Hỏi: Tôi đã rất hài lòng với bản dịch mới của Kinh Tin Kính các Tông Đồ, vốn đã trở thành cách nào đó chính thức dưới thời của ĐTC Gioan Phaolô II. Tại sao nó bị gỡ bỏ trong bản dịch tiếng Anh mới của Sách Lễ Rôma (ấn bản châu Phi)? Đây là những gì tôi nhớ lại bản dịch mới, mà tôi thích rất nhiều vì sự đơn giản của nó: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi. Người xuống thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, sinh bởi Bà Maria đồng trinh. Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác. Xuống ở nơi kẻ chết. Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại. Lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen”. Tôi nhớ một số giải thích về các thay đổi so với phiên bản cũ hơn: ‘xuống thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần’, ‘xuống ở nơi kẻ chết’, vv.. Xin vui lòng sửa cho tôi nếu tôi sai. Tôi thích bản dịch mới hơn bản cũ. Tại sao chúng ta lại quay trở lại để nói đến “ngục tổ tông”, nếu nhiều người cần nhiều giải thích của “ngục tổ tông” có nghĩa là trong bối cảnh này? – A.D., Nairobi, Kenya
Đáp: Bản văn của Kinh Tin Kính các Tông Đồ được tìm thấy trong bản dịch mới của Sách lễ như sau:
“Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh. Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác. Xuống ngục tổ tông. Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại. Lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen”.
Trước khi giải quyết vấn đề bản dịch, tôi nghĩ thật nên bình luận về sự thay đổi trong các chữ đỏ, vốn liên quan đến việc sử dụng của Kinh Tin Kính các Tông Đồ trong phụng vụ của Thánh Lễ.
Trước khi xuất bản Sách lễ mới Latinh vào năm 2001, Kinh Tin kính các Tông Đồ ít được sử dụng cho Thánh Lễ. Chữ đỏ cho phép sử dụng Kinh này trong Thánh Lễ dành cho trẻ em. Trong một số nước, các Hội đồng Giám mục đã xin phép và được phép sử dụng Kinh này trong các dịp khác. Thật vậy, như một hệ quả, trong một số trường hợp, việc sử dụng Kinh Tin kính Nicea-Constantinopoli gần như biến mất.
Ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma đã cho phép sử dụng Kinh Tin Kính các Tông Đồ trong một số trường hợp. Chữ đỏ hiện nay nói: “Thay vì Kinh Tin kính Nicea-Constantinopoli, đặc biệt là trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, Kinh Tuyên xưng Đức tin của Giáo Hội Rôma, được gọi là Kinh Tin Kính các Tông Đồ, có thể được sử dụng”.
Việc sử dụng mở rộng này có lẽ là một lý do tại sao cần một bản dịch mới hơn và chính xác hơn.
Độc giả của chúng tôi nói rằng ông thích phiên bản cũ và đặc biệt xem sự trở lại của cụm từ “xuống ngục tổ tông” là thích hợp hơn so với cụm từ “xuống ở nơi kẻ chết”, do sự cần có sự giải thích của từ ngữ.
Tôi cho rằng có lẽ sự cần thiết cho một lời giải thích là lý do tại sao bản dịch cần phải chính xác và thực sự cung cấp một cơ hội, để minh họa cho sự phong phú của giáo huấn Công Giáo.
Điều này có thể được nhìn thấy trong bản dịch tiếng Anh của Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Trong đoạn 197, Sách Giáo Lý cung cấp bản dịch được độc giả của chúng tôi ưa thích và đã được sử dụng trong phụng vụ của Thánh Lễ dành cho trẻ em tại thời điểm xuất bản.
Tuy nhiên, khi trong các đoạn 631-636, Sách Giáo Lý Giáo Hội Công giáo giải thích đoạn trên, Sách bỏ qua bản dịch phụng vụ và dịch Kinh Tin kính theo nghĩa đen: “Chúa xuống ngục tổ tông”; mời đọc (Bản dịch tiếng Việt của nhóm dịch thuật Sài Gòn năm 1993):
631 “Ðức Giê-su đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới đất. Ðấng đã xuống, cũng chính là Ðấng đã lên” (Ep 4, 9-10). Kinh Tin Kính các tông đồ tuyên xưng, trong cùng một tín điều, việc Ðức Ki-tô xuống ngục tổ tông và việc ngày thứ ba Người bởi trong kẻ chết mà sống lại. Vì trong cuộc Vượt Qua của Người, chính từ trong lòng cái chết mà Người làm vọt lên sự sống:
Ðức Ki-tô, Con yêu quí của Cha, Ðấng đã từ cõi chết sống lại, đem ánh sáng thanh bình chiếu soi muôn dân. Người là Ðấng hằng sống hiển trị muôn đời. A-men (MR. Sách lễ: bài công bố Tin Mừng Phục Sinh-đêm vọng P. S).
632 Nhiều đoạn Tân Ước khẳng định Ðức Giê-su “chỗi dậy từ cõi chết” (Cv 3, 15; Rm 8, 11; 1Cr 15, 20), tức là, trước khi sống lại, Người đã ở nơi kẻ chết (x. Dt 13, 20). Khi rao giảng việc Ðức Giê-su xuống ngục tổ tông, các tông đồ muốn nói là: Ðức Giê-su đã chết như mọi người, và linh hồn Người xuống cõi âm, nhưng xuống với tư cách là Ðấng Cứu Ðộ, để loan báo Tin Mừng cho các vong linh bị giam cầm nơi đó (x. 1Pr 3, 18-19).
633 (1033) Kinh Thánh gọi nơi trú ngụ của các vong linh là âm phủ (Shéo1) hoặc âm ty (Hadés) (x. Pl 2, 10: Cv 2, 24; Kh 1, 18; Ep 4, 9). Trước khi Ðấng cứu chuộc đến, mọi người đã chết, dù lành haydữ (x. Tv 89, 49; Is 28, 19; Ed 32, 17-32), đều phải vào chốn này. Ở đó, họ không được nhìn thấy Thiên Chúa (x. Tv 6, 6;88, 11-13) và đang chờ đợi Ðấng Cứu Chuộc. Số phận của họ không giống hệt nhau, như Ðức Giê-su cho thấy qua dụ ngôn La-da-rô nghèo khổ được rước vào “lòng Áp-ra-ham” (x. Lc. 16, 22-26). “Khi xuống ngục tổ tông, Ðức Giê-su giải thoát chính những tâm hồn lành thánh “trong lòng Áp-ra-ham” ấy đang chờ đợi Ðấng giải thoát” (x . Giáo lý Rôma l. 6, 9). Ðức Giê-su xuống ngục tổ tông không phải để giải thoát những kẻ bị án phạt đời đời hoặc để phá hủy địa ngục đọa đày (x. DS 1011;1077), nhưng để giải thoát những người công chính đã chết trước khi Người đến (x. Cđ Tô-1ê-đô IV năm 625: DS 485; Mt 27, 52-53).
634 (605) “Tin Mừng cũng được loan báo cho cả kẻ chết… ” (1Pr 4, 6). Việc Ðức Giê-su xuống ngục tổ tông hoàn tất cách sung mãn việc rao giảng Tin Mừng cứu độ. Ðây là chặng cuối cùng trong sứ mạng Mê-si-a của Ðức Giê-su, tuy diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao là công cuộc cứu độ được mở rộng cho mọi người thuộc mọi thời và mọi nơi. Như vậy, tất cả những kẻ được cứu độ đều do Ðức Ki-tô.
635 Như thế Ðức Ki-tô đã xuống âm phủ (x. Mt 12, 40; Rm 10, 7; Ep 4, 9) để “kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa và ai nghe thì được sống” (Ga 5, 25). Ðức Giê-su, “Ðấng khơi nguồn sự sống” (Cv 3, 15), đã “nhờ cái chết của Người, tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ” (Dt 2, 14, 15). Từ nay, Ðức Ki-tô Phục Sinh “nắm giữ chìa khóa của sự chết và âm phủ” (Kh 1, 18) và “khi vừa nghe Danh Thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Pl 2, 10):
Hôm nay mặt đất hoàn toàn thinh lặng, hoàn toàn thinh lặng và hoàn toàn cô quạnh. Hoàn toàn thinh lặng vì Ðức Vua an giấc. Trái đất run rẩy rồi yên tĩnh lại, vì Thiên Chúa đang ngủ trong xác phàm và Người đi đánh thức những kẻ đang ngủ từ bao đời … Người đi tìm nguyên tổ A-đam như tìm con chiên lạc. Người muốn thăm viếng tất cả những ai đang ngồi trong tối tăm và trong bóng sự chết. Vừa là Thiên Chúa, vừa là con cháu của nguyên tổ, Người đi giải thoát A-đam và E-và đang đau khổ trong gông cùm xiềng xích … “Ta là Chúa của ngươi, nhưng vì ngươi, Ta đã trở thành con của ngươi. Hỡi người ngủ mê, hãy chổi dậy ! vì Ta dựng nên ngươi không phải để cho ngươi ở lại đây trong gông cùm âm phủ. Hãy chỗi dậy từ cõi chết, vì Ta là sự sống của những kẻ đã chết (Bài giảng cổ vào thứ bảy tuần thánh)”.
Như vậy, trong khi khái niệm của “Người xuống ở nơi kẻ chết” là dễ dàng hơn, nó lại mất sự tương phản giữa “xuống ngục tổ tông” và “lên trời”, cũng như các nền tảng Kinh thánh của Kinh Tin Kính các Tông Đồ.
Phụng vụ sẽ luôn luôn đòi hỏi một số trung gian và giải thích, để các tín hữu có thể nắm bắt đầy đủ sự phong phú của nó.
Nguyễn Trọng Đa
Zenit 26.6.2012