Trong thời gian gần đây chùa Ba Vàng trở nên vô cùng nổi tiếng ở nước ta. Chùa Ba Vàng ở đâu? Chùa Ba Vàng thờ ai? Đi chùa Ba Vàng cầu gì? Chùa có đặc sản gì? Đi chùa bằng xe khách có được không,… là những thắc mắc thường gặp của rất nhiều du khách đang có dự định đi thăm vãn cảnh chùa. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Atrip.vn.
1.Chùa Ba Vàng ở đâu?
Một trong những điều du khách quan tâm nhất là chùa Ba Vàng ở đâu, thuộc tỉnh nào? Theo chúng tôi được biết thì ngôi chùa Ba Vàng này hiện đang tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đằng, chùa Ba Vàng còn có tên gọi khác là Bảo Quang Tự. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp, bên phải là dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống. Chính bởi lẽ đó chùa Ba Vàng không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn là một địa điểm tham quan rất nổi tiếng.
2.Lịch sử và kiến trúc chùa Ba Vàng
Theo nội dung khắc trên cây hương đá (thiên đài trụ) trước cửa chùa thì chùa xưa được xây dựng năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh nguyên niên (Vĩnh Thịnh năm đầu tiên) tức năm 1706. Như vậy ngôi chùa Ba Vàng Quảng Ninh này có lịch sử xây dựng khá sớm, cách đây hơn 300 năm. Căn cứ vào những dấu tích di vật khảo cổ còn lưu lại thì có thể ngôi chùa còn được xây dựng sớm hơn, tức vào thời Trần.
Do thời gian, cùng sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, chùa Ba Vàng đã trở thành phế tích. Năm 1988, chùa được trùng tu, tôn tạo lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì xây dựng lại. Các di vật của chùa xưa hầu như không còn, chỉ còn lại một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư và những viên tảng kê chân cột.
Bia đá chùa ba Vàng còn lưu dấu vị Thiền tổ khai sáng cho chùa là Đại Thiền Sư thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tên ngài là Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn – Tuệ Bích Phổ Giác.
Đến năm 2007, Đại đức Thích Trúc Thái Minh – đã được chính quyền và nhân dân địa phương thỉnh cầu về làm trụ trì chùa Ba Vàng.
Tháng 1/2011, để đáp ứng nhu cầu tu học của tăng ni, phật tử và hoằng dương Phật pháp ngôi chùa Ba Vàng một lần nữa được khởi công xây dựng với quy mô to lớn, khang trang.
Sau 3 năm xây dựng chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như: ngôi Đại Hùng Bảo Điện (4500m2), lầu Chuông (112m2), Lầu Trống (112m2), Hành Lang La Hán (200m2), Nhà Bảo Tàng (700m2), Thư Viện (700m2), Khu Nhà tăng (1600m2), Thiền Đường (960m2), Cổng Đá, Cổng Tam Quan Trung, Cổng Tam Quan Nội và một số công trình phụ.
Ngày 09/03/2014, chùa Ba Vàng tổ chức lễ khánh thành và nhận bằng kỷ lục “Ngôi chùa trên núi có Chính điện lớn nhất Đông Dương”.
Chùa mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Tòa “Đại Hùng Bảo Điện” (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng.
Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam Bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ cũng có kích thước lớn như tượng Tam Thế, Quan Âm, Ông Thiện, Ông Ác,… đều cao từ 2m trở lên. Trong đó pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.
Kế tiếp chùa chính là các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông,… được thiết kế hài hòa, liên hoàn, tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như Phật tử đến chùa lễ Phật.
Ngoài ra, trong chùa còn có một giếng nước cổ đã có từ rất lâu không bao giờ cạn. Theo sự tích chùa Ba Vàng được truyền từ đời này sang đời khác nếu ai uống nước lấy từ giếng này sẽ luôn khỏe mạnh và có thể chữa được bách bệnh. Cũng bởi vì vậy mà rất nhiều du khách, phật tử khi đến chùa đều muốn được uống nước tại giếng này.
3.Phương tiện thường dùng để đến chùa Ba Vàng
Để tới du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh bạn có thể đi theo hai cách đó là xe riêng hoặc ô tô khách:
Có khá nhiều cách để đi đến chùa Ba Vàng tuy nhiên, xe máy và ô tô là hai phương tiện phổ biến nhất. Nếu gia đình bạn có xe riêng thì sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định vị vị trí của chùa trên bản đồ là hoàn toàn có thể di chuyển tới được.
-
Di chuyển bằng ô tô: bạn có thể đi lễ
chùa Ba Vàng
bằng xe khách từ các bến xe ở Mỹ Đình, Lương Yên, Gia Lâm đều sẽ có tuyến tới
chùa Ba Vàng
. Lưu ý: bạn nên bắt các chuyến xe có biển Hà Nội – Quảng Ninh được treo ở mui xe, cũng như hỏi rõ ràng về giá vé, thời gian đến nơi. Tránh trường hợp các tài xế di chuyển lòng vòng bắt khách khiến cho chuyến du lịch tới
chùa Ba Vàng
của bạn bị gián đoạn. Giá vé trung bình dao động từ 95.000VNĐ – 110.000VNĐ/vé/người. Khi xe bạn đã tới được thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh thì bạn cần gọi một chiếc Taxi (chi phí chỉ dao động khoản 55.000VNĐ) khác để tiến thẳng vào chùa.
Di chuyển bằng xe máy: nếu bạn là người thích đi phượt cũng như không quá vướng bận về thời gian và muốn dừng lại để chụp ảnh, check-in tại một số địa điểm trên tuyến đường tới chùa Ba Vàng thì xe máy là sự lựa chọn số 1. Nếu bạn di chuyển từ trung tâm thành phố Hà Nội thì bạn cần đi về hướng cầu Chương Dương > đi qua Nguyễn Văn Cừ > sẽ tới thành phố Bắc Ninh > men theo quốc lộ 18 là sẽ tới chùa. Lưu ý: hãy trang bị các vật dụng cần thiết và kiểm tra lại xăm xe, thay dầu, bơm lốp, lắp đủ gương chiếu hậu hai bên và mang các giấy tờ xe cần thiết trước khi lên đường. Tránh trường hợp xe gặp trục trặc giữa đường không thể di chuyển.
4.Thời điểm lý tưởng du lịch chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng khai hội vào ngày 8/1 âm lịch hàng năm nên nếu bạn có thể đến thăm cảnh chùa trong thời gian này là hoàn hảo nhất. Nếu dịp đầu xuân bạn vướng mắc nhiều công việc và chưa sắp xếp được thời gian thì cũng không cần quá lo lắng. Ngày 9/9 âm lịch hàng năm cũng được xem là thời điểm thu hút rất nhiều Phật tử và du khách đến chùa tham dự Lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng. Đây được xem là ngày Tết đã có từ rất lâu theo văn hóa của người Việt còn có tên gọi khác là Tết Trùng Dương. Hiện nay có rất nhiều đơn vị lữ hành tổ chức tour Yên Tử – Chùa Ba Vàng một ngày, sẽ được tham quan tất cả các di tích, quý vị cũng có thể tham khảo.
Ngoài ra chùa Ba Vàng cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu theo từng tháng. Các bạn trẻ sẽ được nghe các thầy và sư trụ trì trong chùa Giảng Pháp giúp các bạn sớm hình thành nhân cách và một tâm hồn đẹp, một nền tảng tâm lý vững chắc hơn trong tương lai khi phải đối diện với những khó khăn. Đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
5.Chi phí tham quan chùa Ba Vàng
Tại chùa Ba Vàng các bạn không phải mất tiền mua vé vào tham quan, chùa mở cửa cho du khách ra vào tự do. Còn nếu các bạn muốn kết hợp cả du lịch chùa Ba Vàng lẫn chùa Yên Tử thì sẽ phải mất vé khi tham quan Yên Tử.
Khi lên chùa Yên Tử, đi cáp treo sẽ mất 280.000 đồng cho 2 tuyến khứ hồi đối với người lớn. Trẻ em thì mất 200.000 đồng cho vé khứ hồi. Còn các tăng ni, người già trên 70 tuổi, trẻ em cao dưới 1,2m và thương binh thì không mất vé.
6.Gợi ý lịch trình tham quan chùa Ba Vàng
Tùy theo mỗi người mà sẽ có cách sắp xếp lịch trình riêng. Nếu các bạn đi theo tour thì không cần lo lắng bởi công ty du lịch sẽ giúp các bạn sắp xếp. Còn nếu đi du lịch chùa Ba Vàng tự túc thì các bạn có thể tham khảo hành trình du lịch chùa Ba Vàng Yên Tử 2 ngày 1 đêm. Do chùa Yên Tử cũng nằm khá gần chùa Ba Vàng nên rất thuận tiện cho việc di chuyển. Bên cạnh đó chùa Yên Tử là một quần thể di tích vô cùng đẹp và nổi tiếng, hấp dẫn rất nhiều du khách. Các bạn có thể đi thăm chùa Ba Vàng trước sau đó thì qua chùa Yên Tử, cuối cùng là quay về.
7.Chùa Ba Vàng có đặc sản gì?
Chùa Ba Vàng Quảng Ninh có rất nhiều món đặc sản nổi tiếng được nhiều du khách ưa chuộng như:
-
Rượu Mơ Yên Tử: loại rượu này đã nổi tiếng từ rất lâu bởi vị ngọt thanh và thơm mát của rượu sau khi được ngâm với từng trái mơ. Chỉ cần nhấp môi thôi là nhớ nhau cả đời. Rượu mơ có tác dụng rất tốt đối với đường ruột giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa cũng như giải tỏa căng thẳng, lo âu. Điều trị hiệu quả chứng mất ngủ kinh niên. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng vừa phải không nên quá lạm dụng, mỗi bữa ăn chỉ nên uống 1-2 ly.
-
Con Ngán: đây được xem là một trong những loại đặc sản nổi tiếng chỉ có ở Quảng Ninh. Ngán thường được chế biến thành rất nhiều món như: nấu cháo, xào, hấp, nướng,… và đặc biệt ngán ngâm rượu là món đồ uống nổi tiếng không thua kém gì rượu mơ Yên Tử, nhiều người ví von đây là món rượu mà bất kỳ người đàn ông nào cũng nên thử một lần trong đời.
-
Chả Mực: về chả mực thì đây là món ăn tương đối phổ biến và thông dụng. Tuy nhiên, khác với các tỉnh thành khác trên cả nước, ở Quảng Ninh những miễn chả mực được làm từ những chú mực tươi ngon câu từ dưới biển. Đảm bảo được độ tươi ngon tuyệt đối cùng phong cách ướp gia vị chỉ có ở người Quảng Ninh đã tạo cho món ăn có sự riêng biệt so với các vùng miền khác. Khi ăn chả mực bạn nên kết hợp với một chút bia và có thể dùng kèm với một chút xôi trắng sẽ rất tuyệt vời. Những hạt xôi mềm dẻo kết hợp với những miễn chả mực giòn dai, thơm béo sẽ hớp hồn bất kỳ du khách nào.
-
Bánh gật gù: là đặc sản của Tiên Yên nhìn thoáng qua nhiều người sẽ nhầm lẫn với bánh cuốn. Tuy nhiên lại không phải vậy, bánh được tráng mỏng như bánh cuốn nhưng khi ăn hương vị lại giống phở nhưng độ dai lại cao hơn rất nhiều do người nghệ nhân làm bánh đã pha trộn thêm một chút cơm nguội vào trong quá trình xay bột. Bạn nên ăn loại bánh này khi còn nóng để cảm nhận đầy đủ vị ngon của loại bánh này.
-
Sá Sùng: Sá Sùng còn có tên gọi khác là sâu biển, giun biển là một trong những loại hải sản nổi tiếng thường gặp ở tỉnh Vân Đồn, Quảng Ninh. Sá Sùng có giá trị kinh tế rất cao thường được dùng làm thuốc hoặc thức ăn. Có thể kết hợp trong các món xào, rang hay nấu canh. Đặc biệt món Sá Sùng khô được du khách ưa chuộng hơn cả và có thể dễ dàng vận chuyển và mua về làm quà biếu.
-
Gà Đồi Tiên Yên: là gà có nguồn gốc từ huyện Tiên Yên. Đây là đặc sản nổi tiếng bậc nhất tại Quảng Ninh, từ lâu đã gắn liền với các câu ngạn ngữ “Lợn Móng Cái – Gái Đầm Hà – Gà Tiên Yên”. Gà thương phẩm có chất lượng rất cao do được chăn nuôi tự nhiên 100% nên thịt gà vô cùng thơm ngon, da giòn, sau khi luộc da gà có màu vàng bóng nhãy.
-
Nem chua, nem chạo: nem tại đây nổi tiếng không kém nem Thanh Hóa. Nem được làm từ bì lợn ngon thái nhỏ, còn thính thì làm từ giá đỗ hoặc gạo rang. Ngoài ra người ta còn cho cả đậu phộng rang chín, giã nhuyễn trộn cùng.
8.Đi chùa Ba Vàng ăn ở đâu?
Du khách nên chuẩn bị trước một số đồ ăn nhẹ để ăn trên xe hoặc dọc đường tới chùa hoặc có thể ăn ở một số hàng quán xung quanh chùa. Trước khi ăn nên tham khảo giá thật kỹ tránh để xảy ra những xung đột không đáng có ở nơi cổng chùa. Ngoài ra, đi lễ chùa quý Phật tử tốt nhất là nên sử dụng các món ăn chay, hạn chế sử dụng các thức ăn mặn.
9.Cần chuẩn bị những gì khi lên chùa Ba Vàng
-
Khi lên
chùa Ba Vàng
hay bất cứ ngôi chùa nào các bạn cũng nên ăn mặc kín đáo, đơn giản, lịch sự. Nếu ăn mặc không phù hợp các bạn sẽ bị ban quản lý nhắc nhở và không cho vào chùa.
-
Thay vì đi giày cao gót các bạn nên đi giày bệt hoặc là giày thể thao cho thoải mái, tránh bị đau chân và cũng an toàn khi đi lại.
-
Mang theo tiền lẻ khi đi chùa để thuận tiện cho việc làm lễ.