Dùng quả sung chữa viêm họng – Nghe rất lạ nhưng thực tế đây mẹo chữa viêm họng rất hiệu quả, đã được ông cha ta sử dụng từ xa xưa. Đặc biệt phương pháp dân gian này có thể thực hiện ngay tại nhà với nguồn nguyên liệu sẵn có, dễ tìm, áp dụng mạng lại hiệu quả cao và rất an toàn.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu cách sử dụng quả sung chữa viêm họng sao cho hiệu quả nhất nhé!
Vì sao chữa viêm họng bằng quả sung hiệu quả?
Nhiều người còn xa lạ về Quả sung chữa viêm họng rất tốt
Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, quả sung có chứa glucose, quinic acid, oxalic acid,…, các nguyên tố vi lượng như canxi, kali, photpho, và một số vitamin C, B1,… rất tốt cho sức khỏe. Các hợp chất này, có thể trị viêm họng, làm dịu nhanh cảm giác kích ứng và tình trạng sưng viêm.
Trong y học cổ truyền gọi quả sung với tên khác như: ánh nhật quả, nãi tiên quả, vô hoa quả, thiên sinh tử, mật quả, phẩm tương quả, văn tiên quả,… có vị ngọt, tính bình, công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, tiêu thũng giải độc. Quả sung là vị thuốc thường dùng phổ biến chữa các bệnh như: viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, viêm họng, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp,…
Dùng quả sung chữa viêm họng là bài thuốc thường được dân gian lưu truyền từ xa xưa. Bài thuốc giúp giảm nhanh chứng đau rát họng do viêm hiệu quả, người bị viêm đau họng không thể bỏ qua.
Chế biến bài thuốc từ “Quả sung: chữa viêm họng hiệu quả nhất?
1. Ngậm bột sung khô chữa viêm họng
Chuẩn bị:
– Sung tươi: 10 trái
– Lọ thủy tin có nắp: 1 chiếc
Cách thực hiện:
– Sung tươi đem rửa sạch rồi đem phơi khô sau đó đem đi tán nhuyễn thành dạng bột.
– Bột sung đem cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
– Mỗi lần sử dụng ngậm một chút bột sung sâu trong miệng rồi nuốt từ từ. Sau mỗi 1-2 tiếng lại ngậm 1 lần.
Áp dụng liên tục trong vòng 1 tuần sẽ đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng bệnh viêm họng.
2. Chữa viêm họng bằng quả sung tươi
Chuẩn bị:
– Sung tươi: 10 trái.
– Đường phèn: 20 gram.
– Nước lọc: 1 lít
Cách thực hiện:
– Sung tươi đem rửa sạch rồi để ráo nước sau đó thái lát mỏng.
– Cho sung, nước lọc cùng đường phèn vào nồi đun sôi nhỏ lửa cho đến khi thấy hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.
– Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh, đậy nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
– Mỗi lần sử dụng ngậm 1 thìa cafe hỗn hợp trong miệng rồi nuốt từ từ, thực hiện 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
Áp dụng liên tục 5-7 ngày giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.
3. Ăn cháo sung
Cách thực hiện:
– Lấy sung tươi đem rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ.
– Đem sung tươi nấu cùng khoảng 100 gram gạo thành cháo.
– Mỗi ngày người bệnh ăn 2-3 lần, có thể thêm đường phèn hoặc nho khô cho dễ ăn.
Phương pháp này có thể áp dụng điều trị bệnh viêm họng, hen suyễn, ho có đờm do viêm họng cho cả trẻ nhỏ.
Cũng cần lưu ý khi: Chữa viêm họng bằng quả sung
Trái sung rất lành tính và mang nhiều dưỡng chất cùng công dụng điều trị bệnh viêm họng hiệu quả tuy nhiên người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều dưới đây:
– Phương pháp này chỉ phù hợp điều trị cho người mới chớm mắc bệnh viêm họng, không điều trị được cho người đã bị bệnh ở thể nặng hoặc bị viêm họng mạn tính.
– Ai đó đang mắc bệnh về thận và túi mật thì không nên lựa chọn cách chữa bệnh viêm họng bằng quả sung vì có thể khiến cho bệnh về thận và mật trở nên nặng hơn.
– Vitamin K chứa trong trái sung có tác dụng làm đông máu vì vậy nếu như người bệnh đang bằng thuốc chống đông máu thì tốt nhất không nên sử dụng sung trong giai đoạn này.
– Không nên tự ý kết hợp sử dụng trái sung cùng với các loại thuốc tân dược nếu chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ vì có thể gây ngộ độc hoặc phản ứng gây hại cho sức khỏe.
– Nếu bạn có tiền sử dị ứng mủ cây cao su thì có khả năng sẽ dị ứng với quả sung vì vậy nên lựa chọn phương pháp điều trị viêm họng khác phù hợp hơn với sức khỏe của mình.
– Mặc dù quả sung có công dụng nhuận tràng tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng ăn quá nhiều sung mỗi ngày vì có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng hoặc làm loãng máu.
– Bên cạnh đó khi đang điều trị bệnh viêm họng cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lí, không ăn đồ cay nóng hoặc uống rượu bia và không sử dụng đồ uống đá lạnh.
Tùy vào thể trạng cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh mà khi hiệu quả điều trị có thế khác nhau. Tuy nhiên nếu sau 5-7 ngày áp dụng phương pháp mà không thấy tình trạng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp hơn.