Chồn đó tuỳ từng nơi có các tên là chồn bạc má, chồn hôi, chồn heo. Loại chồn này đúng rất hôi (như tên gọi), thịt ăn không ngon lắm, thua chồn đèn (cầy), làm thịt phải lấy hết tuỷ sống mới khỏi hôi. Không biết có ai nuôi loại chồn này chưa, tôi nghĩ là nuôi được, vì đã từng nuôi. Cách đây khoảng hơn 20 năm tôi có bắt được 1 con, bỏ vào lồng sắt nuôi, cho ăn khoai lang luộc và cơm nó cũng ăn và sống bình thường. Nhưng sau đó nó cắn rách lưới và chuồn mất.
——–
Ngoài các tên nói trên nó còn được gọi là chồn khẹc, hay chồn khịt (hay khịt khịt mũi và kêu khẹc khẹc)… Mùi hôi do tuyến xạ (tương tự như chồn hương, nhưng nằm chìm như tuyến mồ hôi), vừa giúp chúng thể hiện, nhận nhau khi tìm đồng loại, bạn tình hay cảnh báo với con khác. Cũng là vũ khí khi bị con vật khác tấn công (như làm đánh lạc hướng nhận mùi của chó săn). Giống nhỏ con như chồn đèn (cầy), nhưng không nhanh nhẹn bằng chồn đèn. Trái với chồn đèn đi ăn ngày, loại này thường đi ăn đêm. Ở tự nhiên, chúng chủ yếu ăn động vật chết, thứ hôi thối (kể cả phân người đã khô), ăn chuột, côn trùn, giun, dế… (gần giống tập tính của chuột chù); ít khi bắt chim chóc, rắn để ăn và xuống đồng bắt gà như chồn đèn. Nếu bạn muốn nhậu nó, nhớ khi ra thịt phải lấy hết tuỷ sống, nếu không sẽ mất ngon. Còn nếu để nuôi thì như tôi đã nói rồi là nuôi được như nuôi chồn hương (cho ăn chuối, cơm, khoai, mì luộc…). Bản tính hoang dã nên lồng nuôi phải làm lưới tốt không là nó gặm bay luôn đó.
Vài điều biết về loại chồn bạn hỏi, trao đổi thêm cùng bạn.