nuôi loài cá này sao cho phù hợp. Tất nhiên, bạn đừng quên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn nuôi bất kỳ loài cá nào để có thể nuôi chúng một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

Rate this post

Viết một bình luận